221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
722516
Giáo trình thời @: Lưu cả thư viện trong... "ngón tay"
1
Article
null
Giáo trình thời @: Lưu cả thư viện trong... 'ngón tay'
,

Hình ảnh những cô cậu sinh viên ôm chồng tài liệu bước ra từ thư viện của một trường đại học đang dần bị quên lãng đối với sinh viên. Thay vào đó, chỉ là những chiếc thẻ nhớ USB (USB memory key) đeo tòng teng hay những cái đĩa mềm. Ai có tiền thì in ra đọc, không có tiền thì nghiên cứu ngay trên máy vi tính.

Đọc sách, tìm tài liệu trên mạng, nghiên cứu giáo trình với thẻ nhớ USB... gần gũi với những SV học công nghệ thông tin, tin học là đương nhiên. Nhưng, với những SV học ngành Quản trị Kinh doanh như Hùng Bảo (ĐH Văn Lang) cũng phải sắm sửa nhiêu đó đồ nghề.

Bảo nói: "Thế giới thay đổi vùn vụt, nếu chỉ trông chờ vào những kiến thức nền tảng của giảng viên và tài liệu thì không hay. Tụi mình tìm tòi những tài liệu hay, mới cập nhật sẽ thấy việc học có ý nghĩa hơn". Bởi thế, Bảo thường lên mạng, đánh từ khoá và tìm cho mình những trang sách hay bằng tiếng Anh.

Vốn mang nặng cái hình ảnh SV phải chúi mũi vào những cuốn giáo trình dày cộm, cũ mèm, tôi thắc mắc với một nhóm SV khoa Công nghệ thông tin trường Nông lâm TP.HCM về cách tiếp cận giáo trình của các bạn. Cả 4 SV đều lấy trong giỏ xách ra những chiếc thẻ nhớ (còn gọi là USB thumb - ngón tay cái - vì có kích thước tương đương ngón tay). Thuỳ Trâm, một thành viên của nhóm đại diện cho biết: "Bao nhiêu tài liệu nằm hết trong đây. Và trong các ổ đĩa của máy vi tính".

Không chỉ có Hùng Bảo và nhóm SV trường Nông lâm kia. Hiện nay, khá nhiều SV  trang bị cho mình những "cuốn giáo trình" trên máy. Hùng Bảo cho hay: "Tụi em thường chép lại giáo trình của giảng viên vô thẻ USB, sau đó chép vô máy để học. Tuy chưa quen với cách học này, nhưng không thể nào khác. Vì tài liệu bây giờ không có mới và cũng không đủ tiền để mua".

 
Soạn: AM 596064 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nội dung của cả Thư viện có thể gói gọn trong chiếc thẻ nhớ USB.

Cũng như Hùng Bảo, Thuỳ Trâm lý giải: SV mà, khó ai mua nổi tài liệu. Thậm chí, photo cũng chiếm khá nhiều tiền. Nên tụi em thường chép lại tài liệu của giáo viên vào thẻ USB hoặc đĩa mềm. Phần nào quan trọng, thường xuyên tham khảo thì photo lại, không thì thôi. Làm theo cách này, vừa ít tốn kém vừa lại thường xuyên gặp gỡ giáo viên, sẽ có cơ hội hỏi thêm những vấn đề mà mình chưa hiểu hết.

Hiểu được những thiếu thốn của các thư viện trường, giáo trình học, nhiều SV đã xoay sở bằng cách lên mạng tìm lấy tài liệu cho chính mình, hoặc liên hệ với giảng viên để xin chép lại tài liệu.

Cũng giống như Toàn Phong, SV trường Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM vẫn phải tìm tài liệu, giáo trình học trên thư viện, Internet và giáo trình do thầy cô soạn.

Thỉnh thoảng Phong tìm đến phòng bán giáo trình của trường, các nhà sách để xem có tài liệu gì mới. Học tiếng Pháp từ nhỏ, nhưng lên ĐH phải làm quen với tiếng Anh, nên giờ Phong đọc giáo trình bằng tiếng Anh chưa chuẩn lắm. Vì vậy, việc đọc thêm tài liệu trên mạng có phần hơn vất vả cho cậu. Thư viện lại chỉ có khoảng 5 cuốn sách bằng tiếng Pháp.

Nguyễn Văn Vũ, SV khoa Điện tử, cùng trường với Phong, thường đến với các trang web của chuyên ngành để tìm tài liệu tham khảo cho mình. Khá nhiều giảng viên trong trường bỏ thời gian để cập nhật giáo trình, dịch giáo trình cung cấp cho SV. Tuy nhiên lượng dịch không nhiều. Thỉnh thoảng, Vũ cũng bỏ thời gian ra để đến với thư viện. Nhưng, sách trong thư viện chưa đáp ứng được nhu cầu, thiếu giáo trình chuyên môn.

