221
2082
Xa lộ thông tin
xalo
/cntt/xalo/
692568
Hiệp sĩ CNTT: Trái tim lớn nắm vững vũ khí lớn
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Hiệp sĩ CNTT: Trái tim lớn nắm vững vũ khí lớn
,

(VietNamNet) -  Phát biểu tại Lễ tôn vinh Hiệp sĩ CNTT 2005, tổ chức sáng 14/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội và được phát sóng trực tiếp trên VTV 2, ông Nguyễn Khoa Điềm- UV Bộ Chính trị- nhấn mạnh: "Nếu chỉ có trái tim lớn thì cũng chưa đủ để trở thành hiệp sĩ, mà họ còn có một vũ khí lớn, đó là CNTT. Có thể thấy, nếu chúng ta, nhất là thế hệ trẻ, nắm được vũ khí lớn là CNTT thì sẽ giúp đất nước phát triển lớn mạnh nhanh chóng".

Soạn: AM 515410 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Được tổ chức đúng vào dịp kỉ niệm 60 năm ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Lễ Tôn vinh Hiệp sĩ CNTT năm nay sẽ là điểm nhấn quan trọng và mang nhiều ý nghĩa xã hội lớn lao. Ngoài các phương tiện báo chí khác, qua sóng truyền hình VTV, tinh thần thiện nguyện, hào hiệp cống hiến vô vị lợi vì cộng đồng của các Hiệp sĩ sẽ có dịp lan toả xa hơn, mạnh mẽ hơn.

Năm nay là  năm thứ ba liên tiếp, Tạp chí e-CHÍP (VASC) tổ chức trao danh hiệu Hiệp sĩ CNTT. Tính đến nay, tổng cộng đã có 60 Hiệp sĩ đã và đang đóng góp cho lợi ích cộng đồng.

Soạn: AM 515722 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bộ trưởng Bộ BCVT Đỗ Trung Tá trao danh hiệu cho 4 Hiệp sĩ CNTT 2005.

Lễ Tôn vinh Hiệp sĩ CNTT 2005 được tổ chức trọng thể tại Nhà Hát Lớn Hà Nội. Phát biểu tại Lễ Tôn vinh, ông Đỗ Trung Tá, Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông nhiệt liệt chào mừng những hiệp sĩ CNTT. Ông xúc động nói: "Những đóng góp của các bạn không những tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, mà còn rất có ý nghĩa đối với cộng đồng, xã hội".


Sự kiện hôm nay hết sức ý nghĩa, đặc biệt là nhân kỷ niệm 60 năm ngành Bưu chính Viễn thông. Các hiệp sĩ đã vượt lên khó khăn của chính mình, đồng thời hiến dâng cho xã hội. Hình ảnh em Thương là không thể quên với những người ở đây và khán giả cả nước về một con người vượt lên bản thân hiến dâng cho cộng đồng.

 

Em Minh và Mai đã đưa được tiếng Việt vào Java, tạo ra phần mềm miễn phí cho xã hội. Đây là xu hướng thế giới - tạo ra các phần mềm miễn phí, nguồn mở, tạo các giá trị gia tăng trên nền CNTT.

 

Hy vọng những đóng góp của các hiệp sĩ sẽ tạo ra tiền đề để mỗi người có thể tham gia kinh doanh qua máy tính. Đó chính là công cụ xóa đói giảm nghèo, nghĩa là qua CNTT có thể tạo ra nhiều của cải cho xã hội.

 

Chúng ta đã đọc những trang nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm. Đó là máu từ tim của thế hệ trẻ thời đó. Khi đọc chúng ta hiểu tâm huyết đó trùng với tinh thần hiệp sĩ CNTT, không vì mình mà vì mọi người. Trái tim đó vẫn đang đập trên trang giấy và trong những hành động hiệp sĩ.

 

Có thể nói, tuổi trẻ đã sống xứng đáng với thế hệ trước và trong hoàn cảnh nào chúng ta cũng có các hiệp sĩ. Cho đất nước chúng ta mau trở thành CNH, HĐH, rất mong có sự đóng góp  của CNTT.  Hy vọng cộng đồng giúp đỡ để ngày càng nhiều có hiệp sĩ, tạo một xã hội học tập.

