221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
709454
Khuyến mãi giật gân: có vi phạm luật cạnh tranh?
1
Article
null
Khuyến mãi giật gân: có vi phạm luật cạnh tranh?
,

 (VietNamNet) -  Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông "trẻ" Viettel bắt đầu từ hôm qua (20/9) đã tung ra một đợt khuyến mãi "lớn" và "kỳ lạ" nhất từ trước tới nay, tưởng chừng không ai có thể cạnh tranh nổi nữa, với những: miến phí cuộc gọi đầu, miễn phí 100%, nhân đôi tài khoản,....Thị trường di động Việt Nam đã nóng, rất nóng!

Soạn: AM 555542 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Người tiêu dùng sẽ được lợi nếu các nhà cung cấp đua nhau giảm giá và khuyến mại. (Ảnh: B.Dũng)

Đa số người sử dụng dịch vụ nghe thấy vậy là mừng, nhưng cũng kèm theo băn khoăn: Liệu khuyến mại ồ ạt như vậy, chất lượng có song hành giảm theo?

Ở một khía cạnh khác, nhiều người lại quan tâm đến Luật cạnh tranh giữa các DN và rằng, liệu có phải đó là hành vi phá giá, vi phạm pháp luật?

Trả lời VietNamNet, chiều nay (21/9), ông Trần Anh Sơn, Cục phó Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Thương mại cho biết: ''Việc khuyến mại của Viettel là không vi phạm pháp luật. Về việc tặng 100% cước hòa mạng, đây là hình thức khuyến mại theo điểm B điều 181 của Luật Thương mại. Đồng thời, luật cạnh tranh cũng không cấm khuyến mại dưới hình thức này. Điều 46 luật cạnh tranh mới ban hành cũng không có quy định việc cạnh tranh không lành mạnh dạng này''.

Tuy nhiên, trước thắc mắc của đa số nhà báo về việc liệu đây có phải là động thái khuyến mại giật gân, câu khách, nhằm thu hút khách hàng từ phía đối thủ, và sâu sa hơn là một hình thức bán phá giá khéo léo "núp bóng" khuyến mãi, ông Sơn cũng cho biết thêm: ''Luật cạnh tranh chỉ nghiêm cấm việc cạnh tranh không lành mạnh. Vì vậy, nếu chúng tôi nhận được đơn khiếu nại của các doanh nghiệp, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Thương mại sẽ mở cuộc điều tra, thu thập chứng cứ để đi đến kết luận cuối cùng".  

Dưới góc độ pháp luật, Luật sư Phạm Liêm Chính - Đoàn luật sư Hà Nội cũng đưa ra nhận xét: ''Luật quốc tế coi hành vi bán phá giá là hành vi không lành mạnh, nhưng luật cạnh tranh Việt Nam không xét hành vi này vào danh sách không lành mạnh. Mặt khác, ranh giới giữa việc bán phá giá và khuyến mại rất khó nhận biết! Về vụ việc này, cơ quan chức năng cần điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng, hạn chế đợt khuyến mãi giật gân, gây chấn động, và ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng!''

Văn bản luật liên quan:

Điều 181 luật Thương mại quy định: Các hình thức khuyến mại
1- Các hình thức khuyến mại gồm:
a) Đưa hàng mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền;
b) Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền;
c) Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán, giá cung ứng dịch vụ bình thường trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại;
d) Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng hoặc các hình thức khác để được trúng thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố;
đ) Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố;
e) Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo vé số dự thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
2- Ngoài các hình thức khuyến mại quy định tại khoản 1 Điều này, thương nhân được thực hiện các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại chấp thuận.

Chương 3 Luật Cạnh tranh: Nghiêm cấm hành vi khuyến mãi cạnh tranh không lành mạnh như sau:

1/Chỉ dẫn gây nhầm lẫn.
2/Xâm phạm bí mật kinh doanh
3/Ép buộc trong kinh doanh
4/Gièm pha doanh nghiệp khác
5/Gây rối hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác
6/Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
7/Khuyến mãi cạnh tranh không lành mạnh
8/Phân biệt đối xử của hiệp hội
9/Bán hàng đa cấp bất chính.

Ý kiến của quý vị như thế nào về vấn đề này? 
 

Hoàng Hùng

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,