,
221
1841
Hồ sơ
hoso
/chinhtri/hoso/
934864
"Nhân dân đang đón chờ những thành tựu văn học mới"
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
,

'Nhân dân đang đón chờ những thành tựu văn học mới'

Cập nhật lúc 23:22, Thứ Bảy, 19/05/2007 (GMT+7)
,

Nhân lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Nhà văn, Thường trực Ban Bí thư TƯ Đảng Trương Tấn Sang đã đến dự và có bài phát biểu quan trọng, nêu rõ những chỉ đạo và định hướng của Đảng đối với văn học thời kỳ mới. VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu. Tiêu đề do tòa soạn đặt.

Hôm nay, chúng ta kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Nhà văn VN, thay mặt các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi xin gửi lời chào nồng nhiệt đến các nhà văn VN, đến các bạn yêu văn học, đến tất cả những ai gắn bó, yêu mến nền văn học nước nhà.

Trong những ngày Tháng Năm lịch sử này, cùng với kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Nhà văn VN, trên khắp đất nước ta, tinh thần ngày 30/4, 1/5, ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), sinh nhật Bác Hồ kính yêu (19/5), ngày bầu cử đại biểu QH khóa XII (20/5) làm cho mỗi người VN có thêm niềm tin, niềm tự hào sâu sắc về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, về đất nước anh hùng của mình.

77 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, cả dân tộc ta đã trải qua một thời kỳ lịch sử vĩ đại. Đó là thắng lợi oanh liệt của cuộc kháng chiến xâm lược, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên CNXH. Đó là thắng lợi của công cuộc đổi mới, đưa đến những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, làm cho thế và lực nước ta mạnh hơn bao giờ hết. Hiện thực phong phú và vĩ đại đó là cơ sở, là cội nguồn cho sự ra đời và phát triển một nên văn hóa, một nền văn học VN cách mạng, nhân văn và hiện đại trong thời đại mới.

Phát triển trong một thời kỳ của những biến đổi sâu sắc, cùng với những thành tựu to lớn của đất nước, 50 năm qua, văn học - nghệ thuật VN đã đạt được những thành tựu đáng tự hào. Đó chính là một trong những nguồn lực tinh thần quý giá, góp phần tạo nên sức mạnh vô địch cho các thế hệ chiến đấu và lao động, sáng tạo vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thành tựu của 50 năm sáng tạo đó đã trở thành di sản tinh thần - văn hóa mà các thế hệ người VN hôm nay và mai sau mãi mãi trân trọng, phát huy. Truyền thồng của nền văn học ấy, và những tên tuổi thân yêu và chói sáng, thật là to lớn và rất đáng tự hào. Nhất là thành quả ấy đạt được trong những tháng năm chiến đấu đầy hy sinh, gian khổ và vô cùng khốc liệt... những năm tháng đồng bào, chiến sỹ ta, đội ngũ văn nghệ sỹ chúng ta vừa kiên định bảo vệ và giương cao ngọn cờ Tổ quốc và CNXH, vừa năng động đổi mới để tiến lên cùng thời đại.

Các thế hệ nhà văn VN, từ hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, cho đến hôm nay luôn là những người mang trong mình một tấm lòng son sắt: yêu nước, thương dân, trăn trở, lo nghĩ về đất nước, về con người, về văn hóa VN. Chủ nghĩa nhân văn VN luôn luôn đồng nghĩa với chủ nghĩa yêu nước VN. Và chủ nghĩa yêu nước ấy đã trở thành một giá trị bền vững và cao quý trong chủ nghĩa nhân văn của dân tộc ta. Tất cả chúng ta luôn tâm niệm rằng, lòng yêu nước là khôn cùng, là một giá trị cao cả, có sức sống mãnh liệt và luôn luôn mới đối với mỗi chúng ta. Mỗi trang viết của nhà văn về đất nước, về hạnh phúc và khổ đau, về suy tư và ước vọng của mỗi người VN, đều được rọi sáng, nâng dắt bởi tình yêu nước sâu xa và trong sáng đó.

Yêu nước, phấn đấu cho độc lập tự do của Tổ quốc, cho hạnh phúc của nhân dân, cho thắng lợi của CNXH là đích chung của toàn dân tộc và cũng là sứ mệnh cao cả của nhà văn. Hiện nay, các nhà văn của chúng ta đang đứng trước nhiều vấn đề mới của sáng tạo nghệ thuật, trong một thời cơ lớn của đất nước, đồng thời đang đan xen nhau giữa các xu thế, trào lưu, giữa thiện - ác, tốt - xấu, liêm khiết - tham nhũng, kiên định - thoái hóa... Tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, sự phân hóa giàu, nghèo trong xã hội, giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng cơ sở cách mạng, bài toán về phát triển con người, giáo, dục, khoa học, văn hóa dân tộc và hội nhập toàn cầu đang diễn ra... Trong một hiện thực như thế, thời cơ lớn đang đến luôn là nhân tố vượt trội cần phải tận dụng tối đa để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, làm cho nước ta sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển để trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đồng thời bao nhiêu câu hỏi, bao nhiêu những vấn đề nóng bỏng, bao nhiêu thách thức đan xen không chỉ là của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, mà cũng là những vấn đề, những đề tài lớn của văn học, đòi hỏi các nhà văn phải cùng Đảng, cùng nhân dân nhiệt huyết và dũng cảm góp sức tham gia giải quyết. Thử thách là rất lớn. Nhưng bất kể thử thách như thế nào,  sức mạnh của toàn xã hội, toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó có Hội Nhà văn, ngòi bút của các nhà văn, phải được huy động dưới sự lãnh đạo của Đảng để làm chuyển biến tình hình, giải quyết các trở ngại trên đường đi tới. Cảm hứng của văn học được dấy lên từ hiện thực cuộc sống, từ cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất để vượt qua những thử thách gay gắt và nóng hổi của thực tiễn để làm nên những tác phẩm có giá trị, vì sự phát triển của đất nước và con người VN, vì tương lai tươi sáng của dân tộc.

