221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
460422
Intel: Đưa tin học về với cộng đồng
1
Article
null
Intel: Đưa tin học về với cộng đồng
,

(VietNamNet) - Từ các chương trình "Máy tính Thánh Gióng", "Giáo dục hướng đến tương lai", nay Intel lại mở chương trình dài hạn "Đưa tin học về với cộng đồng". Trao đổi với tổng giám đốc Intel VN Thân Trọng Phúc về ý nghĩa của các chương trình này.

Các thành viên tham gia chương trình "Đưa tin học về với cộng đồng" của Intel VN trước giờ xuất phát sáng 15/7. (Ảnh: C.T)

Mục đích của Intel khi thực hiện chương trình "Đưa tin học về với cộng đồng" cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long?

- Ông Thân Trọng Phúc: Vào thời kỳ đầu, các hoạt động giới thiệu công nghệ mới, hội thảo về sản phẩm của Intel mới chú trọng đến khu vực Hà Nội và TP.HCM; sau đó mở rộng ra Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng. Đến năm 2004, chúng tôi muốn mở rộng hoạt động khắp 61 tỉnh, thành qua các chương trình mang tính xã hội. Trong năm nay, Intel VN sẽ thực hiện chương trình "Đưa tin học về với cộng đồng" đến 45 tỉnh, thành. Năm 2005, cộng thêm một số hoạt động khác ở những  tỉnh, thành lớn, chương trình của Intel sẽ được mở rộng đến 61 tỉnh, thành trong cả nước.

Đợt đầu tiên, Intel sẽ tổ chức các ngày hội tin học ở bảy tỉnh, thành thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong khoảng thời gian từ 15 đến 29/7. Long An, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau là những điểm dừng chân của đoàn xe buýt chở các thành viên tổ chức ngày hội tin học. Ở mỗi tỉnh, thành mà đoàn xe đi qua, Intel sẽ mở các buổi giới thiệu về công nghệ máy tính mới nhất, tư vấn cách sử dụng máy tính hiệu quả, truy cập Internet miễn phí,...

Chúng tôi đã làm việc với Công ty VDC để họ kéo đường truyền Internet đến từng địa điểm tổ chức ngày hội. Các đại lý ở từng địa phương sẽ đưa máy tính đến cho người dân sử dụng. Cùng đi trong chuyến này có sự tham gia của hai công ty máy tính FPT E-lead và CMS.

Đối tượng mà Intel quan tâm trong chuyến đi này?

- Tuỳ theo ý định của đơn vị cùng phối hợp tổ chức, sẽ có các địa điểm và đối tượng mời khác nhau như sinh viên - học sinh, công chức, giáo viên,... Chúng tôi khuyến khích việc mời đa dạng các đối tượng; nói chung là ngày hội này dành cho người tiêu dùng.

Địa điểm tổ chức ngày hội có thể là nhà văn hoá thanh niên, trường đại học, bưu điện tỉnh thành,... tuỳ điều kiện tổ chức tại chỗ của từng địa phương. Đặc biệt, Intel chú trọng đến sinh viên, học sinh - đối tượng rất cần máy tính và ở những vùng xa xôi thường không có máy tính.

Trong kế hoạch thực hiện chương trình dài hạn "Đưa tin học về với cộng đồng", chúng tôi quan tâm đến những vùng xa xôi như các tỉnh vùng cao ở phía Bắc, các tỉnh miền Trung, khu vực Tây Nguyên,...

So sánh với những tuần lễ Intel Party trước kia, chương trình này có điểm gì khác?

Ông Thân Trọng Phúc: "Chúng tôi muốn mở rộng phạm vi hoạt động của Intel ra khắp  61 tỉnh, thành". (Ảnh: C.T)

- Cơ bản thì hai hoạt động này gần giống nhau nhưng chương trình "Đưa tin học về với cộng đồng" sẽ giúp Intel triển khai nhanh hơn ở nhiều tỉnh, thành. Trước kia, muốn tổ chức Intel Party, phải có thời gian chuẩn bị trước gần một tháng. Còn đối với chương trình này, nhờ việc di chuyển giữa các địa phương sử dụng phương tiện xe buýt nên hành trình cơ động hơn. Mọi công tác tổ chức đã được sắp xếp trước nhờ sự hỗ trợ của chính quyền, cơ quan địa phương. Trong một thời gian ngắn, chúng tôi có thể đi được nhiều tỉnh thành hơn.

Thông qua những ngày hội tin học, những người đã có máy tính sẽ có thêm thông tin về công nghệ; còn những người chưa có máy tính sẽ có dịp tìm hiểu về máy tính. Người tiêu dùng sẽ tăng thêm sự hiểu biết về máy tính, công nghệ thông tin (CNTT) qua các bài nói chuyện về công nghệ, tư vấn về sản phẩm. Ngay cả nông dân cũng có thể đến với ngày hội tin học để tìm hiểu về máy tính và sử dụng Internet một cách dễ dàng.

Như vậy, nhìn chung trong năm nay, Intel sẽ thực hiện những chương trình nào liên quan đến cộng đồng ở Việt Nam?

- Sau chương trình "Máy tính Thánh Gióng", chúng tôi đã triển khai bước đầu chương trình đào tạo với tên gọi "Giáo dục hướng đến tương lai". Đến nay, đã có khoảng 300 giáo viên thuộc các trường Đại học Sư phạm tại Hà Nội và TP.HCM trãi qua lớp đào tạo này. Đây là một chương trình đào tạo giáo viên về cách thức đưa CNTT vào lỉnh vực giáo dục với công cụ máy tính và Internet. Chúng tôi muốn giáo viên tạo cơ hội cho các em học sinh chủ động hơn trong phương thức học tập bằng cách vận dụng khả năng suy luận, thu thập thông tin, biện minh và sáng tạo. Chương trình này hướng đến nhóm giáo viên phổ thông và sinh viên các trường sư phạm. Giai đoạn đầu, Intel chọn các trường sư phạm vì các sinh viên ở đây sẽ trở thành giáo viên trong những năm tới và họ sẽ truyền đạt cách giáo dục này đến thế hệ tương lai.

Về chiến lược lâu dài, Intel có bốn định hướng: Thứ nhất là chương trình phổ cập tin học ở phạm vi rộng (Máy tính Thánh Gióng). Thứ nhì, đưa công nghệ (không chỉ riêng CNTT) vào lĩnh vực giáo dục. Thứ ba, hỗ trợ cho các ngành công nghiệp. Thứ tư, đưa các công nghệ mới nhất của Intel  về Việt Nam.

Hiện nay, tập đoàn Intel có chính sách giới thiệu công nghệ mới cùng lúc trên phạm vi toàn cầu. Nghĩa là, thời điểm giới thiệu công nghệ mới của Intel sẽ diễn ra cùng ngày tại  Việt Nam và Mỹ.

  • Chí Thịnh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,