,
221
1841
Hồ sơ
hoso
/chinhtri/hoso/
738658
Tăng phụ cấp đối với người thực hiện dịch vụ triệt sản
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
,

Tăng phụ cấp đối với người thực hiện dịch vụ triệt sản

Cập nhật lúc 15:37, Thứ Tư, 30/11/2005 (GMT+7)
,
Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em trả lời các cử tri, sẽ chi bồi dưỡng cho người thực hiện triệt sản từ mức cũ là 100.000 đồng/trường hợp lên 150.000 đồng/trường hợp.

Soạn: AM 635475 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Cán bộ Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em đang hướng dẫn sinh đẻ có kế hoạch.

Về các kiến nghị của cử tri đề nghị tăng phụ cấp cho cộng tác viên dân số, gia đình và trẻ em xã, phường (CTV) lên mức tối thiếu là 50.000 đồng/tháng; Cán bộ làm công tác dân số, gia đình và trẻ em chuyên trách cấp xã/phường, thị trấn (CBCT) được hưởng phụ cấp bằng mức lương tối thiểu để câc đồng chí được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội:

Trả lời: - Về chính sách cho CTV: Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em xin tiếp thu và thấy rằng các kiến nghị của cử tri là hoàn toàn phù hợp trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới của chương trình. Hiện nay, nhiệm vụ của đội ngũ CBCT, CTV xã, phường được giao là quá lớn, ngoài những nhiệm vụ trực tiếp phải quản lý theo dõi đối tượng của chương trình, họ còn phải thường xuyên thực hiện tuyên truyền, vận động về DSGĐTE, phân phối thuốc viên uống tránh thai, bao cao su, thống kê cập nhật biến động dân số vào sổ hộ gia đình vào báo cáo thống kê...

Từ nhiều năm nay, bằng nguồn ngân sách từ trung ương hỗ trợ có mục tiêu, chương trình mới chỉ đáp ứng được mức thù lao cho CTV là 25.000 đồng/tháng. Với mức thù lao quá ít ỏi này, nên đội ngũ CTV ở cơ sở thường xuyên biến động ở mức tương đối cao (khoảng 25 - 3-%); do vậy đã ảnh hưởng rất lớn tới nhiệm vụ của chương trình trong việc theo dõi, quản lý đối tượng, báo cáo thống kê không thường xuyên, chất lượng báo cáo không cao, thiếu độ tin cậy và cũng gây lãng phí rất nhiều trong công tác đào tạo cán bộ (hàng năm, chương trình phải cân đối một khoản ngân sách khoảng 5 tỷ đồng đào tạo những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ quản lý, tư vấn và sử dụng bảng kiểm viên uống tránh thai cho đội ngũ CTV mới).

Trong kế hoạch 5 năm về lĩnh vực Dân số, Gia đình và Trẻ em và Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) giai đoạn 2006 - 2010 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính phủ và Quốc hội; Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em đã xây dựng đề nghị tăng mức thù lao cho cộng tác viên dân số, gia đình và trẻ em (CTV) ở thôn, bản từ mức 25.000 đồng/tháng lên 50.000 đồng/tháng.

Để ổn định đội ngũ cán bộ cơ sở, tạo tính bền vững của chương trình, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tham mưu cho Chính phủ đệ trình Quốc hội có những giải pháp phù hợp nhằm từng bước tăng ngân sách để hỗ trợ thù lao CTV như kiến nghị của cử tri.