Sáng tạo văn học nghệ thuật là một công việc cao quý, tinh tế, thầm lặng và phức tạp, đòi hỏi một lao động nghệ thuật tổng hợp, dựa trên sự am tường sâu sắc cuộc đời và con người và dựa trên tài năng cá nhân. Nhưng trước tiên, nó phải là tầm nhìn, cái nhìn, cách nhìn cuộc đời, con người, thế giới. Các nhà văn là những người luôn có khát vọng tìm tòi, đổi mới, ham muốn tìm hiểu cái hay, cái đẹp của nhiều cách viết, nhiều nền văn học nhưng không bao giờ được quên mình đang đứng ở đâu, đang viết cho ai, đang nhìn cuộc đời này, thế giới này bằng đôi mắt trí tuệ và tâm hồn VN. Đôi mắt VN, trí tuệ và tấm lòng VN, ý chí VN, qua bao thử thách khắc nghiệt của cuộc đời, vẫn nguyên vẹn và ngày càng phát triển, ngày càng bản lĩnh để vững vàng và tự khẳng định mình. Vì thế, đối mắt ấy, trí tuệ và tâm hồn của mỗi nhà văn VN phải đồng thơi là của nhân dân, của dân tộc mình.

Một trong những quy luật riêng của sáng tạo văn học nghệ thuật là nó luôn soi rọi con người, cuộc đời từ nhiều phía, phía đi lên, phía khó khăn, phía sáng và phía tối từ ba chiều, cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Nó nâng dắt con người vươn tới chân - thiện - mỹ, nhưng nó cũng suy tưởng, chiệm nghiệm bao nhiêu vẫn đề về lẽ sống, về những bí ẩn của con người và cuộc đời. Nó không chỉ biết tới thắng lợi, nó còn biết đến những thất bại, song vượt lên vẫn phải là một niềm tin tỉnh táo và bền vững vào sức mạnh của lẽ phải, của chân lý.

Dù phản ánh từ phía nào, theo cách thể hiện nào, là một sản phẩm tinh thần cao quý của con người, văn học chân chính phải phản ánh hiện thực sinh động, chân thật và sâu sắc sự nghiệp cách mạng của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN XHCN bằng những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhân văn, tuyệt đối không được hạ thấp con người, không tuyên truyền cho bi quan, tuyệt vọng, cho bạo lực, bạo dâm, cho cái ác và không khi nào văn học từ bỏ lý tưởng nhân đạo và cách mạng của chúng ta. Tổ quốc, nhân dân và bạn đọc luôn đặt niềm tin, tình cảm và sự ủy thác của mình đối với các nhà văn.

Cuộc tranh luận giữa truyền thống và cách tân trong văn học, cuộc thi đua lành mạnh giữa các tài năng và bút pháp, những khát vọng tìm tòi để đi đến đỉnh cao của sự nghiệp sáng tạo, rất cần được thực hiện trên một tinh thần nghiêm túc tiếp thu, phát huy, phát triển văn hóa dân tộc và cách mạng, tuân theo quy luật sự tiếp biến văn hóa nhân loại. Dân tộc, nhân văn, trí tuệ và cách mạng là đích đến của văn hóa, văn học VN. Chúng ta không bao giờ buông lỏng ngọn cờ độc lập - tự do - hạnh phúc theo tư tưởng HCM; không bao giờ xa rời sự hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, sự hài hòa lợi ích của các bộ phận trong cộng đồng dân tộc VN. Phải chăng đó là quan điểm sáng tác và là cảm hứng lớn của văn học nghệ thuật, là đòi hỏi của chính đời sống đối với sự nghiệp văn học VN và đối với mỗi nhà văn VN.

Khi đội ngũ nhà văn của chúng ta thống nhất với nhau về quan niệm, về cái nhìn trong tất cả sự đa dạng của mỗi người, mỗi phong cách nghệ thuật thì chắc chắn rằng một chân trời bao la cho sáng tạo văn học nghệ thuật, từ chủ đề cho đến chất liệu, từ ý tưởng cho đến ngôn từ, bút pháp... sẽ mở ra và mợi gọi các nhà văn. Và cuối cùng, tài năng, tâm huyết, lao động của các nhà văn sẽ là cái quyết định. Tổ quốc, nhân dân, Đảng và Nhà nước ta cùng đông đảo bạn đọc, với tất cả niềm tin yêu đang chờ đón những thành tựu mới của các nhà văn, để làm phong phú và giàu có thêm nền văn học hàng ngàn năm, hàng trăm năm và 50 năm của chúng ta.

Chúc các nhà văn VN dồi dào sức sáng tạo, chúc một cuộc khởi hành mới, hứa hẹn những thành công mới, từ mốc kỷ niệm 50 năm này của Hội Nhà văn VN.

  • Trương Tấn Sang
,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

Tin khác của 'Hồ sơ'

,
Quảng cáo
,
,
,