,
221
1841
Hồ sơ
hoso
/chinhtri/hoso/
741254
Cần xử lý việc lợi dụng quyền khiếu nại để gây rối
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
,

Cần xử lý việc lợi dụng quyền khiếu nại để gây rối

Cập nhật lúc 23:39, Thứ Ba, 06/12/2005 (GMT+7)
,

Nhiều cử tri kiến nghị với Thanh tra Chính phủ cần có biện pháp xử lý đối với các trường hợp lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để gây rối, vu khống, bịa đặt.

Soạn: AM 642656 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Công nhân Công ty Sea Young, quận Gò Vấp - TPHCM đang khiếu nại với cơ quan chức năng vì bị nợ lương, nợ BHXH. Ảnh: T.ĐỨC

Cử tri thành phố Hồ Chí Minh: “Cần đổi mới nhận thức và tiến tới hoàn thiện các quy định của pháp luật ngay từ khâu tiếp nhận, xử lý đơn thư theo hướng:

- Có những quy định thích hợp về kỹ thuật hành chính trong việc tiếp nhân đơn, thư khiếu nại tố cáo nhằm chuyên môn hoá việc tiếp nhận, xử lý đơn thư bước đầu; phân loại, hướng dẫn khiếu nại theo từng địabàn, từng khu vực, hẹn lịch đối thoại. Điều này phù hợp với xu hướng cải cách thủ tục hành chính theo hướng “một cửa, một dấu” hiện nay ở nước ta.

- Quy định biểu mẫu về đơn khiếu nại, bao gồm những thông tin hữu ích cho các cơ quan phân loại, xét xử giải quyết dễ sử dụng, dễ trình bày cho người khiếu nại. Từng bước yêu cầu người khiếu nại trình bày theo mẫu đã chuẩn hoá.

Về lâu dài nên quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính, hành vi hành chính theo hướng 1 vụ việc chỉ giải quyết ở 2 cấp hành chính: cơ quan có quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật bị khiếu nại là cấp thẩm quyền giải quyết lần đầu, cơ quan cấp trên trực tiếp giải quyết lần tiếp theo. Nếu người khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính đó trái quy định pháp luật thì có quyền khởi kiện tại Toà án hành chính.”

Trả lời:

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; khắc phục những tồn tại, vướng mắc đặt ra trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay, hướng tới hoàn thiện các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tại phiên họp ngày01/6/2004, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại tố cáo. Thực hiệný kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ đã chủ trì phối hợp cùng một số cơ quan chức năng tiến hành nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo, phục vụ cho việc ra nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 8.

Mặt khác, thực hiện đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước - đề án 112 của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ đã xây dựng phần mềm xử lý đơn thư và quản lý khiếu nại, tố cáo dùng chung. Chương trình đang được sử dụng tại cơ quan Thanh tra Chính phủ và một số tỉnh, bộ, ngành. Đây là một hệ thống phần mềm cơ sở phù hợp, có khả năng tiếp nhận, xử lý đơn thư, quản lý giải quyết khiếu nại, tố cáo đang trong quá trình thử nghiệm, khi hoàn chỉnh sẽ thực hiện trong cả nước.

Nhằm từng bước chuẩn hoá các mẫu biểu có liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, năm 2005 Thanh tra Chính phủ đã xây dựng dự án thống nhất các tiêu chí trong mẫu biểu báo cáo trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức thanh tra toàn quốc, hiện nay dự án đang tiếp tục được hoàn thiện.

Tại kỳ họp thứ 8 này, Chính phủ sẽ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo để đáp ứng yêu cầu Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), đồng thời tiếp tục nghiên cứu để thành lập cơ quan tài phán hành chính nhằm giải quyết hữu hiệu các khiếu kiện hành chính của công dân.

Cử tri tỉnh Yên Bái: “Trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với những trường hợp đã có quyết định giải quyết cuối cùng mà công dân vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo lên cấp trên. Đề nghị cơ quan trung ương nếu qua xem xét không có tình tiết mới thì trả lời rõ cho công dân, không ra văn bản chuyển về địa phương, tránh tình trạng công dân lợi dụng văn bản chuyển đơn của trung ương để gây sức ép yêu cầu địa phương giải quyết theo ý kiến của họ dù không đúng pháp luật.”

