221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
531544
Khi ĐTDĐ camera hóa... chuột và hơn thế nữa!
1
Article
null
Ngành kinh doanh "Scan" với ngắm và click:
Khi ĐTDĐ camera hóa... chuột và hơn thế nữa!
,

Có rất nhiều lý do ngăn cản bạn đến tra cứu thông tin tại các điểm thông tin công cộng: Những màn hình cảm biến (touch-screen) nhờn dầu, những quả cầu di chuột (trackball) sứt mẻ và màn hình thì dường như bị đóng băng từ hàng thập kỷ. Nhưng đừng lo, bởi vì...

... Bởi những trải nghiệm "kinh dị" đó sẽ không tồn tại lâu nữa, khi bạn chẳng còn phải động tay đến những chiếc màn hình nói trên để tra cứu thông tin trên mạng. Chúng sẽ được thay thế bằng một loại thiết bị khác, di động và cực-kỳ-cá-nhân: màn hình và camera tích hợp của ĐTDĐ. Các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm của Đại học Cambridge đã lên kế hoạch sử dụng những phần cứng sẵn có trên thị trường để biến điện thoại chụp hình thành... chuột, điều khiển từ xa, bàn phím và... hơn thế nữa. 

Ngắm và click

"Thay vì phải gánh chịu đủ mọi phiền nhiễu khi sử dụng thiết bị trong môi trường  công cộng "lắm tác nhân phá hoại", bạn có thể yên tâm nhét chiếc máy tính giá rẻ của mình vào tít trong phòng hậu của cửa hàng mà vẫn đảm bảo dùng nó như bình thường. Bằng cách nào ư? Chỉ cần treo một số tờ giấy in các hình ký hiệu tròn đặc biệt lên gian ngoài mà thôi. 

Soạn: AM 168427 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Mã điểm SpotCodes.

Trên những poster này là biểu tượng mà các nhà nghiên cứu gọi là Mã Điểm (SpotCodes): Những vòng tròn đồng tâm của các khối hình đen trắng tượng trưng cho các giá trị 0 và 1 của hệ nhị phân. Hướng chiếc điện thoại chụp hình của bạn vào hình mã rồi click vào phím kích hoạt dịch vụ không dây, bạn đã có thể thực hiện được những nhiệm vụ như mua vé xe lửa, kiểm tra giờ khởi hành của máy bay hoặc download nhạc chuông trong chớp mắt!

Những mã điểm này có thể tạo ra dễ dàng từ máy in mực và thậm chí máy camera độ phân giải cực thấp cũng đọc được. 

SpotCode không phải là sản phẩm duy nhất độc chiếm địa hạt này. Nhiều hãng công nghệ cũng đã giới thiệu ra thị trường các loại công cụ và định dạng cho phép sử dụng điện thoại chụp hình (hoặc palmtop chụp hình) để bắc chiếc cầu nối hai thế giới ảo-thực. Tương tự, các ứng dụng tiềm năng cũng thật là phong phú. Lấy thí dụ, nhóm SpotCode đã xây dựng một dịch vụ thử nghiệm mô phỏng phi trường: Màn hình plasma trên đầu hiển thị thông tin về các chuyến bay và, nếu bạn muốn, những chi tiết này sẽ được lưu lại trong điện thoại cho bạn. Máy sẽ tự kích hoạt chức năng nhắc nhở bằng một tin nhắn gửi đến bạn ngay trước giờ lên máy bay. 

Soạn: AM 168425 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
SpotCode có thể thu thập thông tin trong cài đặt công cộng theo mục đích sử dụng cá nhân.