Vũ cho biết, bây giờ nhiều giáo trình, kiến thức nằm trên mạng, chỉ cần biết cách tìm kiếm thì vô vàn. Những SV đi trước cũng có thể gửi lại cho những sinh viên khoá sau các trang web, các tập tài liệu phục vụ cho việc học. Những người học Kế toán chỉ cần đọc tài liệu trên các web: webketoan.com, ketoanmang.com...là có thể chết ngộp trong khối kiến thức khổng lồ.

Đau...mắt với giáo trình

K.Huệ sinh viên trường ĐH Nông lâm TP.HCM đưa cho tôi mượn thẻ USB và dặn: "Bao nhiêu tài liệu của em nằm trong đó, mất là coi như toi. Em tải trên mạng và chép lại từ giáo trình của thầy". Toàn bộ tài liệu, sách vở, bài tập nằm hết trong thẻ USB và hầu hết các file đều được nén lại. Mở một vài chương, gần như một cuốn giáo trình bằng tiếng Anh.

Tuy chữ nhỏ và khó đọc nhưng bù lại, những hình ảnh minh hoạ, những hình vẻ, công thức...được tô màu, in đậm...làm cho mớ tài liệu thêm sống động. Một cuốn sách di động, có tất cả định nghĩa, ghi chú, bài tập...Thật là tiện lợi và tiết kiệm. Huệ cho hay: "Bỏ ra vài trăm ngàn mua một chiếc thẻ USB, bao nhiêu thứ năm hết trong ấy, không phải tốn tiền mua sách".

Minh Nam, dân công nghệ thông tin mang khoe cuốn Design Patterns và xuýt xoa: "Giáo trình mới nhất đó chị. Đọc trên máy không nổi, em mới bấm bụng in ra. Nhưng không hiểu sao, nó vẫn mờ tịt".

Từ đầu đến cuối bằng tiếng Anh, thi thoảng có vài đoạn được bôi, sửa. Những hình ảnh minh hoạ cũng đen bằng với chữ. Nhưng theo Nam, có nhiều SV tiết kiệm, in tài liệu với co chữ khá nhỏ, nhìn vào cứ như đàn kiến đen đang bò. Phải thật sự căng mắt ra, tôi mới đọc được những dòng chữ trong tập tài liệu. Thế mà, nhiều bạn cùng lớp của Nam lại mượn cuốn tài liệu này đi photo.

Không lợi thế như dân công nghệ thông tin, N.Trọng trường ĐH Kiến trúc phải thường xuyên mượn lại tài liệu của đàn anh để photo hoặc xem ké. Mỗi lần mượn được tài liệu quý, Trọng phải thức đêm thức ngày để ngốn cho hết. Cái nào hay thì ghi chép lại. Cái máy chụp hình kỹ thuật số là bảo bối của Trọng, anh bạn thường chụp lại những kiểu kiến trúc mới. Thỉnh thoảng, Trọng cũng phải lên mạng để bổ sung cho mớ tài liệu, giáo trình tham khảo của mình.

Cách học khá năng động của các bạn SV mà mình có dịp gặp lại nhận được cái lắc đầu nguầy nguậy. Các bạn còn đồng thanh: "Bất đắc dĩ thôi!" Lý giải như K.Huệ: "Đọc trên mạng hay trên máy sẽ không nắm bắt kỹ nội dung như đọc trên sách. Ngồi suốt trên máy cũng rất mỏi mắt. Có những lúc, sẵn dịp lên mạng, em ngồi riết cả ngày để tìm cho xong những thứ tài liệu mình cần".

Hiện Huệ đang tìm những tài liệu về Công nghệ Siêu phân luồng bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt. Vì không có nhiều tiền để lên mạng, Huệ phải nhờ anh chị tìm giúp.

Cầm trong tay cuốn giáo trình toàn tiếng Anh. Tôi hỏi Huệ có hiểu hết không, cô bạn lắc đầu: "Vừa đọc vừa đoán nghĩa. Không cần hiểu hết từng từ cũng có thể áp dụng được". Với những tài liệu khó, thường các sinh viên được giảng viên dịch sang tiếng Việt cho.

Và... không có gì

SV luôn phải nỗ lực tìm kiếm tài liệu, giáo trình. Và ít người trông chờ vào thư viện của trường. Vì số đầu sách không đáp ứng nhu cầu của SV. Giờ mở của thư viện trùng với giờ lên lớp nên khó có nhiều thời gian để lên thư viện.

Bởi vậy, chỉ những sinh viên ham học, thích tìm tòi mới chịu bỏ công ra để sưu tầm giáo trình, đọc thêm tài liệu. Trên giảng đường, vẫn gặp những SV cả 4 năm học không biết giáo trình, tài liệu là gì. Kiến thức của họ chỉ gói gọn trong những gì giảng viên truyền đạt. Thi thoảng mới liếc đến những cuốn giáo trình đã được giảng viên mớm sẵn.

Giáo trình không có sẵn, thư viện không là địa chỉ hấp dẫn của SV. Nhiều SV đến với giáo trình vì bắt buộc: Chỉ khi giảng viên bắt phải đọc thêm sách, hoặc không có giáo trình thì không thể làm bài...

  • Đoan Trúc

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,