221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
738316
Google đã "nuốt chửng" công cụ tìm kiếm Việt Nam?
1
Article
null
Google đã 'nuốt chửng' công cụ tìm kiếm Việt Nam?
,

(VietNamNet) - Công cụ tìm kiếm trên mạng của Việt Nam kể ra được một vài: VinaSeek, PanVietnam, Hoatieu. Nay Hoatieu đã... "tiêu", "hai chàng ngự lâm pháo thủ" còn lại chống đỡ thế nào với "gã khổng lồ" Google?

Search của Việt Nam: Cảnh chợ chiều!

Hoatieu.com nay đã... tiêu! (Hình chụp ngày 29/11/2005)
Nếu vẽ biểu đồ phát triển, tăng trưởng của các công cụ tìm kiếm của Việt Nam thì sau khoảng thời gian ngắn ngủi đi lên, nay các công cụ đó đang "đao" từ từ hoặc "giậm chân tại chỗ". Trang tìm kiếm Hoatieu.com từng "nổi đình đám" một thời, sau 10 tháng đặt máy chủ tại FPT, từ cuối tháng 8/2002 đã "cáo lui" lặng lẽ. Dẫu cho trước đó, Vương Quang Khải, chủ nhân của Hoa Tiêu giải thích, "cấu hình máy chủ do FPT không còn đáp ứng đủ số lượng truy cập, Hoatieu.com đang tìm kiếm đối tác khác và hy vọng sớm đáp ứng trở lại nhu cầu khai thác thông tin...".

PanVietnam cũng từng nổi như cồn, là một trong bốn sản phẩm đoạt giải thưởng Khoa học kỹ thuật thanh niên 2002. Hệ thống tìm kiếm thông tin mạng với phiên bản v3.0 này lên mạng từ 1/1/2002 sau gần hai tháng thử nghiệm beta, được đánh giá khá tốt, nhưng tiếc rằng, đến nay đang hoạt động cầm chừng, không có nhiều máy tính lựa chọn việc tải phần mềm PanVietnam Toolbar về dùng.

Còn VinaSeek, có vẻ được biết đến nhiều hơn cả trong số các "các "search engine của Việt Nam "sẽ không "tiêu" như Hoa Tiêu, tồi tệ nhất thì sẽ chạy như bây giờ!" như chủ nhân của trang này cho biết. Hiện tại VinaSeek chỉ được thêm vào danh mục tìm kiếm những trang web theo chọn lọc để không làm tăng tải hệ thống.

Google đã "nuốt chửng" chúng tôi rồi?!

Soạn: AM 634603 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Về đâu PanVietnam & VinaSeek?

Khó có thể phủ nhận những thành công và đóng góp mà các công cụ tìm kiếm tiếng Việt của Việt Nam đã mang lại tiện ích cho người dùng Internet, nhất là vào những năm 2001, 2002. Đến nay, những công cụ tìm kiếm kể trên vẫn có lượng người dùng nhất định, nhưng chúng mau chóng lui vào "thoái trào" kể từ khi Google hỗ trợ tiếng Việt (với bảng mã Unicode).

Khi có người đặt câu hỏi "Chúng ta sẽ Google mọi thứ?" thì công cụ tìm kiếm phổ dụng nhất hiện nay cũng "google" luôn công cụ tìm kiếm của Việt Nam! Khi cần "search" tiếng Việt, đại bộ phận người lướt web hiện nay gõ Google.com.vn. Chỉ một cái "chấm vi en" thôi nhưng hơn đứt các công cụ tìm kiếm khác về công nghệ, về giao diện, về sự phong phú của kết quả tìm kiếm và tốc độ truy suất.

Giám đốc Nguyễn Sơn Tùng của Công ty Tin học Tinh Vân - nơi sở hữu VinaSeek - cũng cho biết: "So sánh Google với VinaSeek thì quả là khập khiễng. Số trang truy xuất của Google lên tới con số hàng tỷ nhờ việc dễ dàng tăng sức mạnh bằng cách đặt thêm máy. Đó đã là một tên tuổi lớn".