- Về chính sách cho CBCT: Hiện nay, mức chi phụ cấp cho đội ngũ cán bộ Dân số, Gia đình và Trẻ em xã, phường được thực hiện theo quy định tại Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 14/5/2004 của liên Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định 121/2003/NĐ-CP. Uỷ ban DSGĐTE đã có công văn đề nghị các địa phương căn cứ khả năng ngân sách để chi trả phụ cấp cho cán bộ DSGĐTE tương xứng với nhiệm vụ được giao, đảm bảo thu nhập hàng tháng tương đương với Trưởng, Phó đầu ngành của xã. Nguồn cân đối một phần từ chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ hỗ trợ có mục tiêu cho địa phương (định mức được quy định tại Thông tư liên tịch số 95/2002/TTLT/BTC-UBDSGĐTE ngày 22/10/2002 của liên Bộ Tài chính và Uỷ ban DSGĐTE. Cụ thể, khu vực đồng bằng, thị xã, thị trấn 170.000 đồng/tháng; khu vực trung du, ven biển, vùng núi thấp là 190.000 đồng/tháng và khu vực vùng sâu, núi cao, hải đảo là 210.000 đồng/tháng), phần còn lại do ngân sách địa phương cân đối, đến nay có 45 tỉnh đã cân đối ngân sách địa phương chi trả bổ sung phụ cấp cho cán bộ DSGĐTE xã, phường.

Trong Chương trình hành động của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, Chính phủ đã giao Uỷ ban DSGĐTE chủ trì và phối hợp với các Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính xây dựng Đề án và có lộ trình thực hiện việc mua bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho cán bộ DSGĐTE xã, phường, thị trấn từ nguồn chương trình mục tiêu trình Chính phủ phê duyệt trong quý I năm 2006.

Về ý kiến đề nghị tăng số lượng cộng tác viên DSGĐTE ở địa phương:

Trả lời: Đội ngũ CTV, DSGĐTE xã, phường là những người tình nguyện, nhiệt tình làm công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn, phân phối phương tiện tránh thai phi lâm sàng và quản lý đối tượng thực hiện KHHGĐ, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thống kê dân số, gia đình và trẻ em. Số lượng CTV cho mỗi xã, phường do Uỷ ban DSGĐTE tỉnh quyết định trên cơ sở theo quy mô dân số trung bình, đặc điểm địa lý vùng dân cư và được xem xét trên cả phương diện chất lượng để đảm bảo yêu cầu của công việc.

Chúng tôi xin ghi nhận và xem xét thêm vấn đề này như ý kiến cử tri đặt ra; trong kế hoạch hàng năm của chương trình, Uỷ ban DSGĐTE cũng đã tính số lượng CTV cho mỗi xã, phường, thị trấn trên cơ sở theo quy mô dân số trung bình, đặc điểm địa lý vùng dân cư của từng địa phương để xây dựng nhu cầu ngân sách.

Về đề nghị tăng mức phụ cấp đối với người đi thực hiện dịch vụ KHHGĐ triệt sản:

Trả lời: Trong kế hoạch 5 năm về lĩnh vực DSGĐTE và Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2006 - 2010, Uỷ ban DSGĐTE đã xây dựng đề nghị tăng mức:

- Chi bồi dưỡng cho người thực hiện triệt sản từ mức cũ là 100.000 đồng/trường hợp lên 150.000 đồng/trường hợp;

- Chi tổ chức, vận động thực hiện từ 40.000 đồng/trường hợp lên 70.000 đồng/trường hợp;

- Chi bảo hiểm cho người triệt sản từ mức cũ (36.000 đồng/trường hợp/1 năm) lên mức 72.000 đồng/trường hợp/2 năm.

Về đề nghị Chính phủ hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Pháp lệnh Dân số nhất là số con tối đa mỗi cặp vợ chồng được phép sinh:

Trả lời: Chính sách kế hoạch hoá gia đình của Đảng và Nhà nước ta là nhất quán kể từ khi ban hành chính sách dân số đầu tiên tại Quyết định số 216/CP ngày 26/12/1961 đến Pháp lệnh Dân số số 06/2003/PL-UBTVQH11 ngày 09/01/2003 nhằm điều chỉnh sự phát triển dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội.

