,
221
1841
Hồ sơ
hoso
/chinhtri/hoso/
738710
Công dân nước ngoài có thể nhập quốc tịch VN
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
,

Công dân nước ngoài có thể nhập quốc tịch VN

Cập nhật lúc 17:08, Thứ Tư, 30/11/2005 (GMT+7)
,

"Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng xã hội Việt Nam; đã thường trú ở Việt Nam từ 05 năm trở lên; có khả năng đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam"... là 3 trong 5 điều kiện để công dân nước ngoài được nhập quốc tịch VN.

Soạn: AM 635653 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Công dân nước ngoài có thể dễ dàng nhập quốc tịch VN.

Bộ Ngoại giao trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Thừa Thiên - Huế và tỉnh Bắc Ninh gửi tới kỳ họp thứ bẩy, Quốc hội khoá XI về một số vấn đề có liên quan đến dân di cư ở khu vực biên giới Việt - Lào:

1- Tình hình: từ lâu đã có tình trạng du canh du cư của dân Lào và Việt Nam sinh sống dọc theo biên giới Việt - Lào. Hiện tượng này đối với những người Lào, người Lào gốc Việt Nam sống dọc biên giới Việt - Lào tại tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam và các tỉnh biên giới Việt - Lào như Thừa Thiên - Huế, Kon Tum, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Lai Châu, Sơn La đã có từ nhiều năm nay. Ở tỉnh Quảng Nam hiện có hơn 300 người, ở tỉnh Quảng Trị và các tỉnh khác con số dao động từ vài chục người đến hai, ba trăm người.

Về vấn đề này, tại Điều 5 Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước ngày 18/7/1977 và Điều 21 Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia giữa hai nước ký ngày 01/3/1990, hai bên đã cam kết sẽ tạo điều kiện cho những người này ổn định cuộc sống và phải thông báo cho nhau tình hình để phối hợp giải quyết.

Trước tình hình đó, ngày 25/4/2000, tại Tờ trình số 886-TTr/NG-LS, Bộ Ngoại giao đã trình Thủ tướng Chính phủ hướng giải quyết với những người di cư từ Lào sang, đã sống lâu trên đất Việt Nam và những người kết hôn với người Việt Nam theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho họ sinh sống, kể cả việc cấp các giấy tờ cần thiết, trường hợp họ xin vào quốc tịch thì các cơ quan chức năng hướng dẫn họ thủ tục cần thiết. Tại Công văn số 1782/VPCP ngày 09/5/2000, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Mạnh Cầm thay mặt Thủ tướng đã có ý kiến đồng ý với kiến nghị của Bộ Ngoại giao. Về nội dung trên, tại công văn số 4578/VPTW ngày 02/8/2000, Thường vụ Bộ Chính trị cũng có ý kiến tạo điều kiện thuận lợi cho họ sinh sống, không để thế lực thù địch lợi dụng chống phá cách mạng hai nước.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ngày 05/10/2000, Bộ Ngoại giao đã có công văn số 2342/CV/NG-LS gửi tất cả các Bộ, ngành Trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới Việt - Lào thông báo để phối hợp xử lý các vấn đề liên quan đến những người từ Lào sang sinh sống lâu dài trên đất Việt Nam. Với Lào, hai bên đã đạt được thoả thuận tại cuộc họp chuyên viên tại Cửa Lò ngày 9/7/1999, theo đó hai bên sẽ phân ra ba loại, lập danh sách theo mốc thời gian từ 1985 trở về trước, từ 1986 đến 1990 và từ 1991 trở lại đây, tạo điều kiện cho những người nhập cảnh Việt Nam trước năm 1985 được cư trú lâu dài. Bộ Ngoại giao cũng đã thông báo cho các tỉnh biên giới Việt - Lào, các Bộ, Ngành liên quan để thực hiện thoả thuận trên. Tại các cuộc họp trao đổi công tác lãnh sự hai bên hàng năm (đến nay đã có bảy cuộc họp), Bộ Ngoại giao cũng đề cập với Bộ Ngoại giao Lào về vấn đề này.

2- Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998 (Điều 20, 21), những công dân nước ngoài, những người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ những điều kiện sau đây:

a/ Có năng lực hành vi đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam,

b/ Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam;

c/ Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng xã hội Việt Nam;

d/ Đã thường trú ở Việt Nam từ 05 năm trở lên;

đ/ Có khả năng đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam.

Căn cứ Điều 34 Luật Quốc tịch và Nghị định số 104/1998/NĐ-CP ngày 31/12/1998 của Chính phủ, Bộ Tư pháp là cơ quan quản lý Nhà nước về vấn đề quốc tịch. Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi đương sự cư trú tiếp nhận hồ sơ xin vào quốc tịch, nhận xét, đề nghị Bộ Tư pháp giải quyết hồ sơ đó. Thời hạn giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch là 12 tháng kể từ ngày Uỷ ban nhân dân tỉnh nhận được hồ sơ. Phù hợp với những tiêu chuẩn trên, tiến trình giải quyết vấn đề này tuỳ thuộc vào hồ sơ của các đương sự và hai cơ quan nói trên.

Lâu nay, Bộ Ngoại giao không nhận được phản ánh hay phàn nàn của dân hay Uỷ ban nhân dân các địa phương về vấn đề này. Sau khi nhận được câu hỏi chất vấn, ngày 31/5/2005, Bộ Ngoại giao đã có công văn trao đổi với Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới Việt - Lào nhằm cập nhật thông tin để phối hợp với Bộ Tư pháp và các tỉnh liên quan.

  • VietNamNet

Quý vị có hài lòng với nội dung trả lời trên?

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,