221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
567988
Thẻ Internet phone lậu vẫn tràn ngập!
1
Article
null
Thẻ Internet phone lậu vẫn tràn ngập!
,

Giới kinh doanh dịch vụ điện thoại Internet (Internet Phone) nhận định rằng doanh số của loại dịch vụ này tại thị trường VN ước khoảng 20-25 tỉ đồng mỗi tháng. Thế nhưng trong đó, doanh số của các loại thẻ lậu đang chiếm đến khoảng 15 tỉ đồng!

Đây có lẽ là một kỷ lục mà chưa có loại hình dịch vụ hay sản phẩm hàng hóa nào phá được, hàng lậu vẫn chiếm đa số!

Như... “nấm mọc sau mưa”!

Soạn: AM 248785 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Thẻ lậu E-voiz được bày bán tràn ngập trên thị trường

Internet Phone được xem là một dịch vụ cho phép “nói chuyện quốc tế” với chi phí rẻ nhất từ trước đến nay tại VN. Thế nhưng trong lúc các doanh nghiệp trong nước vẫn còn ra sức thuyết phục các cơ quan chức năng “gật đầu” để được kinh doanh Internet Phone tại VN thì một số loại thẻ lậu trong lĩnh vực này đã được chào bán khắp nơi.

Tất nhiên lúc bấy giờ phương thức buôn lậu thẻ Internet Phone còn khá đơn sơ: in mã số bí mật (hay còn gọi là số PIN) lên mảnh giấy nhỏ và các đầu nậu lấy hàng qua e-mail (thật ra đó là danh sách các mã số bí mật), rồi phân phối lại cho người sử dụng. Đến nay, phương thức buôn lậu này vẫn được các tay “trùm” đường dây Internet Phone áp dụng. Chỉ có khác là thẻ lậu được in đẹp hơn, bài bản hơn, qui mô buôn lậu lớn hơn, mạng lưới phân phối thẻ lậu rộng hơn trước rất nhiều...

Vào tháng 11-2004, các cơ quan chức năng tiến hành đợt kiểm tra đầu tiên về kinh doanh Internet Phone lậu. Sau sự kiện khá bất ngờ này, các hoạt động buôn bán thẻ Internet Phone lậu tại nhiều nơi trên cả nước trở nên rụt rè hơn. Thậm chí có nơi không dám bán thẻ lậu nữa.

Theo đánh giá của Công ty NetNam - một trong sáu nhà cung cấp dịch vụ Internet Phone tại VN, ở thời điểm diễn ra kiểm tra, bắt giữ thẻ Internet Phone lậu thì doanh số của các nhà cung cấp dịch vụ trong nước tăng lên đáng kể, ước khoảng 30-40%. Nhưng hiệu quả chỉ được một thời gian ngắn ngủi, khoảng hơn một tuần thôi, còn sau đó thì thẻ lậu vẫn “tái xuất giang hồ” và hoạt động buôn lậu Internet Phone vẫn sôi động trở lại như trước đó.

Thẻ lậu vẫn chiếm khoảng 70% thị phần tại TP.HCM mà phổ biến vẫn là các thẻ Internet Phone như E-voiz, MediaRing, Sky... Thậm chí mua thẻ lậu còn dễ hơn cả mua thẻ của các nhà cung cấp trong nước, gọi điện thoại là được mang đến tận nhà, ra dịch vụ Internet công cộng nào mà chẳng có...

Chào thua với... thẻ lậu?

Ông Phạm Thành Đức - phó giám đốc chi nhánh Công ty truyền thông FPT tại TP.HCM - nói rằng thực tế cho thấy việc chống Internet Phone lậu cứ làm gắt thì giảm, giãn ra thì buôn lậu trở lại như cũ. Theo ông, chống buôn lậu trên lĩnh vực này cần có thái độ kiên quyết và tiếp tục mở các chiến dịch truy quét hàng lậu thường xuyên hơn.

Ông Đức cho biết FPT và các nhà cung cấp dịch vụ khác đều mua lại dịch vụ Internet Phone từ nhà cung cấp dịch vụ ở nước ngoài, sau đó bán lại cho người sử dụng. Một phút gọi Internet Phone quốc tế đều có giá vốn. Do đó, giá bán ra sẽ phải cộng thêm các loại thuế nộp cho Nhà nước (thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp), chi phí bán hàng (hoa hồng cho đại lý), chi phí quảng cáo tiếp thị, và cộng thêm chút lợi nhuận...

Với mức giá chỉ 400-600 đồng/phút gọi Internet Phone hiện nay, thật sự các nhà cung cấp dịch vụ khó có thể giảm giá được hơn nữa. Trong khi đó thẻ lậu cũng có giá vốn tương tự (chênh lệch chút ít) nhưng không phải nộp thuế, không chi phí quảng cáo tiếp thị... nên giá bán hầu như lúc nào cũng rẻ hơn thẻ của các nhà cung cấp dịch vụ trong nước.

Nói về chống thẻ Internet Phone lậu, Công ty NetNam cho rằng các cơ quan đã làm thì phải làm mạnh, triệt để, chứ làm phong trào thì cũng chẳng có kết quả gì. Thời gian qua NetNam đã nỗ lực nhiều trong việc triển khai thẻ Internet Phone, hướng đến người tiêu dùng nhiều hơn, bằng cách giảm cước cuộc gọi đến một số quốc gia (gọi đến Mỹ và Canada chỉ 400-600 đồng/phút, thẻ lậu 480-550 đồng/phút), chất lượng phục vụ kỹ thuật 24/24 giờ, áp dụng khuyến mãi, triển khai quảng cáo... nhưng kết quả cũng không như mong muốn, mà nguyên nhân là do các đại lý vẫn bán thẻ lậu, người tiêu dùng vẫn có nguồn để mua.

Trong khi đó, các cơ quan chức năng thừa nhận việc chống buôn lậu trong lĩnh vực Internet Phone rất khó khăn vì việc “vận chuyển” hàng lậu chủ yếu vẫn là đường e-mail (dưới hình thức cung cấp mã PIN cho khách hàng), không dễ gì kiểm tra được. Còn chặn các trang web cung cấp dịch vụ Internet Phone lậu thì cũng đã thực hiện từ lâu rồi nhưng chẳng có hiệu quả. Lẽ nào đành chào thua với nạn thẻ lậu trong lĩnh vực Intetnet Phone? 

Quốc Thanh - (Theo TTO)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,