221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
664670
"Tôi muốn tận mắt chứng kiến đất nước tươi đẹp này!"
1
Article
null
Chủ tịch Intel Paul Otellini:
'Tôi muốn tận mắt chứng kiến đất nước tươi đẹp này!'
,

(VietNamNet) - Paul Otellini là Tổng giám đốc điều hành (CEO) kiêm Chủ tịch tập đoàn Intel mới nhậm chức hôm 18/5 vừa qua. Sau hơn một tháng nhận nhiệm vụ dẫn dắt tập đoàn chip bán dẫn lớn nhất thế giới , ông Otellini đã có chuyến thăm và làm việc với Việt Nam, trong cùng đợt công du đến các nước Trung Quốc và Hàn Quốc.

Chung nhận định với các đồng nghiệp của mình về thị trường Việt Nam, ông Paul Otellini hôm nay (15/6) tại Hà Nội cũng cho rằng: Việt Nam sẽ là thị trường máy tính lớn nhất Đông Nam Á. Ngoài ra, vị tân CEO này cũng đánh giá khá tích cực về thị trường Việt Nam nói chung, chẳng hạn: môi trường đầu tư tốt, sự rộng mở của chính phủ, giới trẻ năng động và nhiệt huyết. Có lẽ những lý do đó đủ để thuyết phục rằng, Intel đang chú trọng đến thị trường Việt Nam, họ đang "nhắm" đến một thị trường mới phát triển và còn nhiều tiềm năng như Việt Nam. Bằng chứng là các cuộc thăm viếng, làm ăn liên tiếp trong thời gian gần đây của các vị lãnh đạo cấp cao Intel đến VN.

Ông Paul Otellini trong buổi gặp gỡ báo chí tại Hà Nội sáng 15/6. (Ảnh: HS)


Xung quanh các kế hoạch hợp tác với Việt Nam, chiến lược kinh doanh và xu hướng phát triển tiếp theo của Intel trên toàn cầu, thách thức gì đối với một vị tân CEO kiêm chủ tịch tập đoàn?.... ông Paul Otellini đã có buổi trả lời phỏng vấn PV VietnamNet và giới báo chí:

PV: - Thưa ông, lần đầu tiên đến Việt Nam, ông có ấn tượng gì đối với thị trường "nhỏ bé" này? Ông đánh giá thế nào về môi trường đầu tư, sự rộng mở của chính phủ VN và giới trẻ Việt Nam?

Soạn: AM 444157 gửi đến 996 để nhận ảnh này
"VN là một thị trường tiềm năng để chúng tôi đầu tư. Người dân ở đây có học vấn cao, chính phủ sẵn sàng rộng mở và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Chúng tôi rất vui mừng được kinh doanh tại đây". (Ảnh: HS)

Ông Paul Otellini: Ấn tượng nhất của tôi là buổi gặp gỡ với sinh viên - những thanh niên tình nguyện trong buổi tối hôm qua. Tôi thấy họ rất năng động, nhiệt huyết. Họ đã sẵn sàng làm mọi việc và sẵn sàng đi đến mọi nơi để làm việc. Họ tình nguyện dành cả mùa hè của mình để đến với các vùng nông thôn Việt Nam, để giúp cho những người dân VN biết cách sử dụng máy tính. Nhiệt huyết và lòng quyết tâm của họ đã làm tôi cảm thấy rất hồ hởi và muốn được làm giống như họ. Vì thế, chúng tôi cũng đã tặng một ít máy vi tính để đóng góp cùng với những nỗ lực của sinh viên tình nguyện Việt Nam, nhằm giúp đỡ cho người nông dân Việt Nam. 

Tôi cũng đã được gặp ngài Thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải và ngài Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông. Tôi có thể nói, Việt Nam là một thị trường tiềm năng để chúng tôi đầu tư. Người dân ở đây có học vấn cao, Chính phủ sẵn sàng rộng mở và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Chúng tôi rất vui mừng được kinh doanh tại đây.

PV: Mới nhận cương vị cao nhất Intel vào ngày 18/5 vừa qua, công việc của ông là phải bao quát toàn cầu. Vậy xin ông có thể cho biết lý do mới sau hơn một tháng, ông đã chọn Việt Nam là nơi để đến làm việc?

Ông Paul Otellini: Tôi muốn là như vậy. Mỗi năm tôi đi công tác nước ngoài khoảng 4 lần. Cách đây 2 tháng tôi đã bày tỏ quan tâm đến thị trường Việt Nam với nhóm đồng nghiệp của mình tại khu vực châu Á. "Anh Craig Barret", người tiền nhiệm của tôi đã đến và nói nhiều điều về Việt Nam cách đây 3 năm, và tôi cũng muốn đích thân tôi phải đến thăm đất nước tươi đẹp này và đưa ra những đánh giá thực sự của mình. Tôi muốn đến để xem xét đến khả năng xây dựng các nhà máy lắp ráp máy tính trong tương lai. Khi thăm đất nước và con người ở đây, tôi sẽ đưa ra quyết định.

VietNamNet: - Năm 2005 là kỷ niệm 10 năm quan hệ hai nước Việt Mỹ. Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về thiện chí hợp tác của các DN Mỹ đối với các DN và thị trường Việt Nam?

Ông Paul Otellini: Theo tôi đó là một quan hệ rất tốt. Sự đầu tư của các DN Mỹ đối với thị trường Việt Nam ngày càng nhiều. Tôi thì không thể đánh giá thay các công ty khác được, nhưng tôi nghĩ các công ty của Mỹ đã rất quan tâm đến thị trường Việt Nam và sẽ quan tâm nhiều hơn nữa. Còn riêng đối với Intel, thì chúng tôi đã thật cảm thấy vui mừng vì được có mặt tại thị trường Việt Nam.