 

Tuy nhiên cũng có điều ông Tá còn băn khoăn: "Phải làm sao để hơn ½ dân số VN truy cập Internet. Hiện chúng ta đã rút ngắn khoảng cách sử dụng Internet với thế giới nhưng tỷ lệ vẫn thấp. Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho CNTT, gây dựng lòng tin, an toàn trong công nghệ thông tin mới tạo điều kiện cho CNTT phát triển". 

 

Phó Tổng GĐ VNPT Bùi Thiện Minh (bìa trái) trao danh hiệu cho 4 Hiệp sĩ CNTT 2005.

Ông Bùi Thiện Minh, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông VN phát biểu: Chúng tôi vui mừng thay mặt Tổng công ty bưu chính viễn thông chúc mừng 15 hiệp sĩ CNTT 2005. 3 năm qua chúng tôi đã ủng hộ eCHÍP tìm hiệp sĩ. Trong 3 năm, e-CHÍP chọn được 60 hiệp sĩ, trong đó có 13 người tàn tật, nhiều vị giáo sư, học giả trong và ngoài nước.

 

"Các hiệp sĩ có điểm giống nhau là có tinh thần vì mọi người với tinh thần thiện nguyện vô vụ lợi. Tinh thần này sẽ lan tỏa ra toàn xã hội. VNPT vui mừng đóng góp vào sự kiện này. Đây cũng là sự kiện rất có ý nghĩa kỷ niệm 60 năm ngành bưu chính viễn thông. Tôi xin chúc mừng 15 Hiệp sĩ CNTT năm nay, chúc mừng Tạp chí eChip đã tổ chức và duy trì rất tốt hoạt động tôn vinh rất có ý nghĩa này".

 

Hiệp sĩ CNTT 2005 Nguyễn Hữu Tuấn, tác giả website nhantimdongdoi.org, chia sẻ với mọi người những trăn trở nhất của nhóm khi thực hiện ý tưởng là cầu nối để các cựu chiến binh tìm lại hài cốt đồng đội. Tuấn cùng nhóm SWS gồm 8 thành viên khác của nhóm thiết kế website nhantimdongdoi.org và tình nguyện đưa lên mạng phục vụ cộng đồng vô vụ lợi.

 
Hiệp sĩ CNTT Nguyễn Công Hùng, dù bại liệt, nói không tròn tiếng, nhưng sự quyết tâm và nghị lực vẫn tràn đầy.

Nguyễn Công Hùng, dù lên sân khấu với chiếc xe lăn vì bị bại liệt, giọng nói khó khăn không tròn chữ, vẫn khẳng định quyết tâm tiếp tục truyền bá kiến thức CNTT miễn phí cho người khuyết tật của mình, với cơ sở đào tạo tin học và ngoại ngữ nhân đạo Công Hùng. Những lời nói khó khăn nhưng đầy ý chí của Công Hùng khiến nhiều người có mặt tại Lễ trao giải không khỏi xúc động, kể cả người dẫn chương trình Minh Hà cũng rưng rưng đôi mắt.


Hiệp sĩ CNTT 2005 Lê Dân Bạch Việt, người khiếm thị đầu tiên của Việt Nam tự du học Hoa kỳ và lấy bằng Thạc sĩ, tham gia thực hiện các phần mềm và giảng dạy về định hướng, di chuyển cho người khiếm thị, giúp họ nhận biết phương hướng trong sinh hoạt đời thường. Do đang công tác tại Mỹ, anh Lê Dân Bạch Việt không thể về Việt Nam nhận danh hiệu Hiệp sĩ CNTT 2005, nên đã nhờ một người bạn đại diện nhận thay.

 

Trưởng ban TTVH Trung Ương, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: "Họ đúng là những hiệp sĩ, bởi họ có trái tim lớn, và nắm giữ vũ khí lớn, đó là CNTT".

Ông Nguyễn Khoa Điềm, Uỷ Viên Bộ Chính Trị, Bí thư Ban chấp hành Trung Ương Đảng, Trưởng ban TTVH Trung Ương phát biểu khi lên trao danh hiệu cho 4 Hiệp sĩ CNTT 2005:

"Tôi rất phấn khởi, xúc động khi tham gia lễ trao giải Hiệp sĩ CNTT lần thứ 3 này. Trước hết, tôi xin chúc mừng các Hiệp sĩ 2005 và sáng kiến rất tốt đẹp của Tạp chí eCHIP về hình thức tôn vinh rất ý nghĩa này".

