(VietNamNet) - Thời gian gần đây, dư luận ''háo hức'' chờ đợi đợt giảm cước điện thoại di động của VNPT - Tổng công ty quản lý hai mạng lớn nhất hiện nay là Vinaphone và MobiFone. Lộ trình giảm cước đã có, nhưng trước sự phản ứng của các doanh nghiệp khác với Bộ BCVT, xem ra con đường này đang còn gập ghềnh phía trước...
Khách hàng 090, 091 sẽ được giảm cước di động? |
Mặc dù, mức cước di động của Việt Nam hiện nay đã vào loại trung bình thấp trong khu vực nhưng so với mức thu nhập bình quân đầu người không cao (400 USD/năm/người), thì yêu cầu được giảm cước là điều tất yếu''.
Cũng theo ông Dương, nguyên nhân thứ hai căn cứ vào lộ trình giảm giá cước mà VNPT đã trình lên bộ BCVT: điều này là tất yếu bởi cước giảm theo xu thế phát triển nhanh của công nghệ. Thứ ba, trong ngành viễn thông, dịch vụ di động là lãi nhất. Tuy nhiên, hiện nay, giá cước vẫn cao hơn giá thành, do vậy, vẫn phải giảm giá và nếu được đầu tư vào hạ tầng, còn có thể tiếp tục giảm!
Trong khi đó, từ thời điểm giảm cước di động gần đây nhất vào tháng 8/2004 đến nay, so với các doanh nghiệp khác, mức cước của VNPT vẫn cao hơn. Theo đánh giá của các chuyên gia viễn thông, độ chênh lệch về giá cước được xác định tương ứng theo sự phát triển của thị trường di động và chất lượng dịch vụ.
Ông Nguyễn Quang A - chuyên gia CNTT-VT lại ví von: ''Giống như trên một cánh đồng cỏ chung, khi lùa đàn gia súc vào, nếu không được ai chăm lo, gia súc sẽ chết. Vì quyền lợi của người tiêu dùng, Bộ phải cứng tay, kiểm soát chặt giá cước doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế. Nếu không có các doanh nghiệp mới ra đời, VNPT không đề nghị giảm cước liên tục vì nếu tôi là VNPT, tôi... cũng làm thế!''
Rõ ràng, đã qua thời kỳ VNPT ''một mình một sân'', hiện tại, với 6 doanh nghiệp được Bộ cấp phép cung cấp dịch vụ di động, cuộc cạnh tranh về giá cước, cũng như chất lượng dịch vụ diễn ra bình đẳng và quyết liệt hơn. Dưới góc độ của doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ, việc giảm cước này của hai ''đại gia'' di động 091 và 090 chắc chắn sẽ đáp ứng được mong đợi của người tiêu dùng.
Hiện tại, trên thế giới, đã có 2,5 tỷ thuê bao điện thoại, trong đó thuê bao di động là 1,5 tỷ đã vượt qua con số thuê bao cố định. Tốc độ phát triển của dịch vụ thông tin di động mấy năm gần đây thường đạt tới 34-35%/năm, trong đó châu Á được coi là năng động nhất với gần 40%/năm. |
Cùng về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Viettel nhận định rằng: ''Cạnh tranh là động lực phát triển thông tin di động ở Việt Nam. Tuy nhiên, để phù hợp với mức sống của đại đa số dân chúng thì chúng ta phải có giá cước thấp, gói giá thấp. Viettel không phản đối việc giảm giá cước. Bên cạnh đó, cần đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, đại chúng hoá thiết bị di động''.
Chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp sẽ không thể giống nhau. Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là hiện tượng đương nhiên xảy ra với mục đích ''hợp tác cùng cạnh tranh''. Và xét đến cùng, việc cạnh tranh lành mạnh sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.
Dưới góc độ của nhà quản lý, ông Nguyễn Xuân Trụ, Vụ phó Vụ Viễn thông, Bộ BCVT đã nhận xét rằng: ''Về giá cước, ngoài vấn đề cạnh tranh, với các doanh nghiệp, nó còn có ý nghĩa rất quan trọng là thực hiện chính sách của nhà nước. Với các doanh nghiệp mới, Bộ không bắt buộc phát triển dịch vụ viễn thông ở các vùng sâu, vùng xa, do đó, Bộ cũng yêu cầu đóng góp một phần qua cước kết nối''.
Vì vậy, vừa gánh vác nhiệm vụ phổ cập dịch vụ viễn thông, phát triển mạng lưới tại 64 tỉnh, thành trên phạm vi toàn quốc, vừa tập trung kinh doanh tại các khu trung tâm, đô thị, động thái giảm cước di động sắp tới sẽ đồng thời đáp ứng mục đích chung và phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng nói riêng.
-
Hoàng Hùng