,
221
1841
Hồ sơ
hoso
/chinhtri/hoso/
738610
Chưa phát hiện đường dây “chạy”giấy phép lái xe bị đánh dấu
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
,

Chưa phát hiện đường dây “chạy”giấy phép lái xe bị đánh dấu

Cập nhật lúc 14:45, Thứ Tư, 30/11/2005 (GMT+7)
,

Cử tri đặt vấn đề với Bộ Công an: Việc bắn tốc độ xe cơ giới và bấm lỗ bằng lái là một việc làm tốt nhưng lực lượng làm nhiệm vụ lợi dụng việc này nhũng nhiễu dân: Núp trong chỗ khuất để rình bắn tốc độ, tổ chức đường dây chạy lo bằng lái bị bấm lỗ... làm người dân bất bình”.

Soạn: AM 635413 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Lực lượng cảnh sát đang bắn tốc độ

Cử tri tỉnh Cao Bằng: “Cần có những biện pháp kiến quyết hơn để đấu tranh ngăn chặn việc truyền đạo trái phép, dỡ bỏ bàn thờ tổ tiên đang diễn ra tại các vùng đồng bào dân tộc ít người như Mông, Dao, Sán Chỉ… thậm chí đang có chiều hướng gia tăng phức tạp hơn. Gây nên nhiều hậu quả xấu, như: chia rẽ dân tộc, mất đoàn kết xóm làng, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của nhân dân”.

Bộ Công an trả lời: Đảng và Nhà nước đã ban hành một số quy định mới liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo như: Nghị quyết 25 của Ban Chấp hành Trung ương ngày 18/6/2003; Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tông giáo ngày 18/6/2004; Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo và Chỉ thị số 01/CP ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Hầu hết các địa phương đã và đang quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định trên, qua đó hạn chế từng bước, đi đến chấm dứt các hoạt động tôn giáo trái pháp luật.

Việc ngăn chặn các hoạt động tôn giáo trái pháp luật là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ và chính quyền cơ sở, với nhiều biện pháp được triển khai đồng bộ, nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân là làm tốt công tác tham mưu theo chức năng, giúp cho cấp uỷ và chính quyền cơ sở tổ chức thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Để giải quyết vấn đề này, trước hết cấp uỷ Đảng và chính quyền các địa phương cần tập trung nâng cao đời sống kinh tế, chăm lo phát triển về văn hoá, giáo dục, y tế… cho nhân dân ở những vùng này. Bộ Công an đã thường xuyên tham mưu cho Chính phủ, Nhà nước và tăng cường chỉ đạo các đơn vị chức năng, Công an các địa phương làm tốt công tác nắm tình hình, phát hiện các hoạt động tôn giáo trái pháp luật để chủ động đề xuất với chính quyền địa phương giải quyết.

Cử tri tỉnh Nghệ An: “Hiện nay vấn đề giáo dục, cải tạo, đặc xá đối với các đối tượng đang thi hành án tại các trại giam được cử tri rất quan tâm. Một số đối tượng khi ra trại không chịu hoàn lương tiếp tục gây án, là mối nguy hiểm cho xã hội, có đối tượng khi vào trại giam còn khoẻ mạnh nhưng trong thời gian thụ án lại bị mắc HIV… Cử tri kiến nghị Chính phủ kiểm tra tình hình cải tạo, quản lý và quy trình đặc xá đối với phạm nhân của các trại giam”.

Bộ Công an trả lời: - Về công tác quản lý, cải tạo phạm nhân đang thi hành án ở các trại giam:

Tại các kỳ họp cuối năm của Quốc hội, Bộ Công an đều tập hợp tình hình và báo cáo lên Chính phủ để báo cáo giải trình về công tác thi hành án với các đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước. Gần đây, tại kỳ họp thứ sáu Quốc hội khoá XI, Chính phủ đã có báo cáo số 55/CP-PC ngày 09/10/2004 về công tác thi hành án trong đó đã giải trình và báo cáo chi tiết về công tác quản lý và cải tạo phạm nhân cũng như công tác đặc xá. Ngày 22/03/2005, Bộ Công an có báo cáo số 428 CV/BCA(V11) trả lời kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ sáu Quốc hội khoá XI. Các văn bản trên đã phản ánh đầy đủ thông tin về công tác giáo dục cải tạo và đặc xá với phạm nhân đang thụ hình trong các trại giam do Bộ Công an quản lý. Nay xin báo cáo thêm một số thông tin để cử tri rõ:

Từ khi triển khai thực hiện pháp lệnh thi hành án phạt tù, lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng quản lý trại giam, phối hợp với các ngành, các cấp tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân, chế độ, chính sách pháp luật đối với phạm nhân ngay càng được đảm bảo môi trường giáo dục ngày càng cải thiện. Công tác quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân ở các trại giam thường xuyên được sự kiểm tra, giám sát của các Ban, ngành chức năng như: Vụ kiểm sát giam giữ cải tạo, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Đoàn đại biểu của Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội của các tỉnh, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội nên đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân, kịp thời phát hiện sơ hở, thiếu sót để khắc phục.

- Thực hiện công tác đặc xá: là thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng và Nhà nước đối với người phạm tội. Việc xét đặc xá tha tù trước thời hạn cho phạm nhân được tiến hành một cách công khai, chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật và thực hiện thống nhất từ Trung ương do đồng chí Phó Thủ tướng Thường trực làm Chủ tịch Hội đồng và đại diện lãnh đạo của 10 Bộ, ngành ở Trung ương làm uỷ viên. Bộ Công an là cơ quan thường trực của Hội đồng tư vấn đặc xá Trung ương.

Ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Hội đồng tư vấn đặc xá do một đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố làm Chủ tịch Hội đồng, một đồng chí Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố làm Phó Chủ tịch thường trực hội đồng và đại diện lãnh đạo các ban, ngành liên quan là thành viên.

Quá trình xét duyệt đã tuân thủ các quy định của pháp luật và theo quy trình của Hội đồng tư vấn Đặc xá Trung ương. Trong 4 đợt đặc xá năm 2004 – 2005, đã xem và báo cáo để Chủ tịch nước quyết định đặc xá tha tù cho 35.299 phạm nhân. Đến nay hầu hết số được tha tù về địa phương đều chấp hành tốt pháp luật, được các cấp; các ngành, tổ chức xã hội ở các địa phương tạo công ăn việc làm, hỗ trợ tạo điều kiện để họ sớm hoà nhập với cộng đồng. Vì vậy, số tái phạm tội rất thấp (146 người, chiếm tỷ lệ 0,39%), không có trường hợp nào phạm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

Bộ Công an thường xuyên chỉ đạo Công an các địa phương quan tâm theo dõi, nắm tình hình các đối tượng được đặc xá tha tù để kịp thời báo cáo và tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền cơ sở có biện pháp quản lý, giáo dục, giúp đỡ hạn chế tái phạm tội.

- Cử tri băn khoăn về vấn đề có đối tượng khi vào trại còn khoẻ mạnh, nhưng trong thời gian thụ án lại bị mắc bệnh HIV..., vấn đề này, Bộ Công an xin báo cáo như sau:

Tình hình phạm nhân phạm tội có liên quan đến ma tuý đưa vào trại ngày càng tăng do Toà án nhân dân các cấp đẩy mạnh truy tố, xét xử loại tội phạm về ma tuý. Phần lớn số này, trước khi vào trại đã mắc bệnh. Qua xét nghiệm khi nhập trại đã phát hiện hơn 10 ngàn phạm nhân bị nhiễm HIV trong đó có 1986 phạm nhân đã chuyển sang giai đoạn AIDS.

Để phòng, chữa bệnh cho phạm nhân nói chung và điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế đối với những phạm nhân nhiễm HIV nói riêng, năm 2004, Bộ Công an đã nâng quy mô các bệnh xá, tăng số giường bệnh, tăng cán bộ y tế cho các trại giam; đầu tư thêm các phương tiện y tế, nâng cao khả năng điều trị tại chỗ cho các phạm nhân bị bệnh. Số phạm nhân bệnh nặng, vượt quá khả năng của bệnh xá trại giam đều được chuyển bệnh viện tuyến trên để cứu chữa. Đối với số bị mắc bệnh hiểm nghèo như HIV/AIDS, lao phổi, ung thư... có nguy cơ tử vong cao, các trại giam đã chủ động làm thủ tục đền nghị tạm đình chỉ thi hành án phạt tù. Năm 2004 và 6 tháng đầu năm 2005 đã đề nghị Toà án có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ cho 1.554 phạm nhân mắc bệnh hiểm nghèo (trong đó có 1.485 phạm nhân bị HIV/AIDS).