Mặc dù vậy, một phần động cơ thúc đẩy nhóm tác giả của Đại học Cambridge nghiên cứu lại chính là vì họ muốn tận dụng tốt hơn những chiếc màn hình công cộng đang bị phí hoài chức năng. "Đa số thông tin là tĩnh tại, vì vậy đặt chúng lên một màn hình plasma quả là sự phí phạm lớn." - TS Sharp, trưởng nhóm cho biết. Nhóm của ông đã tìm mọi cách sử dụng những màn hình plasma cỡ lớn kiểu này để hiển thị những hình ảnh quá lớn đối với màn hình ĐTDĐ, chẳng hạn như bản đồ chi tiết về các ga khởi hành cho khách du lịch. Cùng lúc, các thông tin cá nhân hoá sẽ vẫn được giữ lại để hiển thị riêng trên màn hình điện thoại cá nhân. 

"Ý tưởng của chúng tôi là thay vì một màn hình và bàn phím nhỏ, bạn sẽ có một màn hình plasma vĩ đại ngay trước mặt mình cùng cả một ngân hàng phím bấm trên đó." - TS Sharp nói. 

Khác với màn hình cảm biến (touch screen), đòi hỏi người sử dụng phải đứng cách màn hình không quá chiều dài một cánh tay, một chiếc điện thoại chụp hình sẽ cho phép bạn điều khiển màn hình từ khoảng cách khá xa. Các biểu tượng SpotCode là điểm cuối của một đường cáp ảo, mà cũng là xuất phát điểm ban đầu của mọi kết nối.

Bắc cầu ảo-thực

Từ lâu, điện thoại di động đã có thể làm nhiều hơn việc gọi điện và chụp hình. Bạn có thể dùng chúng để trả tiền đỗ xe, mua hàng từ các máy bán hàng tự động, chiếu hình ảnh lên tường, xem tốc độ chạy xe của mình và thậm chí là dò đường trong một thành phố xa lạ,... 

Soạn: AM 168429 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Khi ống kính nhận ra biểu tượng, một hình chữ thập đỏ sẽ xuất hiện trên màn hình.

Thế nhưng cái khao khát kết nối được hai thế giới ảo và thực, giữa giấy in và trực tuyến thì mới chỉ trở thành hiện thực gần đây, một phần nhờ vào tốc độ phát triển đến chóng mặt của điện thoại chụp hình. Hàng triệu chiếc máy điện thoại cao cấp đang được sử dụng trên toàn thế giới, và doanh số bán ra của chúng đã vượt mặt cả máy ảnh số thông thường. 

Phần lớn các hệ thống đều hoạt động dựa trên một nguyên lý cơ bản: phần mềm chuyển đổi ống kính camera tích hợp trong điện thoại thành một máy scanner, tương tự như máy đọc mã vạch vậy. Khi bạn chĩa ống kính vào một biểu tượng có thể nhận dạng được, màn hình điện thoại sẽ trở thành một kính ngắm thực. Cụ thể, trong trường hợp của SpotCode, một khi ống kính nhận ra biểu tượng, một hình chữ thập đỏ sẽ xuất hiện trên màn hình (cái này thì tất cả những ai hay chụp ảnh đều rất quen thuộc). Bạn nhấn nút để kích hoạt một dịch vụ mà điểm mã xác định sẵn, chẳng hạn như tải một trang Web hoặc gửi địa chỉ email, v.v... và thế là xong. 

Những biểu tượng "clickable" (bấm được) này có thể xuất hiện trong rất nhiều hình thức khác nhau, trên bất cứ bề mặt nào, kể cả một tấm poster, một trang in, một chiếc áo T-Shirt hay thậm chí là một hộp bột giặt Tide và một lon Coca Cola. Nói về điều này, Chas Fritz, chủ tịch của NeoMedia Technologies, một hãng phát triển công nghệ mã điểm được gần một thập kỷ nay, đã đúc rút bằng một câu ngắn gọn :"Với chúng tôi, lon Coca giờ cũng có thể tương tác"! 

Châu Á chạy trước ...

