,
221
1841
Hồ sơ
hoso
/chinhtri/hoso/
738952
Cần chế tài mạnh xử phạt vi phạm quyền SHTT
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
,

Cần chế tài mạnh xử phạt vi phạm quyền SHTT

Cập nhật lúc 12:32, Thứ Năm, 01/12/2005 (GMT+7)
,
Bộ KH và Công nghệ trả lời c tri: Ca đầy 20 vụ tranh chấp, xâm phạm quyền tác giả được đưa ra toà, trong khi đó, hàng nghìn vụ chỉ xử lý hành chính. Cử tri yêu cầu cần có biện pháp chế tài mạnh để xử phạt những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Soạn: AM 636167 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Đại diện Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tại hội thảo về vai trò quyền tác giả trong ngành công nghiệp xuất bản. Ảnh: VT

Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh: “Đề nghị Chính phủ sớm ban hành quy trình, thủ tục giải quyết các vụ khiếu kiện về sở hữu trí tuệ. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi với nhau, giữa các cơ quan thực thi với chủ sở hữu quyền nhằm đẩy mạnh hoạt động thực thi có hiệu quả. Có biện pháp chế tài mạnh để xử phạt những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Đề nghị sửa đổi Nghị định 12//999/NĐ-CP cho phù hợp với quá trình phát triển hiện nay và phù hợp với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002”.

Trả lời: 1. Pháp luật về sở hữu trí tuệ của nước ta hiện nay và Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ sắp được trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp tháng 10 này đã quy định khá đầy đủ về các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, tuỳ theo tính chất và mức độ nghiêm trọng, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bị xử lý bằng các biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự với các chế tài nghiêm khắc.

Tuy nhiên, vấn đề tồn tại hiện nay chính là việc thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ còn nhiều bất cập và kém hiệu quả, do thiếu quy định chi tiết về trình tự và thủ tục xử lý vi phạm, năng lực của các cơ quan thực thi còn hạn chế và nhận thức về sở hữu trí tuệ của toàn xã hội còn chưa đầy đủ.

Trong hệ thống các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay, có 5 cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Uỷ ban nhân dân các cấp, Thanh tra chuyên ngành (Khoa học và Công nghệ, Văn hoá - Thông tin, Nông nghiệp), Công an, Hải quan, Quản lý thị trường. Mặc dù cớ ưu điểm nhanh chóng, đơn giản, ít tốn kém, nhưng hệ thống thực thi hành chính này có nhiều đầu mối khiến cho chủ sở hữu trí tuệ nhiều khi không biết nên yêu cầu cơ quan nào xử lý. Trong khi đó, năng lực thực thi của hệ thống toà án cũng chưa đáp ứng yêu cầu: thủ tục xét xử tại toà án còn rườm rà, tốn kém; kinh nghiệm xét xử và kiến thức chuyên môn về sở hữu trí tuệ của các thẩm phán còn hạn chế, khiến cho một số bản án của toà án chưa bảo đảm chất lượng.

Để phát huy và bảo đảm hiệu quả của hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ, một mặt, cần tăng cường năng lực của Toà án và hoàn thiện pháp luật về tố tụng, mặt khác, trước mắt vãn cần duy trì hệ thống thực thi hành chính theo hướng giảm bớt đầu mối, phân định rõ phạm vi thẩm quyền của từng cơ quan để tránh chồng chéo, đồng thời, xác định rõ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh việc kiện toàn bộ máy thực thi, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã kiến nghị với Chính phủ tiến hành đồng bộ các biện pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao năng lực của các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ (trong đó, có vấn đề các cử tri Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm và đã nêu), cụ thể là:

- Ban hành quy định hướng dẫn cụ thể về thủ tục giải quyết các tranh chấp, xâm phạm về sở hữu trí tuệ theo nguyên tắc bảo đảm xử lý kịp thời, nhanh chóng, đáp ứng được các yêu cầu có tính đặc thù về sở hữu trí tuệ.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật về sở hữu trí tuệ cho các thẩm phán, các cán bộ làm công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong bộ máy thực thi hành chính.

