221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
611514
Công nghệ nghe nhìn cho người khiếm thị
1
Article
null
Công nghệ nghe nhìn cho người khiếm thị
,
Những công nghệ trợ giúp mới nhất dành cho người khiếm thị đã được triển lãm tại Vision 2005, một hội thảo quốc tế đang diễn ra tại London.

MOBI-CLICK

Mobi-Click, hay còn được biết tới với tên gọi Điện thoại bạc, là một mẫu ĐTDĐ được đơn giản hoá do Thuỵ Sĩ chế tạo.

Mobi-click có 3 phím bấm lớn, màu sắc nổi bật, cho phép người dùng gọi đến ba số điện thoại được lập trình sẵn, cũng như các dịch vụ khẩn cấp. Ban đầu, mẫu điện thoại này được thiết kế để phục vụ các bậc phụ huynh liên lạc với con cái mình.

Mobi-Click có thể nhận cuộc gọi từ bất cứ số điện thoại nào gọi đến, và có thể lập trình để báo động với bố mẹ hoặc bảo mẫu khi người dùng và điện thoại ở cách nhau quá xa.

Tuy khả năng theo dõi đường đi nước bước của người dùng máy có thể khiến nhiều người lo ngại về tự do cá nhân, song Bessent, tác giả thiết kế thì Mobi-Click hoàn toàn có thể dùng được vào mục đích hợp pháp, nhất là khi chủ máy là người già và trẻ em.

Thời gian chờ của máy là 200 giờ, còn đàm thoại là 60 tiếng. Giá bán của nó khoảng 140 bảng Anh. (1 bảng Anh = 25.000 VNĐ)

SONUS 1XT

Nhìn thoáng qua, Sonus 1XT phiên bản mới của Pure Digital trông chẳng khác gì mọi cái đài DAB khác.

Tuy nhiên, mọi nội dung hiển thị trên màn hình số của nó đều được một giọng nói "robot" xướng lên thánh thót.

Các chức năng bàn phím cũng được mô tả bằng âm thanh, còn đồng hồ thì biết... nói giờ. Để kích hoạt, người dùng chỉ việc chạm vào tay cầm của đài mà thôi.

Các thông tin văn bản về chương trình hoặc tần số của kênh phát thanh hiện trên màn hình cũng được robot đọc cho người sử dụng. Tuy nhiên, cô robot này đọc theo kiểu "đánh vần từ chữ cái này sang chữ cái khác" nên hơi khó theo dõi.

Hướng dẫn sử dụng được viết bằng chữ nổi Braille.

PAN OPTICUS

Pan Opticus là một chiếc thiết bị nhỏ nhắn, đơn giản, đứng trung gian giữa đầu thu tín hiệu vệ tinh số với một chiếc TV có menu hiển thị trên màn hình "đọc được thành tiếng".

Thiết bị này đọc to tất cả phần chữ trên màn hình, bao gồm cả logo đài và thông tin tóm tắt về chương trình (vẫn hiện ra khi bạn nhấn phím Info).

Hiện Pan Opticus vẫn hoạt động theo chiếc điều khiển từ xa của Sky và chức năng "đọc thông tin hiển thị" có thể được dễ dàng bật lên hoặc tắt đi.

Nó cũng có thể thông báo với người dùng khi chương trình có sẵn phần mô tả bằng âm thanh, phụ đề hoặc ngôn ngữ biểu tượng.

MONOMOUSE

Những người có thị lực kém có thể xem các tài liệu in một cách tương đối dễ dàng nhờ một chiếc kính phóng đại. Tuy nhiên, giá của loại thiết bị này thường rất đắt.

Xuất phát từ tình huống này, Bierley đã chế tạo ra MonoMouse, một thiết bị phóng đại hình ảnh cầm tay đơn giản có thể đấu nối vào TV chuẩn.

"Lý do để mọi người thích nó là vì bạn chỉ việc đấu vào, bật lên và nhìn thấy những gì mình muốn ở mọi nơi bạn đến - hoàn toàn không có chỉ dẫn gì khác".

Có hai phiên bản  MonoMouse - thiết bị yếu hơn có độ phóng đại cố dịnh là 13 lần trên màn hình TV 20 inch. Người anh em kia của nó có độ phóng đại 24 lần.

Sở dĩ mức phóng đại được cố định vì việc này sẽ giúp giá thành sản xuất rẻ hơn và hình ảnh sắc nét hơn.

Cầm Thi (Theo BBC)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,