221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
706597
Thị trường viễn thông VN: Đi ngược!
1
Article
null
Thị trường viễn thông VN: Đi ngược!
,

Lần thứ hai trong vòng ba tháng, VNPT đề nghị Bộ Bưu chính Viễn thông (MPT) cho phép hai nhà cung cấp dịch vụ di động là VinaPhone và MobiFone được giảm giá cước và tính cước theo phương thức mới.

Lý do của việc giảm cước, theo công văn của VNPT, là nhằm phát triển thuê bao mới và quan trọng hơn cả là giữ chân 6 triệu thuê bao di động hiện có, bởi lẽ trong tháng 7 vừa qua số lượng khách hàng chia tay với mạng của VinaPhone hay MobiFone có đơn vị tính bằng hàng chục nghìn.

Soạn: AM 547520 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Khách hàng hai mạng di động đang chờ ngày được giảm cước.

Đề nghị nói trên của VNPT được "tung" ra trong bối cảnh giá cả hàng hóa gần như đồng loạt leo thang và đề nghị giảm cước trong lúc như vậy đã mang đến cho người tiêu dùng một cảm giác "đây là một tín hiệu vui trong lúc giá cả nhiễu nhương". Tác động của việc giảm giá không chỉ có lợi cho người tiêu dùng mà còn cho cả giới kinh doanh. Thêm vào đó, lâu nay các nhà đầu tư nước ngoài đều lắc đầu quầy quậy trước giá cước viễn thông của Việt Nam vẫn còn cao so với các nước trong khu vực. Xem ra đề nghị của VNPT trong bối cảnh như vậy khó có thể tìm lý do để từ chối, nếu xét theo những góc độ trên.

Thế nhưng, trong lần đầu tiên VNPT đề nghị giảm cước điện thoại di động, MPT đã không đồng ý cho phép điều chỉnh giá cước loại dịch vụ viễn thông này. Lý do đưa ra xem ra cũng rất hợp lý: nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới ra đời, chiếm thị phần nhỏ phát triển. Tuy nhiên, lời giải thích này khó được sự tán đồng từ các nhà kinh tế luôn ủng hộ sức mạnh của bàn tay vô hình trong cơ chế thị trường. Bởi theo họ, chính thị trường mới có thể quyết định giá cước sẽ nằm ở mức nào. Nhưng theo các nhà phân tích, cũng nên nhìn nhận một thực tế nếu không có sự can thiệp của các nhà quản lý thì các doanh nghiệp viễn thông mới ra đời ắt khó có con đường sống.

Một điều dễ thấy, với lợi thế về cơ sở hạ tầng, về mạng lưới phân phối và số lượng lớn thuê bao sẵn có, các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế của VNPT hoàn toàn đủ sức viết nên một kịch bản đại hạ giá để hạ gục những đối thủ cạnh tranh - là những doanh nghiệp viễn thông mới. Các nhà quản lý đủ lý do để quan ngại, thị trường sẽ bị chi phối bởi những kẻ mạnh và thị trường trở lại trạng thái độc quyền doanh nghiệp. Thế nên, lý do không đồng ý cho điều chỉnh giá mới có cơ sở để tồn tại.

Nguyên nhân sâu xa, không chỉ nằm ở chỗ bảo vệ doanh nghiệp mới để hình thành một thị trường cạnh tranh lành mạnh, mà chính là những uẩn khúc chưa giải quyết được trong bài toán hạch toán giá thành của các nhà cung cấp chiếm thị phần lớn.

Một khía cạnh khác cũng được đề cập: Những khúc mắc chưa giải quyết được trong bài toán hạch toán giá thành của các nhà cung cấp chiếm thị phần lớn. Trong kết quả nghiên cứu về cạnh tranh viễn thông Việt Nam do Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) công bố, các đơn vị thuộc VNPT không thể tính toán chính xác kết nối dựa trên chi phí vì không có đủ quy trình quản lý tài chính với các công ty con có liên quan đến bù giá chéo. Với những tồn tại như vậy, việc MPT từ chối cho hạ giá là điều dễ hiểu.

Trong lúc nhiều loại dịch vụ hàng hóa tăng giá, thì VNPT lại đề nghị giảm giá và hành động này như một người đi ngược lại với xu hướng thực tại. Việc tìm sự ủng hộ từ người tiêu dùng cho việc giảm giá là điều không có gì khó khăn. Vấn đề là khi giảm giá cước, đặc biệt là động thái giảm giá của "người anh cả" như VNPT, làm sao vẫn đảm bảo một thị trường phát triển bình thường, lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp và đặc biệt là các doanh nghiệp "sinh sau đẻ muộn", mới tham gia thị trường, còn rất non nớt... vẫn có cơ hội để phát triển. Đó là bài toán mà VNPT sẽ phải giải quyết trong quá trình phát triển của mình.

(Theo Echip M!)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,