Ngày 16/9/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 104/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số. Điều 4 của Nghị định đã quy định “Duy trì mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con để ổn định quy mô dân số, bảo đảm cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lý, nâng cao chất lượng dân số”. Đồng thời tại Điểm a khoản 3 Điều 17 của Nghị định đã quy định mỗi cặp vợ chồng và mỗi cá nhân có nghĩa vụ: “Thực hiện quy mô gia đình ít con - có một hoặc hai con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững”.

Về ý kiến, kiến nghị thống nhất tổ chức bộ máy từ Trung ương đến xã, không nên quy định như hiện nay chỉ có bộ máy ở cấp Trung ương và tỉnh còn cấp huyện và xã thì tuỳ tỉnh và huyện không có hướng dẫn cụ thể”.

Trả lời: Cấp tỉnh: Nghị định 171/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đã quy định Uỷ ban DSGĐTE là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Cấp huyện: Nghị định 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã quy định Uỷ ban DSGĐTE cấp huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Đến nay chỉ còn 2 tỉnh chưa thực hiện là Hà Giang và Tuyên Quang.

Cấp xã: Tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 171/2004/NĐ-CP đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh: “Quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan”. Như vậy, việc quy định mô hình quản lý nhà nước về DSGĐTE cấp xã do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Thông tư số 02/2004/TTLT-UBDSGĐTE-BNV ngày 22/12/2004 giữa Uỷ ban DSGĐTE và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban DSGĐTE tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định: Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ Thông tư này “hướng dẫn Uỷ ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về dân số, gia đình và trẻ em”.

Uỷ ban DSGĐTE đã có công văn số 1332/DSGĐTE-TCCB ngày 28/12/2004 gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức bộ máy Uỷ ban DSGĐTE ở địa phương, trong đó đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố xem xét và tiếp tục kiện toàn Uỷ ban DSGĐTE tỉnh, Uỷ ban DSGĐTE huyện và Ban DSGĐTE xã; Uỷ ban DSGĐTE các tỉnh, thành phố tham khảo trình Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.

Về đề nghị Nhà nước tăng kinh phí cho việc KHHGĐ:

Trả lời: Uỷ ban DSGĐTE xin tiếp thu và báo cáo Chính phủ trình Quốc hội tăng đầu tư ngân sách nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ KHHGĐ; đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn nơi đội ngũ cán bộ y tế vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng thông qua các hoạt động cơ bản: Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, vận động, tư vấn về KHHGĐ/SKSS; mua trang thiết bị dụng cụ phục vụ công tác chăm sóc SKSS/KHHGĐ; đào tạo cán bộ kỹ thuật làm dịch vụ KHHGĐ và chuẩn mực mới về SKSS/KHHGĐ.

Những vấn đề nêu trên, Uỷ ban DSGĐTE cũng đã xây dựng trong kế hoạch 5 năm về lĩnh vực DSGĐTE và Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2006 - 2010.

Trong kế hoạch năm 2006: với dự kiến nguồn ngân sách chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ được thông báo, Uỷ ban DSGĐTE đã bố trí:

- Tăng mức thù lao cho CTV ở các xã vùng sâu, vùng xa, hải đảo, bãi ngang từ mức 25.000 đồng/tháng lên 50.000 đồng/tháng và CTV ở các xã vùng đồng bằng, trung du ven biển tăng từ mức 25.000 đồng/tháng lên 40.000 đồng/ tháng.

- Tăng mức chi bồi dưỡng người triệt sản từ mức 100.000 đồng/trường hợp lên 150.000 đồng/trường hợp;

- Tăng mức chi tổ chức, vận động thực hiện triệt sản từ mức 40.000 đồng/trường hợp lên 70.000 đồng/trường hợp - áp dụng cho các tỉnh miền núi phía Bắc, Duyên hải miền Trung, Tây nguyên và miền Đông Nam bộ.

  • VietNamNet

Quý vị có hài lòng với nội dung trả lời trên?

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,