"Trong tâm trí của tất cả chúng ta, có lẽ hình ảnh một hiệp sĩ phải là người sức dài vai rộng, cầm thanh gươm lớn lên đường giúp dân giúp nước. Tuy nhiên, Hiệp sĩ CNTT thì lại là những con người bình thường, thậm chí còn là người khuyết tật sức khoẻ yếu. Nhưng họ đúng là những hiệp sĩ, bởi vì họ có trái tim lớn, vì cộng đồng, vì xã hội".

"Nhưng nếu chỉ có trái tim lớn thì cũng chưa đủ để trở thành hiệp sĩ, mà ở đây, họ còn có một vũ khí lớn, đó là CNTT. Có thể thấy, nếu chúng ta, nhất là thế hệ trẻ, nắm được vũ khí lớn là CNTT thì sẽ giúp đất nước phát triển lớn mạnh nhanh chóng".

Soạn: AM 515438 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Các Hiệp sĩ CNTT 2005.

Đại diện đơn vị tổ chức, Tổng Biên tập Tạp chí eCHIP Nguyễn Anh Tuấn đã cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ của các vị lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước đối với hoạt động tôn vinh các Hiệp sĩ CNTT eCHIP.

Tổng biên tập Tạp chí eCHIP Nguyễn Anh Tuấn phát biểu cảm ơn sự quan tâm của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ BCVT đối với hoạt động tôn vinh Hiệp sĩ CNTT.

"Là những người làm truyền thông, làm báo, chúng tôi rất vui mừng vì đã tìm ra được những con người có tâm huyết với cộng đồng, đóng góp công sức của mình cho xã hội. Chúng tôi mong rằng ngọn lửa tinh thần này sẽ được lan toả, truyền đi trong mọi con người Việt Nam chúng ta, để xã hội ngày càng có nhiều những Hiệp sĩ đời thường, sẵn sàng vì lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội".

"Chúng tôi rất cảm ơn sự hỗ trợ nhiều mặt của Đảng, nhà nước, Bộ BCVT, đã quan tâm và động viên từ những ngày đầu, để Tạp chí eCHIP thêm quyết tâm thực hiện hoạt động tôn vinh ý nghĩa này. Từ lần tôn vinh Hiệp sĩ CNTT đầu tiên năm 2003, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, dù không có điều kiện tham dự, cũng đã gửi thư chúc mừng các Hiệp sĩ CNTT. Đây là sự khích lệ rất lớn đối với chúng tôi trong việc tìm kiếm, tôn vinh những Hiệp sĩ trong cuộc sống hàng ngày".

"Thay mặt cho Tạp chí eCHIP, chúng tôi cũng xin được cảm ơn Đài THVN, đơn vị đã hỗ trợ chúng tôi rất nhiều để tổ chức nên Lễ tôn vinh Hiệp sĩ CNTT 2005 rất ấn tượng và đầy xúc động trong ngày hôm nay".

Chủ động, sinh động và xúc động

Bộ trưởng Đỗ Trung Tá đã rất kiệm lời, chỉ dùng ba chữ "động" để khái quát buổi Lễ tôn vinh. Nhưng nhìn vẻ mặt ông, chúng tôi thấy, ông thực sự xúc động và rất hài lòng về kết quả của chương trình. Theo đánh giá của nhiều đại biểu có mặt tại Nhà hát Lớn và những người theo dõi qua màn ảnh vô tuyến truyền hình, đây là một buổi lễ tôn vinh trang trọng, cảm động và gọn gàng.

Có lẽ mọi người không biết rằng, để làm nên một chương trình đẹp và ấn tượng như vậy, trong nhiều ngày liền, tất cả những người tham gia làm nên chương trình đã phải làm việc rất vất vả và hoàn toàn theo tinh thần của các "hiệp sĩ CNTT". Vất vả , nhưng rất vui và tự hào vì đã góp phần làm cho ngọn lửa hiệp sĩ lan toả mãi trong xã hội.

  • VietNamNet

Theo dòng sự kiện:

Công bố 15 Hiệp sĩ Công nghệ thông tin 2005

Công Hùng: "Người Hiệp sĩ đương thời!"