Soạn: AM 168431 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Người Mỹ có thể thấy ngỡ ngàng với những ứng dụng nói trên, song thực ra, chúng đã ngày một trở nên phổ biến tại châu Á trong suốt... hai năm qua. Tại Nhật, bạn có thể chĩa điện thoại vào một bản đồ giấy để tìm ra đường đến chiếc máy ATM gần nhất, tìm thông tin thêm về những loài sinh vật bơi lội tung tăng trong Thuỷ cung hay "huấn luyện" cho điện thoại chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như tình trạng tươi tốt của các sản vật bên trong khu chợ địa phương. 

Nhân tố chủ chốt quyết định tốc độ phát triển tên lửa của các dự án thú vị này là việc các hãng cung cấp dịch vụ di động lớn ở châu Á như DoCoMo và Vodafone đều cho cài đặt các phần mềm scan cần thiết vào đa số những mẫu máy mới được phát hành. Tuy nhiên, thị trường châu Âu và Bắc Mỹ thì vẫn cứ phải... chờ đã.

"Khi nào các hãng chế tạo điện thoại bắt đầu tích hợp phần mềm tương thích vào điện thoại của họ thì công nghệ này mới thực sự cất cánh được." - Anil Malhotra, phó chủ tịch Bango, một công ty chịu trách nhiệm thương mại hoá sản phẩm SpotCodes cho biết - "Nhật Bản là một tấm gương điển hình để chúng tôi học tập. Công nghệ này thực sự đắc dụng tại một đất nước nơi công nghệ nói chung ở một trình cao hơn." 

Còn hiện tại, các ứng dụng mà những hãng như NeoMedia tung ra thị trường Bắc Mỹ chỉ mới ở dạng thăm dò. Một ứng dụng cho phép công nhân vệ sinh dùng điện thoại chụp hình để xác định chất gì đổ tràn ra sàn. Một ứng dụng khác của SemaCode, một hãng có trụ sở tại Ontario lại cho phép cập nhật thông tin về bến đỗ xe buýt. Những người tình nguyện đã dán các biểu tượng Semacode tại các bến xe của một vài thành phố tại Mỹ. Khi bạn chĩa điện thoại vào những mã này, chúng sẽ kết nối với các dữ liệu từ NextBus.com, cho phép bạn theo dõi hành trình của xe.

Soạn: AM 168433 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Chụp ảnh một cuốn sách có sử dụng phần mềm SpotCodes, bạn sẽ biết ngay giá của nó trên Amazon!

Mặc dù vậy, đa phần các ứng dụng đều xoay quanh chuyện mua sắm, như tìm thông tin về thông số kỹ thuật của một đầu đĩa DVD hoặc kiểm tra số sản phẩm trong kho. Một lần khác, bạn bước vào cửa hàng của Barnes& Noble, click vào một cuốn sách sử dụng phần mềm mã điểm, nó sẽ kết nối bạn trực tiếp với giá trên Amazon. Những ứng dụng kiểu này sẽ giúp các hãng kinh doanh thương mại điện tử tiết kiệm được ối tiền thuê mặt tiền cửa hiệu, song vẫn đạt được hiệu quả của một sự hiện diện "thực". 

Có thể bạn sẽ đặt câu hỏi: vậy có hay không một mặt trái của công nghệ này? Tất nhiên, các cửa hiệu thực sẽ cảm thấy đang bị "lừa" khi treo các tờ biểu tượng điểm mã, còn các nhà điều hành mạng thì đau đầu thêm một chút vì lưu lượng phụ trội mà ứng dụng "ngắm-click" tạo ra. 

Đây mới chỉ là những ngày đầu trứng nước của một ngành kinh doanh có tên gọi "scan commerce", và cũng còn quá sớm để đưa ra bất cứ lời dự đoán nào về nơi cũng như người có thể kiếm được bộn tiền từ nó. Đó là lý do vì sao mà một hãng chip như Intel lại rót tiền cho công trình nghiên cứu của Đại học Cambridge. Ai dám bảo họ không dây dưa dính dáng gì đến công nghệ này cơ chứ?

Cầm Thi (Theo The New York Times)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,