- Xác định rõ giới hạn, phạm vi các tranh chấp, xâm phạm về sở hữu trí tuệ có thể xử lý bằng các chế tài dân sự, hành chính hoặc hình sự, tránh tình trạng lạm dụng các chế tài hành chính.

2. Việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 12/1999/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn thành và gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành để hoàn thiện. Nét mới cơ bản của Dự thảo Nghị định (sửa đổi) là: kết cấu lại nội dung và sửa đổi, bổ sung các quy định về xử phạt cho phù hợp với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002; bổ sung các hành vi xâm phạm quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp mới được bảo hộ (tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, thiết kế bố trí mạch tích hợp); tách biệt hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với hành vi kinh doanh hàng giả nhãn hiệu hàng hoá; điều chỉnh khung mức phạt theo nguyên tắc tăng dần mức tiền phạt tỷ lệ với hàng hoá vi phạm để tránh áp dụng tuỳ tiện. Tuy nhiên, mức phạt tối đa đối với hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp vẫn giữ ở mức không vượt quá 100 triệu đồng.

Cử tri thành phố Hồ Chí Minh: “Tăng cường công tác tuyên truyền về quyền sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tăng cường đào tạo năng lực, nâng cao trình độ nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ cho lực /ượng thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt tạo các cơ quan thực thi ở các thành phố, trung tâm thương mại lớn”.

Trả lời: Như trên đã nêu, một trong các nguyên nhân cơ bản của tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và làm giảm hiệu quả thực thi quyền ở nước ta là vấn đề nhận thức chưa đầy đủ của toàn xã hội (trong đó có các doanh nghiệp) về tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ và năng lực hạn chế của đội ngũ cán bộ thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Vì vậy, các đề xuất của cử tri Thành phố Hồ Chí Minh là hoàn toàn xác đáng và đã được Bộ Khoa học và Công nghệ đưa vào Đề án nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ trình Chính phủ.

Bên cạnh đó, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ (Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 4/4/2005), theo đó, Bộ đã khẩn trương xây dựng Chương trình hành động để triển khai. Mục tiêu của Chương trình là nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về bảo hộ sở hữu trí tuệ để các doanh nghiệp chủ động xây dựng, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ; nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc hỗ trợ xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ, trong đó, ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp có các sản phẩm chiến lược, có tiềm năng xuất khẩu. Một trong những nội dung chính của Chương trình cũng đã bao gồm công tác tuyên truyền, đào tạo, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thông tin sở hữu trí tuệ, từ đó, hỗ trợ việc xác lập, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp ở trong nước và nước ngoài.

Ngoài ra, trong thực tiễn, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng luôn quan tâm và tăng cường chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sở hữu công nghiệp cho các lực lượng thực thi. Trong 5 năm gần đây, Bộ đã giao Cục Sở hữu Trí tuệ chủ trì, phối hợp với các tổ chức liên quan trong và ngoài nước tổ chức rất nhiều các lớp tập huấn nghiệp vụ ngắn và dài hạn cho hàng trăm lượt cán bộ thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở trung ương và địa phương; đồng thời, tổ chức các chuyến khảo sát, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài theo các chương trình hợp tác quốc tế do Cục Sở hữu Trí tuệ làm đầu mối cho nhiều cán bộ thuộc hệ thống các cơ quan thực thi pháp luật (Toà án, Viện kiểm sát, Công an, Quản Lý thị trường, Thanh tra, Hải quan).

Cử tri tỉnh Kiên Giang:Văn bản hướng dẫn về khoa học và công nghệ cần được cụ thể hơn để việc áp dụng trên thực tế không bị lúng túng. Ví dụ các quy định về cơ cấu, chức năng quản lý nhà nước của ngành khoa học và công nghệ chưa quy định cụ thể về con người, kinh phí đối với cấp huyện nên không có mục chi?”.