Bộ Công an đã và đang tích cực chỉ đạo các đơn vị chức năng và các trại giam phối hợp với cơ quan y tế dự phòng của địa phương, Uỷ ban quốc gia phòng chông AIDS, phòng chống ma tuý, mại dâm và ngành lao động thương binh xã hội tổ chức truyền thông, tư vấn phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, tiến hành tổ chức cai nghiện ma tuý cho phạm nhân.

Cử tri tỉnh An Giang: “Việc bắn tốc độ xe cơ giới và bấm lỗ bằng lái là một việc làm tốt nhưng lực lượng làm nhiệm vụ lợi dụng việc này nhũng nhiễu dân: Núp trong chỗ khuất để rình bắn tốc độ, tổ chức đường dây chạy lo bằng lái bị bấm lỗ... làm người dân bất bình”.

Bộ Công an trả lời: Việc tăng cường xử lý đối với hành vi điều khiển phương tiện vượt quá tốc độ quy định là một trong những biện pháp tích cực làm giảm các vụ tai nạn giao thông. Tuy nhiên, nhiều lái xe không tự giác chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông họ đối phó bằng cách ra hiệu báo cho nhau và đi chậm lại khi biết Cảnh sát giao thông đang đo tốc độ, sau khi qua khỏi khu vực có hoạt động của Cảnh sát giao thông họ lại tiếp tục vi phạm tốc độ quy định, đó là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông.

Bộ Công an đã có quy định đối với lực lượng Cảnh sát giao thông khi sử dụng máy đo tốc độ đặt ở các vị trí cần thiết để phát hiện hành vi vi phạm tốc độ,  sau đó thông tin cho tổ Cảnh sát dừng phương tiện lập biên bản ở vị trí khác. Đối với máy đo tốc độ không có ghi hình, chỉ sử dụng trên các tuyến đường có lưu lượng phương tiện ít, đo trực tiếp và lập biên bản vi phạm tại điểm đo tốc độ, đặt chính xác thời gian trên máy đo tốc độ, đồng thời không sử dụng máy đo tốc độ ghi lén, gây dư luận xấu. Các quy định trên, Bộ Công an đã phối hợp với các đài, báo thông tin, tuyên truyền công khai để người tham gia giao thông biết và chấp hành nghiêm chỉnh quy định về tốc độ lưu thông trên đường đó là biện pháp tốt nhất để bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của lái  xe và của người tham gia giao thông.

- Về việc đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe:

Thực hiện Nghị quyết 13/2002/NQ-CP ngày 19/11/2002, Nghị định 15/2003/NĐ-CP ngày 19/01/2003 của Chính phủ, Thông tư số 03/2003/TTLT-CP-GTVT ngày 27/01/2003 của liên Bộ Công an - Giao thông vận tải hướng dẫn đánh dấu số lần vi phạm pháp luật giao thông đường bộ trên giấy phép lái xe và Thông tư số 10/2003/TT-BCA ngày 03/7/2003 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định 15/CP quy định những hành vi vi phạm phải bị đánh dấu, thẩm quyền đánh dấu, trình tự, thủ tục đánh dấu số lần vi phạm pháp luật giao thông đường bộ trên giấy phép lái xe. Lực lượng CSGT đã thực hiện nghiêm túc việc đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.

Để việc sử dụng máy đo tốc độ và đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe đảm bảo đúng quy định. Bộ Công an tăng cường chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các đơn vị CSGT. Cho đến nay, chưa phát hiện có đường dây “chạy” khi giấy phép lái xe bị đánh dấu như cử tri phản ánh. Bộ Công an sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện có trường hợp tiêu cực như cử tri An Giang nêu (kể cả xử lý bằng hình sự nếu có dấu hiệu phạm tội).

Cử tri tỉnh Tây Ninh: “Việc xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật an toàn giao thông bằng hình thức giam giữ xe. Cử tri nhận thấy như vậy là bất tiện do không đủ sân bãi quản lý và khó bảo quản được phương tiện giam giữ. Đề nghị xử lý bằng nhiều hình thức khác như phạt tiền, hay hình thức khác thích hợp hơn”.

