Giảm quảng cáo, tăng thời lượng phát sóng về kỳ họp QH
Đài THVN nhận được ý kiến: "Đề nghị trong thời gian họp Quốc hội, Đài truyền hình Việt Nam giảm thời gian quảng cáo và tăng thời lượng phát sóng đưa tin về kỳ họp này"...
Giảm thời gian quảng cáo và tăng thời lượng phát sóng đưa tin về kỳ họp QH |
Cử tri các tỉnh Gia Lai, Hà Giang:
“Cử tri đề nghị tăng thời gian truyền hình trực tiếp các kỳ họp Quốc hội và chương trình thời sự buổi tối. Đề nghị trong thời gian họp Quốc hội Đài truyền hình Việt Nam giảm thời gian quảng cáo và tăng thời lượng phát sóng đưa tin về kỳ họp, nên phát lại nhiều lần các phiên họp chất vấn của Quốc hội trên truyền hình, đài TNVN vào buổi trưa, tối để nhân dân theo dõi.”.Trả lời:
Trong thời gian họp Quốc hội, Đài Truyền hình Việt Nam đã tăng thời lượng bản tin thời sự 19 giờ hàng ngày để phản ánh nội dung các phiên họp. Ngoài ra trong các chương trình trong ngày, Đài đã cập nhật thường xuyên các hoạt động của kỳ họp.
Để tăng thêm thông tin về các kỳ họp Quốc hội, ngoài các chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam, đề nghị cử tri yêu cầu đài phát thanh truyền hình địa phương tăng cường chuyển tiếp các bản tin của Đài Truyền hình Việt Nam trong thời gian Quốc hội họp.
Cử tri tỉnh Tây Ninh: “Đề nghị có chỉ đạo các cơ quan phát thanh, truyền hình trong cả nước giảm bớt chương trình quảng cáo, tăng thời gian phát sóng chương trình có chuyển tải chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước hoặc xây dựng chương trình quảng cáo riêng trên kênh nhất định nào đó.”.
Trả lời: Các kênh chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam từ VTV1 đến VTV5 đều có nội dung chủ đạo và tôn chỉ mục đích là tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Riêng kênh VTV2 hầu như không có quản cáo mà dành phục vụ phổ biến kiến thức và dạy học từ xa. Ngoài ra ngay cả kênh giải trí VTV3 cũng lồng ghép các chương trình tuyên truyền và phổ biến, giáo dục pháp luật.
Việc xây dựng riêng một kênh quảng cáo trong thời điểm hiện nay là không thực tế vì nhiều lý do. Các chương trình quảng cáo nói chung thường phải gắn vào các chương trình thu hút người xem như các chương trình giải trí. Hiện nay, hầu hết các chương trình giải trí (phim truyện, thể thao) hiện phát sóng trên truyền hình đều phải trả tiền bản quyền rất cao cần được bù đắp bằng quảng cáo. Hơn nữa, một số chương trình, do sự liên kết giữa các nhà làm phim với các nhà quảng cáo nên các đài truyền hình chỉ có thể có được nhờ các công ty quảng cáo cung cấp.
Trong kế hoạch tới, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ xây dựng một kênh (trước mắt là truyền hình cáp) chuyên về tư vấn tiêu dùng, quảng cáo và bán hàng. Tuy nhiên, quảng cáo trên truyền hình trong giai đoạn này vẫn là nguồn thu chủ yếu đảm bảo chi phí thường xuyên của các đài truyền hình và còn là nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Cử tri thành phố Đà Nẵng, Quảng Trị: “Đề nghị Đài Truyền hình Việt Nam sắp xếp thời gian hợp lý phát sóng các bộ phim về lịch sử giải phóng dân tộc (phim tài liệu Việt Nam hoặc phim Việt Nam cuộc chiến 10.000 ngày) nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn”.
Trả lời:
Cử tri tỉnh Cao Bằng: “Đề nghị Nhà nước tiếp tục đầu tư mở rộng việc xây dựng các trạm tiếp sóng truyền hình ở các địa bàn miền núi, vùng xa, vùng lõm để nhân dân được theo dõi thường xuyên các chương trình truyền hình của Trung ương và địa phương”.
Trả lời:
Đài Truyền hình Việt Nam đã triển khai mạnh phương thức phát sóng trực tiếp đến từng nhà (DTH) trên phạm vi cả nước. Đây là một bước đột phát về truyền dẫn phát sóng nhằm đưa truyền hình chất lượng cao, nhiều kênh phục vụ nhân dân, đặc biệt là giải quyết được một cách cơ bản việc đưa truyền hình đến vùng sâu, vùng xa của đất nước, tạo điều kiện sớm đạt mục tiêu 100% số hộ gia đình Việt Nam xem được truyền hình. Trong những năm tới, Đài Truyền hình Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, triển khai phương án cung cấp thiết bị thu xem giá rẻ để các hộ nghèo có thể tự mua được nhằm giải quyết nhanh tỷ lệ người dân chưa được xem truyền hình.
ĐÀI TIẾNG NÓI VN
Công văn số 666 ngày 30/9/2005 của Đài Tiếng nói Việt Nam phúc đáp công văn số 207/BDN ngày 17/8/2005 của Ban Dân nguyện - Uỷ ban thường vụ quốc hội về việc chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri Sóc Trăng. Nội dung như sau:
“Đề nghị Đài Tiếng nói Việt Nam tăng thời lượng phát sóng chương trình Câu lạc bộ Người cao tuổi, hiện nay thời gian phát sóng của chương trình này chỉ có 15 phút là quá ngắn, cử tri đề nghị tăng thêm thời gian phát sóng lên 5 – 10 phút nữa.”
Trả lời:
Ngoài chương trình Câu lạc bộ Người cao tuổi, nội dung tuyên truyền về người cao tuổi còn được nhiều chương trình phát thanh khác thuộc Hệ Thời sự- Chính trị tổng hợp, các chương trình phát thanh tiếng dân tộc, các chương trình của Ban Đối ngoại và Báo Tiếng nói Việt Nam đề cập.
Thời lượng 15 phút của Chương trình Câu lạc bộ Người cao tuổi tương đương với thời lượng của các chương trình dành cho các đối tượng khác như Chương trình Phụ nữ, chương trình Cựu chiến binh....và còn phù hợp với sự sắp xếp của toàn bộ hệ thống các chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam.
- VietNamNet
Quý vị có hài lòng với nội dung trả lời trên?