Trả lời:

Pháp luật về khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2004 đã quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo nhất là đối với các trường hợp khiếu nại về quyết định giải  quyết cuối cùng. Theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo thì quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng là quyết định có hiệu lực thi hành và người khiếu nại, tố cáo không được quyền khiếu nại tiếp. Tuy nhiên, Luật Khiếu nại, tố cáo cũng quy định: Tổng thanh tra có thẩm quyền kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét lại các quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng khi phát hiện có vi phạm pháp luật, đồng thời Tổng Thanh tra có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; trong trường hợp có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị hoặc yêu cầu người đã ban hành quyết định xem xét lại, nếu sau 30 ngày mà kiến nghị hoặc yêu cầu không được thực hiện thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

Thực tế hiện nay là: đơn khiếu nại về quyết định giải quyết cuối cùng chủ yếu thuộc một số vụ việc do lịch sử để lại, nhất là những vụ việc liên quan đến vấn đề nhà, đất qua các thời kỳ khác nhau là lĩnh vực phức tạp, rất khó giải quyết hoặc có những vấn đề Quốc hội đã có Nghị quyết là không xem xét giải quyết nhưng công dân vẫn đeo bám khiếu kiện để đòi quyền lợi của mình nên vụ việc kéo dài. Mặt khác có tình trạng một số công dân lợi dụng quyền khiếu nại, cố tình không chấp hành các quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng đã có hiệu lực pháp luật đã được giải quyết thấu tình đạt lý.

Đây cũng là một trong những nội dung sẽ được chỉnh sửa trong dự án luật sửa đổi bổ sung Luật Khiếu nại, tố cáo sẽ trình tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI này.

Cử tri thành phố Hà Nội: “Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền ban hành các chế tài nhằm xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng dân chủ khiếu nại, tố cáo sai, gây mất uy tín của Đảng, của chính quyền các cấp và của cá nhân.”

Trả lời:

Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 cũng như Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại tố cáo năm 2004 đã đề cập và quy định rõ việc xử lý đối với cá nhân có hành vi: kích động, dụ dỗ mua chuộc người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật; lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống, gây rối trật tự, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân; đe doạ, trả thù, xúc phạm người khiếu nại, tố cáo, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo; vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Nghị định 53/2005/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo đã quy định đối với các trường hợp vi phạm chưa đến mức phạm tội thì cảnh cáo, phạt tiền hay bị xử lý bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; những trường hợp phạm tội thì xử lý theo quy định của Luật Hình sự. Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng. Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 09/2005/TT-CA ngày 05/9/2005 hướng dẫn thực hiện Nghị định này. Như vậy chế tài xử lý đối với những trường hợp vi phạm đã được quy định ở nhiều luật, văn bản pháp luật hiện hành. Để giữ nghiêm kỷ cương pháp luật, nghiêm trị những cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc tiến hành các thủ tục xử lý vi phạm đảm bảo đúng trình tự, thẩm quyền luật định, vừa giúp cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật, đồng thời xử lý nghiêm minh những cá nhân lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để khiếu nại, tố cáo sai sự thật, gây rối.

Cử tri thành phố Hồ Chí Minh: “Chính phủ sớm ban hành nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo để cơ quan nhà nước có cơ sở xử lý đối với các trường hợp lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để gây rối, vu khống, bịa đặt, làm mất an ninh trật tự xã hội, đồng thời cần có quy định cụ thể về chế tài trách nhiệm đối với cơ quan nhà nước vi phạm thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Chính phủ sớm ban hành nghị định về thi hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo, trong đó quy định rõ trình tự, thủ tục xem xét lại quyết định giải quyết cuối cùng; việc tổ chức đối thoại. Chính phủ cần quy định thống nhất về tin hoc hoá trong lĩnh vực quản lý công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.”

Trả lời:

Sau khi Luật sửa đổi bổ sung Luật Khiếu nại, tố cáo được Quốc hội ban hành, ngày 19/4/2005 Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh 53/2005/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo. Nghị định đã quy địnhvề việc tổ chức đối thoại trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với người dân và trách nhiệm thực hiện của người giải quyết khiếu nại, tố cáo; các hình thức xử lý đối với cán bộ, công chức vi phạm (trong đó có cả việc trì hoãn việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân của người có trách nhiệm) về hành chính và hình sự.

Trước đó ngày 18/3/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2005/NĐ-CP quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng. Nghị định đã quy định các hành vi bị nghiêm cấm; việc áp dụng các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự công cộng; trách nhiệm của các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức bảo đảm trật tự công cộng và việc khen thưởng, xử lý vi phạm.

Để đảm bảo thực hiện tốt pháp luật về khiếu nại, tố cáo; Nghị quyết số 30/2004/QH11 ngày 15/6/2004 của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 36/2004/CT-TTg ngày 27/10/2004 về việc chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước đề cao và thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; phải xác định công tác này là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, vừa cấp bách, vừa lâu dài; phải gắn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo với công tác quản lý hành chính nhà nước.

Đối với vấn đề tin học hoá trong lĩnh vực quản lý công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo: trong những năm qua, Chính phủ luôn quan tâm, chỉ đạo ứng dụng tin học (Chính phủ điện tử) vào quản lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, công tác tiếp dân. Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ đã xây dựng các chương trình phần mềm ứng dụng trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo để áp dụng thống nhất trên toàn quốc. Trước mắt sẽ tiến hành thử nghiệm ở một số bộ, ngành, địa phương. Trên cơ sở đó, sẽ nghiên cứu sửa chữa, khắc phục những sai sót, hoàn thiện dùng chung trong cả nước.

·        VietNamNet

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

Tin khác của 'Hồ sơ'

,
Quảng cáo
,
,
,