Hiệp sĩ CNTT vận động "Viết thư tay gửi Tòa án Mỹ"

10 năm Java và chặng đường của Sun tại Việt Nam

Hành trình đi tìm “phép màu” của một người khuyết tật

 


Gương mặt Hiệp sĩ CNTT 2005

 

 

Hiệp sĩ CNTT 2005 Huỳnh Ngọc Ẩn
Sinh ngày 22/10/1973 tại Đồng Tháp. Huỳnh Ngọc Ẩn đã tuyên chiến với web sex bằng phần mềm tự viết mang tên: Mini Fire Wall.
 

 

Hiệp sĩ CNTT 2005 Lê Nguyên Bình
Sinh năm 1965. Lê Nguyên Bình là một tấm gương sáng về tinh thần vượt khó vươn lên và có những đóng góp to lớn cho cộng đồng.
 

 

Hiệp sĩ CNTT 2005 Phạm Sơn Hà
Sinh ngày 29/10/1973. Phạm Sơn Hà bị mù hoàn toàn cả hai mắt không những đã chiến thắng số phận mà còn có những hỗ trợ cho cộng đồng.
 

 

Hiệp sĩ CNTT 2005 Nguyễn Đức Hiệp
Sinh ngày 8/11/1957 tại TP.HCM. Nguyễn Đức Hiệp đã ứng dụng CNTT vào việc viết sách, làm giáo án điện tử, xây dựng website dạy Vật lý.
 

 

Hiệp sĩ CNTT 2005 Nguyễn Công Hùng
Sinh năm 1982. Nguyễn Công Hùng bị bại liệt nhưng đã tự học, trở thành chuyên gia giỏi về CNTT và truyền bá kiến thức cho cộng đồng.
 

 

Hiệp sĩ CNTT 2005 Tống Phước Khải
Sinh ngày 4/03/1974. Tống Phước Khải là tác giả bộ phần mềm miễn phí Hanosoft gồm bộ gõ chữ Hán, Nôm và từ điển Hán – Việt – Hán.
 

 

2 Hiệp sĩ CNTT 2005 Nguyễn Ngọc Minh và Nguyễn Hữu Mai
Minh và Mai cùng sinh năm 1978, đồng sáng lập forum Javavietnam.org và là những người thuyết phục Sun tích hợp tiếng Việt vào Java.
 

 

Hiệp sĩ CNTT 2005 Trịnh Công Thanh
Sinh năm 1978 tại Thái Bình. Trịnh Công Thanh là đồng sáng lập website chất độc da cam (www.chatdocdacam.info) với Nguyễn Thị Bích Ngọc.
 

 

Hiệp sĩ CNTT 2005 Nguyễn Thị Bích Ngọc
Sinh ngày 21/1/1983 tại Hà Nội. Nguyễn Thị Bích Ngọc cùng với Trịnh Công Thanh là đồng sáng lập website www.chatdocdacam.info.
 

 

Hiệp sĩ CNTT 2005 Lê Quý Ngưu
Sinh ngày 2/2/1955 tại tại Thụy Dương, TP. Huế. Lê Quý Ngưu là một trong "4 đại phu" sử dụng CNTT trong y học cổ truyền nước ta.
 

 

Hiệp sĩ CNTT 2005 Trần Phượng Tường Như
Sinh năm 1972 tại Vĩnh Long. Trần Phượng Tường Như là tác giả của phần mềm Easy NetPC – cài đặt và quản trị mạng máy tính không đĩa cứng.
 

 

Hiệp sĩ CNTT 2005 Phạm Thanh Phương
Sinh 03/08/1959 tại TP.HCM. Phạm Thanh Phương đã nghiên cứu, ứng dụng và Việt hoá phần mềm Cabri vào giảng dạy môn Toán, Vật lý.
 

 

Hiệp sĩ CNTT 2005 Nguyễn Hữu Tuấn
Sinh năm 1981. Trưởng nhóm SWS, tác giả website nhantimdongdoi.org, hỗ trợ cung cấp thông tin về các liệt sĩ hi sinh trong chiến tranh.
 

 

Hiệp sĩ CNTT 2005 Lê Dân Bạch Việt
Hiệp sĩ Lê Dân Bạch Việt sinh năm 1963 tại TP.HCM. Bị đục thủy tinh thể bẩm sinh, chỉ có thể thấy ở khoảng cách gần và thấy rất mờ.

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,