221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
680532
Thứ trưởng BQP và Bộ trưởng BCVT nói gì về Nguyễn Lâm Thái?
1
Article
null
Liên quan đến hai lá thư tay trong vụ án Nguyễn Lâm Thái:
Thứ trưởng BQP và Bộ trưởng BCVT nói gì về Nguyễn Lâm Thái?
,

• Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Huy Hiệu khẳng định lá thư tay ký tên ông là giả.

Thư tay mà Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Huy Hiệu cho rằng đã giả mạo chữ ký của ông

Bộ Công an đang mở rộng điều tra vụ án Nguyễn Lâm Thái “rút ruột” nhà nước thông qua việc nâng khống giá các thiết bị và phù điêu quảng cáo ở 29 bưu điện.

Cuối tuần trước, cơ quan điều tra đã bắt tạm giam Phạm Văn Tiến, giám đốc Công ty Sao Bắc, một công ty con của Nguyễn Lâm Thái. Theo tài liệu điều tra, Tiến đã móc nói với bưu điện Thái Nguyên để nâng khống giá thiết bị trị giá hai tỷ đồng. Để “được việc”, Tiến đã “lại quả” bảy lần cho ông Nguyễn Văn Vinh, phó giám đốc bưu điện Thái Nguyên, với số tiền 155 triệu đồng.

Thứ trưởng Nguyễn Huy Hiệu khẳng định không viết thư tay
 
Trung tướng Nguyễn Huy Hiệu, thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết ông không viết lá thư đề ngày 26-9-2003 “Gửi đ/c Xuân, giám đốc Công ty Điện tử viễn thông quân đội”.
 
Nội dung lá thư : “Theo đề nghị của UB TDTT, để giới thiệu dịch vụ viễn thông quân đội với các đoàn thể thao và khách quốc tế về dịch vụ 178, đề nghị Công ty viễn thông quân đội làm việc với đ/c Thái, Quý để thống nhất các điểm quảng cáo cho dịch vụ viễn thông quân đội đảm bảo cho phục vụ trước mắt và lâu dài. (đ/c Thái, đ/c Quý ở ban tổ chức dịch vụ quảng cáo cho SE 22)”. Theo nhận định của ông Nguyễn Huy Hiệu, chữ ký đó là giả.

Trao đổi với Pháp Luật TP HCM, ông Hoàng Anh Xuân, giám đốc Tổng công ty Viên thông quân đội cho biết, ông không hề nhận được lá thư nào có nội dung như vậy. Dịp SEA Games 22, đơn vị của ông không ký hợp đồng quảng cáo với bất cứ công ty nào của Nguyễn Lâm Thái.

Nhóm phóng viên thời sự (Báo Pháp Luật TP.HCM)
 

Bộ trưởng Đỗ Trung tá: "Đây là một bài học"

- Thưa ông, Công ty Sao Bắc có một cái maquet giới thiệu dịch vụ của Bưu điện Hà Nội, trong đó có chữ ký và bút phê được cho là của ông. Ông có ý kiến gì?

- Đúng là của tôi. Phải nói là hoạt động chuẩn bị SEA Games của ngành bưu chính viễn thông rất sôi động. Cho nên những gì liên quan đến quảng cáo tiếp thị có nhiều người tìm đến ngành, thường là đến trụ sở của cả Bộ và Tổng công ty (VNPT). Họ đề xuất nhiều thứ, trong đó có việc quảng cáo tại những nơi giao dịch bưu điện. Khi xem xét tôi thấy quảng cáo tại các nơi giao dịch bưu điện là quá nhiều, nên ý của tôi là nếu có thì làm ở sân Mỹ Đình.
 
-Nghĩa là ông đồng ý?

- Xem tờ chào hàng và mẫu quảng cáo thấy rằng họ có thiện chí nhưng tôi lại thấy một số điểm sai về tiếng Anh và thiếu một số nội dung dịch vụ cần thiết cho người nước ngoài đến Việt Nam. Vì thế nên tôi có sửa vào đấy một vài từ tiếng Anh và thêm dịch vụ DHL, thêm số điện thoại 115 của cấp cứu.

- Ai trực tiếp cầm maquet đến, thưa ông?

- Chỗ Nguyễn Lâm Thái có một đồng chí công tác ở một cơ quan nhà nước (nhưng nay đã mất) có giới thiệu. Tôi có chuyển mẫu quảng cáo ấy cho bưu điện Hà Nội để họ xem xét. Sau đó tôi cũng có điện thoại nói rằng “mẫu mã không được đẹp lắm. Nếu có làm thì làm vài cái ở sân Mỹ Đình thôi. Nhưng giá cả tùy các cậu xem xét quyết định” chứ tôi không chỉ đạo phải làm.

- Thời điểm ấy ông đã lên Bộ rồi, mà việc này là của VNPT. Vì sao ông lại trực tiếp làm?

- Vì tôi công tác rát lâu ở VNPT, nhiều người vẫn tưởng tôi đang là chủ tịch Hội đồng quản trị nên tìm đến. Trong lúc gấp gáp và mong muốn SEA Games thành công trọn vẹn, nên tất cả chúng tôi đều xúm tay vào làm. Muốn nhanh, muốn làm tốt nên và quan niệm còn đơn giản hóa, đã ghi chuyển thẳng cho đơn vị trực tiếp. Cũng rất may bưu điện Hà Nội đã làm rồi và họ không làm nữa nên trong vụ án này bưu điện Hà Nội không bị mắc như các tỉnh khác

- Sao Bắc là công ty con của Nguyễn Lâm Thái. Trong catalo quảng cáo của Thái có trưng ra ảnh chụp chung với ông?

Đó là khung cảnh trong một đám cưới ở thị xã Hà Đông, trong ảnh đó tôi chạm cốc với ông nguyên giám đốc bưu điện Hà Đông.. Hôm ấy gần như mỗi khi có ai đến chạm cốc với tôi là mọi người xung quanh đứng dậy hưởng ứng. Cho nên tôi nghĩ có thể có sự lắp ghép nào đó vì tấm ảnh quảng cáo chỉ có mấy người với nhau. Thực tế trong đám cưới tôi ngồi giữa rất đông người.

- Mấy vụ việc gần đây ở ngành bưu điện cho thấy đối tượng ngoài xã hội sử dụng hình ảnh hay chữ ký của những người có chức vụ quyền hạn để lợi dụng, lừa đảo. Tự ông thấy thế nào?

- Lĩnh vực của chúng tôi có liên quan đến an ninh, đấy là bài học cần cảnh giác. Có thể đôi lúc mình quá dễ dãi, không để ý nên họ lợi dụng hình ảnh của mình, nhận là quen biết mình để đi làm quen với các đơn vị. Vì thế ảnh hưởng đến uy tín của mình. Họ dùng chữ ký hay ảnh của lãnh đạo làm cho các đơn vị ở dưới tin tưởng hơn. Đấy là chưa kể có thể có cả trường hợp ép cấp dưới làm nên đã gây thất thoát công quỹ nhà nước. Vì thế bên cạnh bài học cảnh giác trong quan hệ với đối tác thì bài học nữa là trong quản lý của ngành có vấn đề. Trước đây vì quản lý tập trung mà mất năng động, nay đã phân cấp mà không tăng cường kiểm tra giám sát thì nó cũng mất mát.

Nhóm phóng viên thời sự (Báo Pháp Luật TP.HCM)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,