Trả lời: Sau khi Luật Khoa học và Công nghệ ra đời (có hiệu lực từ tháng 01/2001), Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, đồng thời, trong phạm vi thẩm quyền của mình, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn để tạo thuận lợi cho việc thi hành trong thực tiễn.

Riêng đối với nhiệm vụ phân cấp quản lý biên chế hành chính sự nghiệp, theo quy định của pháp luật hiện hành (Luật tổ chức Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Luật Ngân sách Nhà nước; Nghị định 71/2003/NĐ-CP), việc quyết định cơ cấu tổ chức, phân bổ chỉ tiêu biên chế hành chính và dự toán chi ngân sách đối với các đơn vị trực thuộc và Uỷ ban nhân dân cấp huyện thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Do vậy, trong thực tiễn ở các tỉnh, việc quyết định cơ cấu tổ chức, phân bổ chỉ tiêu biên chế hành chính và dự toán chi ngân sách dối với Uỷ ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị trực thuộc là rất khác nhau.

Trong phạm vi chức năng của mình, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Bợ Nội vụ ban hành Thông tư Liên tịch số 15/2003/TTLT-BKHCN-BNV ngày 15/7/2003 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở địa phương, theo đó, căn cứ đặc điểm, tình hình địa phương, Giám đốc Sở khoa học và công nghệ chủ trì phối hợp với Trưởng ban tổ chức chính quyền tỉnh xây dựng phương án để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định hình thức tổ chức cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và bố trí cán bộ, công chức chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện (khoản 2, Mục II).

Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các sở khoa học và công nghệ có thêm căn cứ xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có các văn bản sớ 760, 761/BKHCN-TCCB ngày 7/4/2004 hướng dẫn một số nhiệm vụ cụ thể của các sở khoa học và công nghệ và các điều lệ mẫu về tổ chức, hoạt động của trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ, trung tâm tin học và thông tin khoa học và công nghệ ở địa phương.

Trong thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn sau khi tham khảo ý kiến của lãnh đạo các tỉnh, thành để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các địa phương khi áp dụng các quy định nói trên trong thực tiễn.

Cử tri tỉnh Kiên Giang: “Cần ban hành các quy định cụ thể về chế độ khen thưởng, xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện các đề tài khoa học”.

Trả lời: Đúng là hiện nay chúng ta chưa có các quy định chi tiết, cụ thể về chế độ khen thưởng, xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện các đề tài, dự án khoa học và công nghệ.

Tuy nhiên, các nguyên tắc cơ bản về chế độ khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động khoa học và công nghệ đã được quy định tại một số văn bản hiện hành như: Luật Khoa học và Công nghệ, Nghị định 81/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Khoa học và Công nghệ, Nghị định 127/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoa học và công nghệ,...). Trên cơ sở đó, Nhà nước đã xây dựng một hệ thống các giải thưởng nhằm động viên, khuyến khích những người có tài năng và cống hiến đặc biệt xuất sắc cho đất nước, bao gồm Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ. Đồng thời, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng phối hợp với Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam trao giải thưởng VIFOTECH hàng năm cho các công trình khoa học và công nghệ có đóng góp lớn cho kinh tế - xã hội. Bộ cũng đã lập một tổ công tác thường xuyên theo dõi, thu thập thông tin qua báo chí và báo cáo của các ngành, địa phương nhằm phát hiện các cá nhân, tổ chức có công trình, sản phẩm tiêu biểu để tuyên dương, khen thưởng kịp thời.

Bên cạnh đó, đối với các hành vi vi phạm quy định của Luật Khoa học và Công nghệ; sử dụng sai mục đích ngân sách nhà nước đầu tư phát triển khoa học và công nghệ; gian lận để được hưởng ưu đãi, khen thưởng trong hoạt động khoa học và công nghệ; vi phạm các quy định về tuyển chọn, giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoặc thẩm định, đánh giá, nghiệm thu các chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ;... tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành, trong đó có hình thức xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định 127/2004/NĐ-CP nêu trên.