VietnamNet: - Báo chí trên thế giới cho ý kiến rằng, thị trường PC toàn cầu đã sắp tới thời điểm bão hòa. Nhận trọng trách dẫn dắt Intel trong thời điểm này là một thách thức để đưa các sản phẩm của Intel phát triển sang một hướng mới, thay vì chỉ "phục vụ" thị trường PC. Ông có nghĩ như vậy không, thưa ông?

Soạn: AM 444169 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông chủ tịch tập đoàn Intel mỉm cười thú vị với câu hỏi của phóng viên. (Ảnh:HS)

Ông Paul Otellini: Năm nay, con số tiêu thụ máy tính trên toàn thế giới sẽ vào khoảng 200 triệu chiếc. Đây là lần đầu tiên chúng ta đạt được một con số thú vị như thế này. Phải mất 17 năm, số lượng tiêu thụ PC trên toàn cầu mới được 100 triệu chiếc và 7 năm sau thì con số đó gấp đôi rồi. Và dự tính trong 5 năm tới, con số này sẽ vào khoảng 300 triệu chiếc. Điều đó cho thấy, thị trường PC sẽ vẫn còn tăng trưởng trong thời gian tới, ở tất cả các quốc gia trên thế giới.

Và nhiệm vụ của chúng tôi hiện nay là làm sao để cho máy tính có thể dễ dàng sử dụng hơn, tiện lợi hơn và thân thiện với người sử dụng, với môi trường. Chúng tôi có một số sáng kiến như: đưa máy tính thâm nhập phổ biến hơn về các hộ gia đình, tập trung đẩy mạnh hơn các sản phẩm máy tính xách tay. Đó cũng là một cơ hội rất lớn cho Intel!

VietNamNet: - Vốn là một nhà kinh doanh chuyên nghiệp, liệu trong thời gian tới, ông sẽ chú trọng đến chính sách kinh doanh tiếp thị hơn các chính sách kỹ thuật không, thưa ông?

Ông Paul Otellini: Chắc chắn là không rồi! (cười). Chúng tôi là một công ty về công nghệ, và chúng tôi tin tưởng rằng, công nghệ là điều mấu chốt của công ty chúng tôi. Tất nhiên, không chỉ có công nghệ, mỗi sản phẩm của chúng tôi đều cần có những chính sách tiếp thị tốt hơn. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không chỉ quá chú trọng đến marketing, mà sẽ tập trung làm cho khách hàng cảm nhận được cách thức làm việc trong các sản phẩm của chúng tôi. Và một điều nữa, không phải chúng tôi làm ra sản phẩm xong rồi mới đi tiếp thị khách hàng, mà chúng tôi phải tiếp cận và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng trước, rồi mới về chế tạo sản phẩm để đáp ứng đúng nhu cầu của họ.

Tôi đã từng đứng đầu trong việc hoạch định các chiến lược của công ty tôi, chẳng hạn, từ năm 2003, chúng tôi đưa ra kế hoạch sản xuất những con chip mới tốt hơn (Chính ông Otellini đã là người đưa ra sáng kiến vận động Intel chuyển sang phương pháp thiết kế bộ vi xử lý mới, không thiên về cải tiến tốc độ đồng hồ mà phát triển đến chip đa lõi. NV). Chúng tôi tạo ra những công nghệ riêng để làm thay đổi cách thức mà mọi người đang sử dụng máy tính hiện nay, tập trung vào các máy tính xách tay để làm sao tối ưu hoạt động của nó. Chúng tôi cũng đã xem xết đến các ứng dụng tiện ích phục vụ người dùng gia đình, ngành y tế và các DN. Chúng tôi sẽ xem xét nhu cầu của các máy tính trong tương lai để quay về thiết kế các con chip sao cho phù hợp.

PV: - Trong chuyến thăm Trung Quốc hôm qua, ông đã quyết định lập một quỹ Intel giá trị 200 triệu USD cho thị trường này. Liệu có thể có một quỹ tương tự như vậy ở VN không?

Bộ trưởng Bộ BCVT Đỗ Trung Tá và ông Paul Otellini chứng kiến lễ ký kết bản ghi nhớ về 4 lĩnh vực hợp tác CNTT giữa Intel với VN. (Ảnh:HC)

Ông Paul Otellini: Đúng như vậy, chúng tôi đã có một ký kết như thế hai ngày trước đây ở Trung Quốc. Còn ở Việt Nam, chúng tôi cũng sẽ đầu tư lớn tương tự, nhưng không phải là một quỹ như thế. Chúng tôi dành để đầu tư cho các công ty máy tính địa phương, để hỗ trợ họ phát triển. Trong thời gian tới, khi các công ty này bắt đầu khởi động và đi vào sản xuất, sẽ có thể đánh giá được mức đầu tư của chúng tôi là như thế nào.

PV: - Thưa ông, là một người lãnh đạo mới của Intel, ông có chủ trương thay đổi gì mới đối với đường hướng kinh doanh của Intel hay không?

Ông Paul Otellini: Tôi là lãnh đạo mới của Intel, nhưng tôi không có thay đổi nào mới với Intel. Trong 4 năm vừa qua, tôi đã đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo trong Intel, và tôi cùng các nhà lãnh đạo khác của Intel thống nhất với nhất của quan điểm lãnh đạo và định hướng cho tập đoàn. Cũng giống như Craig Barret, tôi sẽ tiếp tục các đường hướng lãnh đạo đó mà thôi.

Huyền Chi (thực hiện)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,