Bộ Công an trả lời: Việc tạm giữ phương tiện giao thông vi phạm là một biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông được quy định tại Điều 46 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Hiện nay, nhiều địa phương thấy biện pháp tạm giữ phương tiện giao thông vi phạm có tác dụng nâng cao ý thức tự giác chấp hành Luật giao thông của người tham gia giao thông, kiềm chế sự gia tăng của tai nạn giao thông. Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các địa phương chuẩn bị tốt về điều kiện kho bãi và bảo quản chặt chẽ phương tiện bị tạm giữ, không được để mất, hư hỏng phương tiện bị tạm giữ. Tuy nhiên, do lượng phương tiện tạm giữ nhiều, nên một số kho bãi đang trong tình trạng quá tải, một số địa phương còn thiếu kho bãi... đây là vấn đề Công an các địa phương đã có kiến nghị, do đó cần có sự quan tâm, hỗ trợ giải quyết tích cực của Uỷ ban nhân dân các địa phương.

Về đề nghị của cử tri, thay hình thức tạm giữ phương tiện bằng phạt tiền hay hình thức khác thích hợp hơn: Bộ Công an đã cùng các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu để báo cáo Chính phủ cho sửa đổi Nghị định số 15/2002/NĐ trong đó có sửa đổi quy định về tạm giữ phương tiện đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và không gây phiền hà cho dân.

Cử tri thành phố Hà Nội: “Đề nghị Chính phủ, các ngành Giao thông, Công an cần kiên quyết hơn nữa trong việc yêu cầu người điều khiển xe gắn máy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông”.

Bộ Công an trả lời: Việc đội mũ bảo hiểm bắt buộc đối với người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy ở những đoạn đường bắt buộc đội mũ bảo hiểm được Chính phủ quy định tại Nghị quyết số 13/2002/NĐ-CP ngày 19/11/2002. Nghị định số 15/2003/NĐ-CP ngày 19/02/2003 của Chính phủ đã quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm này. Bộ Công an đã và đang chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra, trong đó có hành vi vi phạm không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông theo quy định. Chỉ tính từ tháng 2/2005 đến tháng 8/2005, lực lượng Cảnh sát giao thông đã xử lý trên 328 nghìn trường hợp vi phạm không đội mũ bảo hiểm theo quy định.

Để kiên quyết trong việc yêu cầu người điều khiển môtô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia thông, lực lượng Công an đã chủ động phối hợp với các ngành giao thông vận tải tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh ra nghị quyết quy định các tuyến đường bắt buộc đội mũ bảo hiểm, quy định bổ sung biện pháp ngăn chặn như yêu cầu dắt xe quay lại, tạm giữ phương tiện vi phạm nếu không đội mũ bảo hiểm trên những đoạn đường bắt buộc đội mũ bảo hiểm. Một số tỉnh như Yên Bái, Nghị An, Đồng Tháp, Vĩnh Phúc... đã quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi môtô, xe máy trên các tỉnh lộ, huyện lộ để tiến tới tạo thói quen đã đi môtô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm. Hiện nay, Bộ Công an cùng Bộ Giao thông vận tải và các Bộ liên quan đang đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 15/CP theo hướng nâng mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm trong đó có hành vi vi phạm không đội mũ bảo hiểm theo quy định.

Cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: “- Quy định mỗi người chỉ được đăng ký một xe gắn máy chưa được thực hiện nghiêm chỉnh (chỉ cần một lá đơn trình bày xe đã bán từ lâu là lại được đăng ký chiếc xe khác).

- Đề nghị có sự phân biệt về biển số giữa xe gia đình và xe được phép kinh doanh vận tải hành khách, giúp Cảnh sát giao thông dễ kiểm soát hơn”.

Bộ Công an trả lời: - Thực hiện Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, trong đó có giải pháp hạn chế thấp nhất phương tiện giao thông cá nhân và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1693/CP-CN ngày 30/12/2002 quy định mỗi người chỉ được đăng ký 01 xe gắn máy. Ngày 13/01/2002, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 02/2003/TT-BCA (C11) về bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2002/TT-BCA hướng dẫn tổ chức đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, việc ban hành và thực hiện Thông tư 02 của Bộ Công an để thể hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ.