Tuy nhiên, các cơ chế, chính sách này cũng chưa đáp ứng được đòi hỏi của xã hội và nguyện vọng của các cán bộ khoa học và công nghệ. Do vậy, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng mới các cơ chế, chính sách thích hợp nhằm chăm lo cho đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ và ngược lại, đòi hỏi sự đóng góp có hiệu quả của đội ngũ này cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó, đối với các tổ chức, cá nhân chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cần có các hình thức khen thưởng thoả đáng, kịp thời song song với các chế tài cụ thể (thu hồi kinh phí, dừng thực hiện nhiệm vụ, không cho phép tham gia dự tuyển chủ trì các đề tài, dự án khoa học và công nghệ, xử phạt hành chính,...) để một mặt động viên, khuyến khích kịp thời các cán bộ khoa học và công nghệ phát huy sáng tạo, mặt khác đòi hỏi chất lượng, hiệu  quả cao của các công trình cũng như sự đáp trả xứng đáng của đội ngũ này cho phát triển khoa học - công nghệ và kinh tế - xã hội của đất nước.

Cử tri thành phố Hồ Chí Minh: “Chính phủ nên sớm thành lập một cơ quan thống nhất chuyên về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đẩy mạnh hoạt động của toà án, các vụ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ nên đưa ra xử lý tại toà”.

Trả lời: 1. Về việc thành lập một cơ quan thống nhất chuyên về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ:

Hiện nay, theo phân công của Chính phủ, việc quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ do 3 cơ quan đảm nhiệm: Bộ Văn hoá - Thông tin (quản lý quyền tác giả và quyền liên quan), Bộ Khoa học và Công nghệ (quản lý quyền sở hữu công nghiệp), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (quản lý quyền đối với giống cây trồng).

Việc thành lập một cơ quan thống nhất chuyên về bảo hộ sở hữu trí tuệ (như ý kiến cử tri đã nêu) cũng như vấn đề hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ nói chung đã được quan tâm, trao đổi nhiều trong quá trình soạn thảo Luật Sở hữu trí tuệ. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, vấn đề thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ được Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ giải quyết theo hướng sau:

Duy trì hệ thống gồm 3 Bộ quản lý (Khoa học và Công nghệ, Văn hoá - Thông tin, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), trong đó xác định rõ một cơ quan (Bộ Khoa học và Công nghệ) chịu trách nhiệm chính làm đầu mối giúp Chính phủ quản lý nhà nước trong lĩnh vực này để tránh chồng chéo và bỏ trống nhiệm vụ. (Thực tế nhiều năm qua cho thấy, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã đảm nhiệm tốt vai trò đầu mối trong một số hoạt động chung về sở hữu trí tuệ, như xây dựng chính sách, chiến lược, pháp luật và tham gia đàm phán các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ, được Chính phủ và các Bộ, ngành đánh giá cao).

Mô hình quản lý như trên được coi là phương án lựa chọn tối ưu trong điều kiện nước ta hiện nay, phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ của Đảng, Nhà nước và xu thế cải cách bộ máy hành chính nhà nước, đồng thời cũng phù hợp với mô hình chung của thế giới và được nhiều ý kiến ủng hộ, vì những lý do sau:

a. Thực tiễn trong nước:

- Phần lớn các đối tượng của quyền tác giả và quyền liên quan thuộc lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật do Bộ Văn hoá - Thông tin quản lý.

- Các đối tượng quan trọng nhất trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và thành quả của hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp,...) do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý.

- Giống cây trồng chỉ được áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp và việc đánh giá khả năng bảo hộ giống cây trồng đòi hởi phải tiến hành khảo nghiệm kỹ thuật trên thực địa - đây là công việc đòi hỏi chuyên môn sâu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý.

