221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
679570
Máy tính giá rẻ: Cuộc cạnh tranh còn gian nan!
1
Article
null
Máy tính giá rẻ: Cuộc cạnh tranh còn gian nan!
,

Sau chín tháng kể từ khi những chiếc máy tính giá rẻ đầu tiên xuất hiện trên thị trường, các DN tham gia sản xuất loại máy này đều khẳng định kết quả thu được bước đầu là thành công, nhưng so với mục tiêu mà họ kỳ vọng thì vẫn còn khoảng cách lớn.

Đã tìm được chỗ đứng!

Mặc dù số lượng máy tính bán ra chưa đạt mức như một số DN mong đợi, nhưng các công ty tham gia sản xuất máy tính giá rẻ trong các liên minh Thánh Gióng, GK6 và Nguyễn Hoàng Infomatics đều khẳng định kết quả gặt hái trong giai đoạn đầu là thành công, đồng thời thương hiệu máy tính giá rẻ đã xác lập được chỗ đứng trên thị trường.

Thánh Gióng là dòng máy tính giá rẻ đầu tiên, được 2 công ty FPT và CMS tung ra thị trường từ tháng 8-2004. Đại diện của FPT Elead cho biết, kết thúc giai đoạn một vào tháng 12 năm ngoái, công ty đã bán được 10.000 bộ, chiếm 1/3 tổng số máy bán ra trong cả năm. Công ty CMS cũng kết thúc giai đoạn đầu vào cuối tháng 4/2005 với 14.250 bộ máy Thánh Gióng được tiêu thụ và loại máy này đã trở thành sản phẩm chủ lực của CMS, đóng góp 1/2 số máy tính bán ra trong vòng 8 tháng kể từ ngày ra đời.

Soạn: AM 475205 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Nguyễn Minh Huyên, Trưởng phòng Tiếp thị công ty máy tính CMS: "Nên gọi các máy tính Thánh Gióng của chúng tôi là những máy tính giá ưu đãi chứ không phải giá rẻ, vì thật sự đó là những máy tính có thương hiệu, có chất lượng và được bảo hành tốt". (Ảnh: HS)

So với Thánh Gióng, dòng máy tính giá rẻ của Nhóm G6 (liên minh của 6 công ty máy tính ở Hà Nội gồm: Ben, Mai Hoàng, Phúc Anh, Trần Anh, Vĩnh Trinh và công ty máy tính Hà Nội) xuất hiện trên thị trường chậm hơn 2 tháng. Đến nay, nhóm này vẫn chưa công bố số liệu bán hàng của mình, nhưng theo ông Trần Xuân Kiên, Giám đốc công ty Trần Anh thì, tất cả các thành viên trong nhóm đều hài lòng với kết quả thu được. "Bên cạnh máy tính bộ, doanh thu từ các hoạt động khác của các công ty đều tăng. Chương trình này góp phần làm tăng uy tín của chúng tôi trên thị trường", ông Kiên nói.

Khác với những công ty nói trên, Nguyễn Hoàng Infomatics không gia nhập các liên minh, nhưng kết quả cũng hầu như không thua kém. Bà Lê Thị Thuột, Trưởng phòng tiếp thị của công ty cho biết: "Dù thương hiệu máy tính Vibird của Nguyễn Hoàng chỉ mới xuất hiện trên thị trường từ cuối tháng 11 năm ngoái, nhưng đến nay chúng tôi đã đạt mức tiêu thụ 2.000 bộ/1 tháng, trong đó loại máy rẻ tiền chiếm khoảng 30%". Đối với Nguyễn Hoàng, chương trình máy tính giá rẻ còn là bệ phóng để công ty phát triển thương hiệu máy tính cho riêng mình. Trước đó, công ty chỉ mua bán kinh kiện và máy tính tương hiệu của các công ty khác.

Máy tính giá rẻ được tung ra thị trường trong thời gian qua chủ yếu có ba loại, tương ứng với các mức giá: 4,25 triệu, 5,25 triệu và 6,2 triệu đồng/1bộ. Trong đó, ăn khách nhất là loại máy 5,25 triệu đồng. Ông Lê Quang Thành, giám đốc chi nhánh phía Nam của CMS cho rằng, thương hiệu máy tính giá rẻ nhanh chóng được người tiêu dùng chấp nhận vì khi tung ra thị trường, các nhà sản xuất đều công bố tiêu chuẩn linh kiện, qua đó khách hàng có thẻ hiểu rõ về chất lượng. Bên cạnh đó, khi mua loại máy này, khách hàng được nhà sản xuất bảo hành trọn bộ sản phẩm, trong khi đối với loại lắp ráp theo linh kiện tự chọn (máy không thương hiệu), nhà cung cấp chỉ có thể bảo hành cho từng loại linh kiện.

Đích đến còn xa!

Theo bà Lê Thị Thuột, trước khi máy Vibird ra đời, 70 - 80% khách hàng của Nguyễn Hoàng mua sản phẩm theo kinh kiện tự chọn (máy không thương hiệu). Nhưng đến nay, số người mua loại này từ hệ thống của công ty đã giảm mạnh, chỉ còn khoảng 50%. 

