,
221
1841
Hồ sơ
hoso
/chinhtri/hoso/
737596
135 kết thúc khi điện, đường, trường trạm vẫn khó khăn?
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
,

135 kết thúc khi điện, đường, trường trạm vẫn khó khăn?

Cập nhật lúc 14:53, Thứ Hai, 28/11/2005 (GMT+7)
,

Cử tri băn khăn chương trình 135 sẽ kết thúc vào năm 2005, trong khi còn nhiều xã chưa đủ điện, đường, trường trạm và vẫn khó khăn. Uỷ ban Dân tộc của QH đã có trả lời.

Soạn: AM 632748 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã  đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi (CT135) sẽ được tiếp tục thực hiện giai đoạn 2006 – 2010.

Cử tri các tỉnh Bắc Giang, Gia Lai, Phú Yên, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Nghệ An, Tây Ninh, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Sơn La, Sóc Trăng, Yên Bái: “Chương trình135 của Chính phủ đã tạo ra cho các xã vùng sâu, vùng xa bước phát triển mới về kiểm tra xã hội. Đời sống của nhân dân ở những nơi thực hiện chương trình 135 đã khá hơn, giao thông thuận tiện, có điều kiện khám chữa bệnh. Song cử tri cũng băn khăn là chương trình 135 sẽ kết thúc vào năm 2005, trong khi còn nhiều xã chưa đủ điện, đường, trường trạm và vẫn khó khăn. Do đó cử tri đề nghị Chính phủ tổng kết đánh giá hiệu quả của chương trình 135 và cho tiếp tục thực hiện chương trình này đối với những xã chưa có đủ điện, đường, trường, trạm, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội vùng sâu, vùng xa”.

Trả lời: 1. Sau 7 năm thực hiện (1999 – 2005), CT 135 đã đạt đ­ược các mục tiêu quan trọng về phát triển kinh tế xã hội, bộ mặt nông thôn miền núi đã thay đổi căn bản, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng đã được cải thiện rõ rệt, bước đầu đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống, thúc đẩy nền kinh tế nhiều thành phần từng bước phát triển, khoảng cách đói nghèo đã được thu hẹp giữa các vùng; trình độ dân trí đã được nâng lên... dự kiến sẽ có trên 800 xã đã thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.. Kết quả Chương trình 135 thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng, miền núi, vùng sâu và vùng xa.

Hiện nay, UBDT- Cơ quan Thường trực Chương trình 135 đang tiến hành điều tra, khảo sát đánh giá hiệu quả đầu tư­ của Chương trình 135, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và các địa phương chuẩn bị tổng kết 7 năm (1999 - 2005) vào cuối năm 2005.

2. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng cơ chế, chính sách và các giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa. Uỷ ban Dân tộc đã phối hợp với các Bộ, ngành, các tỉnh tổ chức xây dựng Đề án Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2006 - 2010 (gọi tắt là Chương trình 135 giai đoạn II), hiện nay Văn kiện của Chương trình135 giai đoạn II đã được Thủ t­ướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ thông qua. Uỷ ban Dân tộc đang hoàn tất các thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ để báo cáo Quốc hội.

Như vậy, Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã  đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi (CT135) sẽ được tiếp tục thực hiện giai đoạn 2006 – 2010 ( Chương trình 135 giai đoạn II). Nhằm tiếp tục hỗ trợ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, đào tạo cán bộ và nâng cao dân trí cho các xã và các thôn bản ĐBKK. 

Cử tri tỉnh Cà Mau: “ Cử tri tiếp tục kiến nghị Nhà nước, Chính phủ, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đặc biệt quan tâm đầu tư đúng mức cho vùng đồng bào dân tộc Khmer, như hỗ trợ kinh phí xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, nhà ở, đất ở, điện sinh hoạt vì vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống đều rất nghèo, cuộc sống rất khó khăn”.

Trả lời: Quyết định 134/QĐ-TTg ngày ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn đang được triển khai thực hiện tại các địa phương. Tỉnh Cà Mau được ngân sách TW cấp 3 tỷ đồng để thực hiện Quyết định này trong năm 2005. Nhưng cho đến nay Uỷ ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan chưa nhận được đề án thực hiện Quyết định 134 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Cà Mau. Đề nghị tỉnh Cà Mau khẩn trương hoàn thiện đề án gửi các cơ quan TW để nghiên cứu  lên kế hoạch ngân sách hỗ trợ cho địa phương.

Cử tri tỉnh Sơn La, Ninh Thuận, Lào Cai: “Đề nghị Chính phủ sửa đổi bổ sung một số nội dung của Quyết định số 134/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất đất ở và nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; Thông tư liên tịch số 819/TTLB/UBDT-KHTC-TC-XD-NNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 134/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 như: nâng mức hỗ trợ  nhà ở (phần ngân sách TW) từ 5 triệu đồng / hộ lên 10 triệu đồng / hộ; bổ sung các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn ở các bản trong xã vùng I, II vào đối tượng được hưởng chính sách này”.