- Hơn nữa, nếu căn cứ vào vai trò, ý nghĩa của sở hữu trí tuệ (phạm vi ảnh hưởng rất rộng và tác động rất lớn tới mỗi mặt đời sống kinh tế - xã hội, từ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ cho đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, văn hoá, nghệ thuật, v.v...), có thể nói, không một Bộ nào đủ khả năng và chức năng để quản lý, phát huy hết mọi khía cạnh ảnh hưởng của sở hữu trí tuệ. Vì vậy, mô hình tổ chức cơ quan sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ trực thuộc Chính phủ như một số nước (Philippin, Trung Quốc, Liên bang Nga,...) không phù hợp với xu thế cải cách hành chính trong tổ chức bộ máy Nhà nước ta hiện nay.

b. Kinh nghiệm nước ngoài:

Mô hình tổ chức quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ phổ biến trên thế giới là: mỗi quốc gia có một hoặc một số cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương chuyên trách về sở hữu trí tuệ, thực hiện chức năng quản lý một, một nhóm hoặc tất cả các đối tượng sở hữu trí tuệ. Theo thống kê, có đến 70% quốc gia trên thế giới có cơ quan quản lý quyền tác giả và cơ quan quản lý quyền sở hữu công nghiệp riêng biệt. Trong số đó, cơ quan quản lý quyền tác giả được đa số các nước đặt ở Bộ phụ trách văn hoá, thông tin, xuất bản (riêng Hoa Kỳ là Thư viện của Quốc hội Liên bang và Philippin - tại Thư viện Quốc gia); cơ quan quản lý quyền sở hữu công nghiệp được nhiều nước đặt ở Bộ phụ trách công nghiệp và thương Mại - Bộ Công thương (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc,...); một số nước khác lại đặt tại Bộ phụ trách khoa học, công nghệ (Úc và các nước Đông, Trung Âu). Riêng đối với giống cây trồng, đại đa số các nước có cơ quan riêng đặt ở Bộ Nông nghiệp, chỉ một vài nước đưa giống cây trồng vào phạm vi quản lý của cơ quan sở hữu công nghiệp.

Như vậy, mô hình hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ gồm 3 Bộ, trong đó, Bộ Khoa học và Công nghệ làm đầu mối chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và mô hình chung của thế giới, đồng thời, cũng đảm bảo yêu cầu thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ như các cử tri TP. Hồ Chí Minh quan tâm.

2. Về việc đẩy mạnh hoạt động xét xử của toà án đối với các tranh chấp về sở hữu trí tuệ:

Thực tiễn hoạt động của hệ thống toà án nước ta cho thấy, số lượng các vụ việc tranh chấp, xâm phạm về sờ hữu trí tuệ được xét xử tại toà án trong những năm qua là hết sức hạn chế, không đáng kể so với số vụ được xử lý hành chính.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên, trong đó chủ yếu là:

Thứ nhất, bản thân hệ thống toà án chưa đủ năng lực thực thi:

- Thủ tục xét xử tại toà án còn rườm rà và kéo dài, gây tốn kém về thời gian, tiền bạc và công sức của người theo đuổi vụ kiện.

- Kinh nghiệm xét xử và kiến thức chuyên môn về sở hữu trí tuệ của các thẩm phán còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, khiến cho một số bản án của toà án chưa đảm bảo chất lượng. Điều này cũng gây ra tâm lý của người dân e ngại không muốn khởi kiện các vụ tranh chấp, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại toà án.

Thứ hai, pháp luật về sở hữu trí tuệ còn có những điểm bất cập:

- Một số quy định của pháp luật chưa cụ thể, rõ ràng khiến cho các thẩm phán gặp khó khăn, lúng túng khi xét xử (ví dụ: chưa có quy định cụ thể hướng dẫn về cách tính mức bồi thường thiệt hại trong các vụ xâm phạm, tranh chấp về sở hữu trí tuệ .)