Cạnh tranh với máy tính không tên tuổi là một mục tiêu dễ nhìn thấy của các liên minh Thánh Gióng, G6 hay Nguyễn Hoàng khi tung ra chương trình máy tính giá rẻ. Tuy nhiên, dù trong mục tiêu này các công ty đã gặt hái kết quả khá ấn tượng, nhưng theo ông Lê Quang Thành, xét trên tổng thể thị trường thì mức độ chuyển biến hầu như không đáng kể. Ông ước đoán: "Loại máy không thương hiệu vẫn chiếm trên dưới 70% thị phần, nghĩa là tình hình vẫn chưa có gì khác biệt nhiều so với năm trước".

Soạn: AM 475233 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bà Hoàng Vân Khánh, GĐ bán hàng công ty máy tính Elead FPT: " Mặc dầu liên minh Thánh Gióng ra đời trước, nhưng sự tham gia vào thị trường máy tính giá ưu đãi của các nhóm như G6 hay ViBird đã làm cho thị trường này thực sự sôi động"!. (Ảnh: HS)

Với mức tiêu thị trên 500.000 bộ máy tính trong năm 2005 mà công ty GFK Asia dự báo cho thị trường Việt Nam, tương đương khoảng 40.000 bộ mỗi tháng, thì con số từ vào trăm đến trên dưới hai ngàn của mỗi DN lắp ráp máy tính bán ra hàng tháng chưa phải là đáng kể.

Vẫn theo ông Thành, lý do chương trình máy tính giá rẻ chưa giúp nhiều cho việc thay đổi cán cân thị trường là do một phần nó ra đời chưa lâu, thêm vào đó, giá của những dòng máy này cũng chưa thật cạnh tranh so với loại không thương hiệu. Ông Thành cho biết, các công ty vẫn có thể sản xuất ra loại máy có giá rẻ hơn nếu hạ thấp các tiêu chuẩn chất lượng, nhưng không ai muốn làm điều này. Ngoài ra, nhiều công ty còn phải trả tiền bản quyền hệ điều hành Windows cho Microsoft với giá 80 USD/1bộ. Chính vì vậy, máy tính có thương hiệu khó mà có giá cạnh tranh.

Một đối tượng khác mà các công ty làm máy tính giá rẻ nhắm đến là khách hàng ở khu vực nông thôn, Ở khía cạnh này thì chương trình chưa thành công. Trong tám tháng, CMS chỉ bán được 500 bộ loại 4,25 triệu đồng cho chương trình phổ cập tin học ở nông thôn. "Chúng tôi không có nhiều linh kiện để lắp ráp loại máy này, nhưng nếu có thì cũng chẳng bán được thêm bao nhiêu", ông Thành cho biết. Theo đại diện các công ty, khách hàng của họ hầu hết vẫn tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM, nơi chiếm đến 80% thị trường máy tính của cả nước.

Ngoài ra, khi đề xướng chương trình Thánh Gióng, các DN tham gia liên minh kỳ vọng sẽ bán được một triệu máy tính giá rẻ trong vòng 5năm. Con số này được tính toán dựa theo giả định về nhu cầu phổ cập tin học của các tỉnh, đặc biệt là khu vực nông thôn. Nếu địa phương nào cũng như Bắc Ninh, dùng ngân sách mua máy tính để trang bị cho các điểm văn hóa thôn, thì mỗi năm sẽ có ít nhất 50.000 máy được tiêu thụ theo kênh này. Đồng thời, nếu giành lại được thị phần từ tay các đơn vị lắp ráp máy không thương hiệu thì con số một triệu không phải là khó đạt. Nhưng thực tế chưa diễn ra như vậy!...

Một số DN trong liên minh Thánh Gióng thừa nhận họ đã kỳ vọng quá nhiều, trong khi chương trình phổ cập tin học tại các địa phương diễn ra rất chậm chạp. Thêm vào đó, việc giành lấy thị phần của máy vô danh cũng không dễ thực hiện trong thời gian ngắn.

Các công ty dự báo, mức tiêu thụ máy tính giá rẻ trong năm 2005 sẽ tiếp tục ổn định như những tháng qua. Trong hai tháng gần đây, nhiều dòng máy mới đã được tung ra thị trường với giá cao hơn ít nhất 200.000 đồng, từ khoảng 5,45 triệu đồng đến gần 10 triệu đồng/1bộ. Phía DN giải thích, giá tăng vì các dòng máy mới có cấu hình mạnh hơn. Rẻ nhất là dòng máy với bộ xử lý Intel Celeron 2GHz, RAM 128MB, ổ cứng 40GB. Hơn nữa, loại vi xử lý Intel Celeron 1,8 GHz không còn được Intel sản xuất nữa, nên các công ty không tìm được nguồn linh kiện để làm loại máy giá rẻ như trước.

(Theo Thời báo Vi tính Sài Gòn)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,