221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
609654
Hết băng tần mạng di động 2-2,5G
1
Article
null
Hết băng tần mạng di động 2-2,5G
,

Ông Nguyễn Xuân Trụ, Phó vụ trưởng Vụ Viễn thông (Bộ Bưu chính Viễn thông) cho biết VP Telecom là đơn vị cuối cùng được phép cung cấp dịch vụ di động sử dụng công nghệ 2-2,5G.

-Thưa ông, thị trường viễn thông đủ sức cho bao nhiêu nhà cung cấp dịch vụ di động nữa?

Ông Nguyễn Xuân Trụ, Phó vụ trưởng Vụ Viễn thông (Bộ BCVT).

- Đối với mạng di động sử dụng công nghệ 2-2,5G, lẽ ra chỉ có 5 nhà doanh nghiệp được cung cấp gồm VinaPhone, MobiFone, Viettel, S-Fone và Hanoi Telecom. Tuy nhiên sau 1 quá trình chuyển đổi, Bộ Bưu chính Viễn thông đã tiến hành làm việc với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, dọn được 1 đoạn băng tần nữa để cung cấp cho VP Telecom.

Điều này có nghĩa là hiện nay, công nghệ 2-2,5G đã hết băng tần và chỉ giới hạn ở 6 doanh nghiệp, còn đơn vị nào muốn tham gia cung cấp dịch vụ di động, thì họ sẽ phải cung cấp dịch vụ thế hệ thứ 3 (3G). Băng tần di động sử dụng công nghệ 3G còn đủ sức cho khoảng 4 nhà cung cấp nữa. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào được cấp giấy phép kinh doanh mạng di động sử dụng công nghệ 3G, mà mới chỉ có Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) xin phép thử nghiệm.

- Hiện nay, nghẽn mạch đã trở nên thường xuyên đối với các mạng di động, liệu có thêm 1 số nhà cung cấp mới, hạ tầng viễn thông có bị ảnh hưởng?

- Phải thừa nhận, thời gian qua, có những thời điểm chất lượng mạng di động xuống rất thấp. Hiện tượng nghẽn mạch hiện nay liên quan rất nhiều đến công nghệ. Một trạm gốc chỉ có thể phục vụ đồng thời 1 lượng cuộc gọi nhất định tại một thời điểm, nếu vượt quá ngưỡng sẽ xảy ra sự cố.

Các mạng hiện nay lại hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau. Để hạn chế tình trạng nghẽn mạch, các mạng cần phải chia sẻ gánh nặng cho nhau bằng dịch vụ chuyển vùng (Roaming). Tuy nhiên, đến thời điểm này mới chỉ có 2 mạng VinaPhone và MobiFone thực hiện hình thức chuyển đổi. Nếu thuê bao MobiFone vào khu vực không có sóng MobiFone, họ dễ dàng chuyển qua mạng VinaPhone sử dụng bình thường (không phải trả thêm tiền). Chủ trương của Bộ là khuyến khích các doanh nghiệp Roaming với nhau chứ chưa bắt buộc.

- Bộ có chủ trương gì để phát triển hạ tầng viễn thông trong thời gian tới?

- Việc phát triển hạ tầng viễn thông hiện nay như thế nào vẫn là một thách thức lớn. Tuy nhiên, có thể nhìn thấy, trong năm 2004, hệ thống đường trục đã được cải thiện rất nhiều. Nếu như trước đây, VNPT nắm giữ chủ yếu trục đường viễn thông thì nay, đã có 2 doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh mạng lưới đường trục với thị phần tương đương là Viettel và VP Telecom. Sau sự cố đứt cáp tuyến Hong Kong năm ngoái, các doanh nghiệp đã bắt đầu tính đến chuyện đầu tư dài hơi.

Với mạng di động, hiện nay, tốc độ đầu tư của các mạng ngày một lớn. Sau khi Viettel tham gia cung cấp dịch vụ, thị trường viễn thông đã bắt đầu có bước phát triển vượt bậc, tốc độ đầu tư cũng lớn dần. Hiện nay, tỷ lệ thuê bao của 2 mạng Viettel và VP Telecom đã chiếm trên 10% và tương đương với trên 500.000 thuê bao.

- Hiện nay, công nghệ CDMA đang phát triển mạnh ở các nước, vì sao S-Fone triển khai ở VN lại gặp khó khăn?

- Công nghệ CDMA có nhiều tính năng ưu việt. Tuy nhiên, S-Fone đang gặp trở ngại là thiết bị đầu cuối còn đơn điệu. Hiện nay, máy điện thoại gắn liền với số thuê bao, người tiêu dùng không có nhiều cơ hội để lựa chọn. Trong khi đó, theo số liệu thống kê, lượng người sử dụng di động chủ yếu tập trung với giới trẻ - đối tượng thích có sự thay đổi. Hơn nữa, S-Fone đang bị hạn chế về vùng phủ sóng do tốc độ đầu tư chưa cao.

- Đây có thể cũng là thách thức chung của Hanoi Telecom và VP Telecom?

- Không hẳn là như vậy, S-Fone và 2 doanh nghiệp sắp tham gia thị trường này có lợi thế về công nghệ, vốn đầu tư lớn. Tuy nhiên, họ cần phải biết chọn lĩnh vực dịch vụ đầu tư nào cho hiệu quả. Kinh nghiệm ở các nước cho thấy, tốc độ phát triển mạng di động sử dụng công nghệ CDMA rất nhanh. Nhiều nước đã đưa mạng di động CDMA dùng sim vào sử dụng và cho kết quả tốt. Chúng tôi cũng không rõ tại sao, thiết bị đầu cuối của S-Fone lại đơn điệu chủng loại như vậy.

- Xin ông cho biết lộ trình mở của thị trường viễn thông cho các công ty nước ngoài? 

- Đến nay đã có 1,5 tỷ USD đầu tư nước ngoài đổ vào xây dựng mạng lưới kinh doanh nội hạt dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Theo cam kết trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Việt Nam sẽ đưa hình thức liên doanh vào viễn thông và Internet. Sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, nước ngoài có thể đầu tư vào đến 50% số vốn trong liên doanh Internet, sau 4 năm được góp 49% vốn trong liên doanh viễn thông.

(Theo www.tintuconline.com.vn)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,