- Theo quy định của pháp luật hiện hành, hầu hết các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đều có thể xử lý bằng biện pháp hành chính. Điều này đã dẫn đến tình trạng “hành chính hoá” các quan hệ dân sự. Một số trường hợp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tuy thuộc lĩnh vực dân sự, lẽ ra cần được giải quyết theo thủ tục dân sự tại toà án nhưng lại được xử lý bằng biện pháp hành chính cho đơn giản và đỡ tốn kém.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động xét xử tranh chấp, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại toà án, cần tiến hành đồng bộ các biện pháp sau:

1/ Ban hành quy định hướng dẫn cụ thể về thủ tục giải quyết các tranh chấp, xâm phạm về sở hữu trí tuệ theo nguyên tắc bảo đảm thủ tục xét xử kịp thời, nhanh chóng, đáp ứng được các yêu cầu đặc thù trong giải quyết các tranh chấp, xâm phạm về sở hữu trí tuệ.

2/ Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình đợ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật về sở hữu trí tuệ cho các thẩm phán; xây dựng đội ngũ thẩm phán chuyên trách về sở hữu trí tuệ.

3/ Trước mắt, tập trung thẩm quyền xét xử tại Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội và Toà án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời nghiên cứu, chuẩn bị cho việc thành lập Toà chuyên trách về sở hữu trí tuệ tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

4/ Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ, bảo đảm cơ sở pháp lý đồng bộ và thống nhất cho các toà án khi xét xử các tranh chấp, xâm phạm về sở hữu trí tuệ.

5/ Xác định rõ giới hạn, phạm vi các tranh chấp, xâm phạm về sở hữu trí tuệ có thể xử lý bằng các chế tài dân sự, hành chính hoặc hình sự, tránh tình trạng lạm dụng các chế tài hành chính.

Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ hiện nay và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật sau này đã và sẽ cố gắng giải quyết các vấn đề bất cập nói trên, đảm bảo để hoạt động xét xử tranh chấp, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của toà án nói riêng, các chế tài và thủ tục bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ nói chung đạt được chất lượng và hiệu quả thực thi theo yêu cầu.

Phạt hành chính: mức phạt tiền tối đa đến 100 triệu đồng và các biện pháp xử phạt bổ sung như buộc tiêu huỷ hàng hoá xâm phạm, tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh tới mức vô thời hạn (Nghị định 12/1999/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp). Phạt hình sự. phạt tiền từ 20 đến 200 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 2 năm, phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Nếu hành vi liên quan đến cấu thành tội sản xuất và buôn bán hàng giả theo các điều 156, 157 và 158 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội còn có thể bị phạt tù đến 20 năm hoặc chung thân, thậm chí bị tử hình (Bộ luật tố tụng hình sự 1999). Bồi thường thiệt hại: Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự tại Toà án. Theo đó, tổ chức, cá nhân bị vi phạm có quyền khởi kiện các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình trước Toà dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại (Bộ luật dân sự 1995, sửa đổi năm 2005; Bộ luật tố tụng dân sự 2004). Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ quy định mức bồi thường tối đa không quá 500 triệu đồng trong trường hợp không thể xác định được mức yêu cầu bồi thường theo các căn cứ do luật định.

Về xét xử hình sự, từ 2000 - 2002, toà án chỉ xét xử 125 vụ liên quan đến tội danh sản xuất, buôn bán hàng giả là hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia súc, phân bón. Về xét xử dân sự: số lượng các vụ tranh chấp, xâm phạm quyền sớ hữu trí tuệ được xét xử tại toà án rất ít, hầu như không đáng kể, từ năm 1995 đến nay, toà án xét xử về dân sự chưa đầy 20 vụ tranh chấp, xâm phạm quyền tác giả. Trong khi đó, đã có hàng nghìn vụ xử lý hành chính liên quan đến sở hữu trí tuệ được các cơ quan Thanh tra, Quản lý thị trường, Cảnh sát kinh tế và Hải quan thực hiện.

  • VietNamNet

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,