221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
697066
"Kiều bào góp sức phát triển CNTT" - Còn đó trăn trở!
1
Article
null
'Kiều bào góp sức phát triển CNTT' - Còn đó trăn trở!
,

(VietNamNet) - Những cam kết của đại diện chính phủ, đại diện TP.HCM và những kiến nghị của kiều bào là nội dung chính của Hội nghị "Cộng đồng người Việt ở nước ngoài với sự nghiệp phát triển CNTT-TT nước nhà" vừa được tổ chức tại hội trường Dinh Thống Nhất, TP.HCM vào hôm qua, 20/8.

 

Hội nghị đã thu hút được nhiều Việt kiều tham gia, bao gồm lực lượng chuyên gia trình độ cao có thể làm nòng cốt cho các tổ chức, doanh nghiệp trong nước, làm cầu nối giữa các DN trong nước và nước ngoài, nhằm hỗ trợ phát triển thị trường quốc tế, xây dựng thương hiệu cho công nghiệp CNTT VN. Đây cũng là những Việt kiều có thể đầu tư trực tiếp vào công nghiệp CNTT, tham gia đầu tư, hỗ trợ nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực CNTT.

 

Doanh nghiệp CNTT trong nước, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ, thường gặp khó khăn về quy mô vốn, khả năng công nghệ và mở rộng thị trường, vì thị trường trong nước rất nhỏ. Do đó, họ rất cần các doanh nhân Việt kiều hướng dẫn về định hướng phát triển kinh doanh, hợp tác và chia sẻ với những thị trường CNTT lớn khác của thế giới như Mỹ, châu Âu...

 

Bàn về CNTT, nhưng "kêu" mua nhà, làm visa...

 

Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm (bên phải) trao đổi cùng ông Phan Thành, Chủ tịch Hiệp hội DN Việt kiều (bên trái).


Trong buổi thảo luận, hơn một trăm đại biểu là những người có liên quan nhiều đến việc thu hút nguồn lực kiều bào VN. Các kiều bào đã chia thành 3 tổ để thảo luận về các chủ đề nhóm.

 

Các đại biểu tập trung vào những đề xuất sau: Cần có cơ chế để Việt kiều đóng góp trực tiếp vào các chương trình, dự án CNTT; Cần có chính sách thu hút thế hệ Việt kiều thứ 2; Cho phép tư nhân đầu tư hạ tầng cơ sở Internet, tham gia cung cấp dịch vụ Internet; Khuyến khích đưa Internet về nông thôn, học từ xa; Các giải thưởng của VN cũng cần trao cho người VN ở nước ngoài (nếu họ xứng đáng)...

 

Nhiều đại biểu cho rằng, Nhà nước cần thành lập các tiểu ban chuyên trách về các lĩnh vực cụ thể để huy động đóng góp của kiều bào, cần có cơ sở dữ liệu để có thể biết được từng Việt kiều đang ở nước nào, làm gì, có thế mạnh gì... Ủy ban giúp tìm kiếm người có tài để phục vụ đất nước, môi trường làm việc từ xa để Việt kiều đóng góp dễ dàng cũng là những yêu cầu bức thiết hiện nay.

 

Khó khăn của Việt Kiều khi đầu tư vào VN hiện nay vẫn là: Những phiền phức về visa; điều kiện sinh hoạt của Việt kiều khi về nước: nhà ở, phương tiện giao thông, học tập và y tế; nguồn nhân lực cung ứng cho các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước chưa đáp ứng cả về số lượng và chất lượng...

 

Theo đánh giá của c doanh nhân việt kiều, việc đầu tư trực tiếp hiện đang được thực hiện tốt, nhưng đầu tư gián tiếp như thị trường chứng khoán, quỹ đầu tư… cũng sẽ đóng góp khá hiệu quả cần phát huy. Nếu phát triển đầu tư gián tiếp hơn nữa thì VN sẽ thu hút và phát triển doanh thu của CNTT. Đầu tư cho lĩnh vực CNTT cần cao hơn so với mức 1% như hiện nay. (Ở các nước khác là 6-7% GDP). Đầu tư và cơ chế ưu đãi cho các khu công nghệ cao ở TP.HCM đã khá mở rộng, nhưng quy chế đầu tư ở KCN Hòa Lạc cần được thông thoáng hơn.