Trong quá trình thực hiện, đã nảy sinh những khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của nhân dân; để khắc phực tình trạng trên, ngày 23/02/2004, Bộ Công an có Công văn số 514/C11 (C26) quy định: Phải tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, mỗi người chỉ được đăng ký một xe môtô hoặc xe gắn máy; đối với trường hợp chủ xe đã đăng ký xe môtô, hiện tại xe bị mất hoặc xe đã chuyển nhượng chưa làm thủ tục sang tên, đến nay không xác định được người mua để làm thủ tục theo quy định thì yêu cầu chủ cũ làm cam đoan được Uỷ ban nhân dân hoặc Công an phường, xã nơi thường trú xác nhận thực tế đúng là không có xe sử dụng thì được tiếp nhận giải quyết đăng ký. Quy định trên vừa bảo đảm thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ mỗi người chỉ được đăng ký một xe môtô hoặc xe gắn máy đồng thời vừa đảm bảo được quyền lợi chính đáng của nhân dân.

- Về phân biệt biển số xe gia đình và xe được phép kinh doanh vận tải hành khách. Thông tư số 01/2002/TT-BCA ngày 04/01/2002 của Bộ Công an đã quy định cụ thể về biển số xe của các tổ chức, cá nhân trong nước, có hai loại biển số: Biển nền màu xanh, chữ màu trắng dùng cho xe không kinh doanh của các cơ quan hành chính sự nghiệp, xe Công an và xe của các tổ chức chính trị, xã hội; Biền nền màu trắng, chữ số màu đen dùng cho xe của các doanh nghiệp, xe làm kinh tế của các cơ quan hành chính sự nghiệp, xe của cá nhân. Về biển số, dù màu xanh hay màu trắng đều bình đẳng trước pháp luật, có giá trị lưu hành như nhau. Vì vậy, không cần thiết phải có ký hiệu riêng để phân biệt xe gia đình và xe kinh doanh vận tải hành khách. Riêng đối với xe kinh doanh vận tải hành khách, để kiểm soát, đã có giấy phép kinh doanh của các cơ quan chức năng.

Cử tri thành phố Đà Nẵng: “Đề nghị Nhà nước có biện pháp quản lý, nghiêm cấm việc sử dụng súng hơi: (súng đạn chì) vì loại súng này được sử dụng tràn lan dễ gây nguy hiểm đến tính mạng của con người”.

Bộ Công an trả lời: Căn cứ điểm b và c khoản 1, Điều 1 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thì súng hơi là loại vũ khí được quản lý chặt chẽ phục vụ việc luyện tập, thi đấu thể thao và săn bán. Tại Điều 25 Quy chế nói trên quy định nghiêm cấm các hành vi sử dụng súng săn không đúng quy định. Săn bắn trong thành phố, thị xã nơi đông dân cư và những nơi cấm săn bắn khác. Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 05/TT-BNV ngày 28/9/1996 và Bộ Công an, Uỷ ban thể dục thể thao đã ban hành Thông tư liên tịch số 09/TTLT-TDTT-CA ngày 26/12/1998 hướng dẫn quản lý loại vũ khí này.

Thực hiện Chỉ thị số 359/TTg ngày 29/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển các loại động vật hoang dã, Bộ Công an đã có chủ trương chỉ đạo Công an các tỉnh thành phố tạm thời không giải quyết cấp phép cho các trường hợp mang súng săn từ nước ngoài vào Việt Nam (trong đó có súng hơi bắn đạn chì). Thời gian gần đây tình hình sử dụng vũ khí vật liệu nổ trong đó có việc sử dụng súng săn có phức tạp, việc sử dụng súng săn để săn bắn bừa bãi làm cạn kiệt nguồn động vật quý hiếm và ảnh hưởng môi trường sinh thái... Bộ Công an đã có kế hoạch số 27/BCA/KH ngày 8/4/2003 về vận động toàn dân giao nộp vũ khí vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Bước đầu, Công an các tỉnh đã thu hồi 115.442 khẩu súng các loại, trong đó 113.378 khẩu súng săn, 614 khẩu súng thể thao, còn lại là súng quân dụng.

Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các địa phương tiếp tục thực hiện tốt kế hoạch vận động toàn dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ và phối hợp các ngành liên quan kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng súng săn không đúng quy định.

  • VietNamNet

Quý vị có hài lòng với nội dung trả lời trên?

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

Tin khác của 'Hồ sơ'

,
Quảng cáo
,
,
,