221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
737124
Phát hiện thủ đoạn mua hàng bằng tài khoản tín dụng ăn cắp
1
Article
null
Phát hiện thủ đoạn mua hàng bằng tài khoản tín dụng ăn cắp
,

Ngày 25/11, thượng tá Nguyễn Đức Bình, Trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC14), Công an TP Hà Nội cho biết, đã phát hiện thủ đoạn mới của tội phạm tin học. Có ít nhất 3 người đã lên mạng internet dùng thủ thuật tinh vi để lấy cắp tiền từ thẻ tín dụng của những chủ tài khoản là người nước ngoài đang ở Mỹ và Anh Quốc để mua hàng gửi về VN.

Nguyễn Tiến Cường (phải) và Trương Đức Lượng

Nguyễn Tiến Cường (sinh năm 1983, quê Bắc Giang, đang trú ở 75A ngõ 153 đường Trường Chinh, Q.Đống Đa, Hà Nội, từng là sinh viên khoa Cơ khí của Đại học Bách khoa Hà Nội) là thành viên đầu tiên trong nhóm tội phạm này bị PC14 Công an Hà Nội bắt quả tang khi đang làm thủ tục nhận gói bưu phẩm gửi từ nước ngoài về. Trong gói bưu phẩm là một chiếc ĐTDĐ hiệu Sony Ericson, trị giá 899 USD mà Cường đặt mua từ Mỹ theo một giao dịch chuyển hàng về Bưu điện Hà Nội. Để nhận bưu phẩm này, Cường đã sử dụng một giấy CMND giả mang tên Ngô Tiến Cường.

Từ lời khai của Cường, PC14 triệu tập tiếp Trương Đức Lượng (cũng sinh năm 1983, quê Bắc Giang, đang trú ở nhà 6, tổ 28, P.Hoàng Văn Thụ, Q.Hoàng Mai, Hà Nội, là nhân viên tin học thuộc Trung tâm điện toán và truyền số liệu khu vực I). Bước đầu, Lượng khai  trong năm 2004 đã 10 lần lập giao dịch mua hàng từ Anh và Mỹ để mua sách tin học trị giá khoảng 1.500 EUR. Tương tự, Cường khai nhận đã nhiều lần làm thủ tục nhận hàng từ Bưu điện Hà Nội, cụ thể: đầu tháng 11.2005 nhận 1 chiếc ĐTDĐ Samsung E635 trị giá 210 USD; ngày 16.11.2005 làm thủ tục nhận 1 máy tính xách tay trị giá 2.000 USD. Sau khi hai người này hoàn tất thủ tục nhận hàng, Bưu điện Hà Nội đã nhận được thông báo từ một số ngân hàng nước ngoài cho biết các bưu phẩm ấy được chuyển về từ các giao dịch bất hợp pháp. Thủ đoạn của những người này là vào website của một công ty trung gian bán hàng toàn cầu, rồi "đột nhập" vào danh mục tài khoản cá nhân của người nước ngoài, đánh cắp mật mã các tài khoản, sử dụng thẻ tín dụng của họ để mua hàng chuyển về VN. Điều trớ trêu là chính công ty trung gian đã nhờ một ngân hàng quốc tế kiểm tra các thông tin về tài khoản này nhưng cũng không phát hiện được thủ đoạn trộm cắp tinh vi ấy nên vẫn mua hàng và chuyển về các địa chỉ ở VN cho chúng. Các chủ tài khoản cá nhân khi bị "móc tiền" cũng không hay biết mà phải một thời gian sau khi kiểm tra mới biết.

Thượng tá Nguyễn Đức Bình cho biết, hiện nay PC14 đang tiếp tục đấu tranh để làm rõ các phương thức, thủ đoạn chiếm đoạt tài sản của số người nói trên để lập hồ sơ xử lý và xác minh những người bị hại là công dân nước ngoài. Ngày 25/11, PC14 đã triệu tập thêm một người nữa là Tô Văn Bình, quê cũng ở Bắc Giang. Bình đã tiến hành trót lọt 3 lần "móc trộm" tiền trên mạng để mua hàng.

 

Ông Đỗ Ngọc Duy Trác, Giám đốc điều hành Mạng an toàn thông tin VSEC cho biết: "Về mặt công nghệ thì việc lấy các tài khoản ngân hàng của người nước ngoài không có gì phức tạp và cần phải "trình độ cao" như nhiều người lầm tưởng. Trên một số forum của "thế giới ngầm" thường có rất nhiều các mã thẻ tín dụng do các hacker tung lên. Và những người vào đó chỉ cần lấy về, điền những thông tin có sẵn vào các giao dịch là có thể thực hiện việc mua hàng tức thời nếu các công ty bán hàng qua mạng chấp nhận.

Làm sao các hacker có thể có được mật mã của thẻ ? Có hai hình thức chính: Một là các hacker tấn công thẳng vào các cơ sở dữ liệu ở máy chủ của công ty bán hàng qua mạng. Hình thức thứ hai là hacker tấn công vào máy tính cá nhân của từng khách hàng bằng cách thả virus qua e-mail, hoặc "dụ dỗ" khách hàng vào các website có hệ thống đánh cắp thông tin. Từ đó, tài khoản của khách hàng bị lộ...". (K.T.L ghi)

Việt Chiến (Thanh Niên)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,