 

Theo đại biểu Ngô Đức Chi - Tổng Giám đốc công ty Global Cybersoft, bất lợi trong đầu tư tại VN hiện nay là: Có tiềm năng lớn về con người nhưng thiếu nhiều kỹ sư dày dạn kinh nghiệm. Thiếu sự kết hợp với các nhà lãnh đạo. Thiếu sự hợp tác giữa các công ty phần mềm Việt Nam và các tổ chức có khả năng đầu tư. Thiếu các tân kỹ sư và kỹ sư có khả năng nói tiếng nước ngoài tốt.

 

Nhiều đại biểu cho rằng, Chính phủ cần xem xét chính sách ưu đãi và tạo điều kiện cho Việt kiều về VN đầu tư: chính sách visa, nhà ở, mua sắm phương tiện, dịch vụ y tế.... Cho phép cấp lại quốc tịch VN cho Việt kiều về nước làm ăn lâu dài (2 quốc tịch). Tăng hiệu lực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Để có kết quả tốt trong đào tạo, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu thì phải đảm bảo cơ sở hạ tầng, phòng thí nghiệm tốt.

 


"Giá cước thuê băng thôngđắt quá!"
 

Soạn: AM 522723 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Đa số ý kiến kêu gọi sự ưu đãi hơn nữa đối với Việt kiều.

Tham dự Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm cho biết: Nghị quyết Chính phủ nêu rõ chủ trương thu hút, trọng dụng nhân tài, phát huy đóng góp của kiều bào, đặc biệt là lực lượng 300.000 trí thức kiều bào vào hoạt động đầu tư, kinh doanh ở trong nước; tạo môi trường pháp lý ổn định; làm cho kiều bào khi đầu tư, hợp tác với trong nước yên tâm và tin tưởng. Chính phủ đã thể chế hoá thành các chính sách và hành động cụ thể vào nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó có CNTT-Truyền thông.

 

Trả lời VietNamNet, ông Phạm Gia Khiêm cho hay: "Vấn đề tạo điều kiện cho Việt kiều mua nhà, làm visa, chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu trên tinh thần thu thập ý kiến của các nhà tư vấn".

 

Về việc các kiều bào kiến nghị giá thuê băng thông Internet còn cao, gây ảnh hưởng đến thu hút đầu tư, ông Phạm Gia Khiêm nói: Giá thuê bây giờ đã giảm nhiều so với trước. Sắp tới sẽ giảm giá thuê băng thông nữa, nhưng cần phải có lộ trình.

 

Những giải pháp cho CNTT của TP.HCM - đầu tàu kinh tế, nơi thu hút nhiều Việt kiều nhất - được xem là một hình mẫu. Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng TP.HCM cần nhấn mạnh và tập trung triển khai một số giải pháp sau: Hình thành cơ chế liên kết doanh nghiệp - nhà trường - nhà nước để đào tạo đón đầu nhu cầu nhân lực CNTT-TT theo đặt hàng của doanh nghiệp, theo phương châm : "Doanh nghiệp cần bao nhiêu nhân lực, trình độ gì, lúc nào cũng được đáp ứng"

 

Ngoài ra, TP.HCM sẽ triển khai chương trình "Thông tin thị trường, tư vấn và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp CNTT-TT"...

 

Cũng theo ông Nhân, TP.HCM sẽ có trang web do Sở Bưu chính-Viễn thông xây dựng sẽ thông tin về tình hình CNTT, và sẽ nhận những phản hồi từ Việt kiều. Cần tóm tắt những văn bản luật đối với mọi hoạt động của Việt kiều để các kiều bào có thể nắm được.

 

Ông Nhân còn đề nghị, Hội nghị này cần tổ chức hàng năm, luân phiên tại 3 thành phố lớn: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng. Ông Nguyễn Trí Dũng, Việt kiều Nhật, tiến sỹ kinh tế kế hoạch, cũng đưa ra một đề nghị thú vị: Có thể tổ chức các hội nghị online để tất cả mọi người tham gia.

  • P.Cường

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,