Trả lời: Tại Thông tư 819/TTLT/UBDT-KHDT-TC-XD-NNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định134 ngày 20 tháng 7 năm 2004 đã quy định mức ngân sách TW hỗ trợ về nhà ở là 5 triệu đồng, ngân sách địa phương hỗ trợ không dưới 1 triệu đồng/ hộ, ngoài ra cần huy động các nguồn vốn khác trong cộng đồng (vật chất, sức người...). Do vậy đề nghị các địa phương lồng ghép các các chính sách, dự án trên địa bàn để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Theo Thông tư hướng dấn số 819 đã quy định cụ thể các tiêu chí về đối tượng hỗ trợ, nhưng hiện nay các địa phương triển khai công việc bình xét quá chậm, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện Quyết định134. Do vậy đề nghị các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện Quyết định 134 theo đúng Thông tư hướng dẫn.

Cử tri tỉnh Hà Tĩnh: “Hà Tĩnh có một số huyện như Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang... là những huyện thuộc địa bàn miền núi, kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Trong năm 2004 đã được Chính phủ hỗ trợ vốn cho một số công trình, tuy nhiên nhằm phát huy những tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, rừng và khoáng sản, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân; bảo vệ môi trường sinh thái góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng, đề nghị Chính phủ cho áp dụng về chính sách đầu tư phát triển như  các quyết định 186, 168 của Thủ tướng Chính phủ”.

Trả lời:

Theo Quyết định 174/ 2004/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đầu tư trong kế hoạch năm 2005 cho  một số huyện miền núi thuộc các tỉnh giáp tây Nguyên, phía Tây Khu  4 cũ và miền núi phía Bắc. Các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang của tỉnh Hà Tĩnh đã được hỗ trợ từ ngân sách TW đầu tư trong kế hoạch năm 2005 theo cơ chế của các Quyết định 168/2001/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2001 và 186/2001/QĐ-TTg  ngày 7 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.

Đề nghị tỉnh tiến hành tổng kết đánh giá kết quả thực hiện các chính sách trên địa bàn tỉnh nói chung và 3 huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang nói riêng năm 2005, để từ đó có kế hoạch kiến nghị tiếp tục thực hiện chính sách năm 2006 và giai đoạn 2006 - 2010.           

Cử tri tỉnh Tây Ninh: “Thông tư liên tịch số 912/2001/TTLT/UBDTMN-BTC-BKHĐT ngày 15/11/2001 của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi - Bộ tài chính và Bộ kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện chính sách Hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Trong quá trình thực hiện đã gặp một số vướng mắc bởi vì tiêu chí quy định đối tượng được hỗ trợ quá cụ thể, khó thực hiện bởi các hộ nghèo lại không đủ các điều kiện theo Thông tư quy định. Do đó ngân sách còn tồn đọng không giải ngân được, người nghèo không được hưởng chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước. Đề nghị nhà nước xem xét và có chỉ đạo sửa đổi Thông tư cho phù hợp, có thể giao quyền cho địa phương giải quyết linh động tuỳ từng trường hợp để áp dụng cho hiệu quả”.

Trả lời: Chính sách Hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn đã được thực hiện theo Quyết định 166 và theo Thông tư liên tịch số 912/2001/TTLT/UBDTMN/BTC/BKHĐT ngày 15/11/2001 của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi- Bộ tài chính và Bộ kế hoạch và Đầu tư. Chính sách Hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn thực hiện nhằm ổn định đời sống, phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Chính sách trực tiếp hỗ trợ cho những hộ đặc biệt khó khăn về đời sống, hỗ trợ về sản xuất bao gồm công cụ sản xuất, giống cây, giống con... Cùng với nguồn vốn thực hiện chính sách hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn các địa phương đã huy động nguồn lực, bổ sung ngân sách địa phương và lồng ghép nhiều nguồn vốn trên địa bàn để nâng cao hiệu quả chính sách. Chính sách Hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn thực hiện đã giúp cho đồng bào ổn định đời sống, phát triển sản xuất góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn miền núi, trước hết là chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng có năng xuất cao, phục vụ tiêu dùng của các hộ gia đình, tiếp đó là sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, yếu tố quan trọng để xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên do đối tượng thụ hưởng quá lớn mà kinh phí thực hiện còn hạn hẹp; việc quản lý, tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế nên hiệu quả của chính sách chưa cao. Thực hiện ý kiến của Chính phủ về rà soát, sửa đổi bổ sung chính sách, Uỷ ban Dân tộc đã tổ chức kiểm tra, khảo sát nắm tình hình ở một số địa phương; tổ chức Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện chính sách hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2001 - 2004. Hiện nay Uỷ ban Dân tộc đang nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung chính sách Hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2006 - 2010 để trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2005.    

Cử tri tỉnh Quảng Bình: “ Đề nghị Nhà nước sớm công nhận các xã Quy hoá, Minh Hoá, Trung Hoá thuộc huyện Minh Hoá là các xã miền núi rẻo cao”.            

Trả lời: Để có căn cứ công nhận các xã Quy Hoá, Minh Hoá và Trung Hoá thuộc huyện Minh Hoá là các xã  miền núi, vùng cao đề nghị Uỷ ban nhân dân Quảng Bình tỉnh căn cứ vào Văn bản số 69/MNDT-VP ngày 19 tháng 4 năm 1991 về việc Phân định các địa phương là vùng cao của Văn phòng Miền núi và Dân tộc để xem xét, nếu thấy các xã  Quy Hoá, Minh Hoá và Trung Hoá thuộc huyện Minh Hoá đủ điều kiện là các xã vùng cao, Uỷ ban nhân dân tỉnh có văn bản đề nghị Uỷ ban Dân tộc xem xét và công nhận.

  • VietNamNet

Quý vị có hài lòng với nội dung trả lời trên?

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,