Còn với PanVietnam thì sao, gắn với sản phẩm này, cơ quan chủ quản tung ra thị trường phần mềm Netnam Search Engine sau đó, rồi cho biết trên trang web: đây "là điều chưa từng có và cũng khó có thể có một điều tương tự trong một tương lai gần ở Việt Nam và trên Thế giới"(?!). Nay thực tế đã chứng minh ngược lại với nhận định khá "hùng hồn" trên của các vị chủ sở hữu Netnam Search Engine!

Vẫn duy trì công cụ tìm kiếm của Việt Nam!

Trung Quốc: Baidu "vượt mặt" Google!

Soạn: AM 634601 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ô. Lê Ngọc Quang. Ảnh: B.D

Ông Lê Ngọc Quang, Giám đốc Phát triển Kinh doanh & Công nghệ của IDG Ventures Vietnam:

Công cụ tìm kiếm của Việt Nam hiện nay gần như bỏ không, không tạo doanh thu, rất ít người dùng và như vậy là một sự lãng phí. Google được nhiều người Việt Nam sử dụng, kể cả khi tìm trang tiếng Việt, vì Việt Nam ngày càng chuyên về Unicode.

Nhưng tại Trung Quốc, công cụ search lại không hề "lao đao". IDG đã đầu tư vào Công ty Baidu với trang tìm kiếm cùng tên chuyên cung cấp tài liệu tiếng Trung. Công cụ tìm kiếm này chiếm thị phần lớn ở Trung Quốc, còn hơn cả Google.

Baidu đã có mặt trên thị trường cổ phiếu Naddaq. Doanh thu quý III năm 2005 của Baidu là 9 triệu USD. Giá trị thực của Baidu được các nhà kinh tế ước tính 2,6 tỉ USD.

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Sơn Tùng, Giám đốc Công ty Tinh Vân về VinaSeek. Ông Tùng nói: "Nếu nói dự án VinaSeek đã thất bại thì không đúng, nhưng quả là có sức nặng về cạnh tranh".

Từ sau buổi lễ trang trọng ra mắt VinaSeek (tháng 9/2001) với sự tham dự của nhiều quan khách, với sự hỗ trợ về đường truyền của VDC, đến nay Công ty Tinh Vân vẫn chỉ "đành lòng" coi trang này để "phục vụ công ích""quảng bá hình ảnh công ty". Ông Nguyễn Sơn Tùng thừa nhận: "Không dễ gì thương mại hóa được từ đó!".

Trong khi đó, riêng cho máy móc, VinaSeek đã "tiêu" hết trên 200 triệu. Ban đầu có một nhóm thực hiện, đến nay chỉ có một người phụ trách trang tìm kiếm này. Bài toán kinh doanh với VinaSeek gần như "không có gì" (trong khi, nhìn xa thấy Google đã trở thành người "khổng lồ" từ search engine và càng không có dấu hiệu "đầu hàng"  PanVietnam và VinaSeek tại thị trường VN).

Số lượng truy xuất thiếu phong phú, không có kho hình ảnh, giao diện kém thân thiện... - đó là những điểm yếu của các trang tìm kiếm Việt Nam. Ví như VinaSeek, hiện tại Tinh Vân không có ý định mở rộng quy mô tìm kiếm này. Trang web sẽ "không chết", nhưng sẽ phải tính cho VinaSeek một đầu ra khác, nhưng hướng đi thế nào thì ông Nguyễn Sơn Tùng vẫn chưa có câu trả lời. Dù sao, ông Tùng cho biết, VinaSeek vẫn có giá trị khi không chỉ cho kết quả với Unicode mà còn với nhiều bảng mã khác (dù nay không còn thông dụng) như TCVN, VNI, VIQR, Vietware...

Bức tranh và tương lai của các công cụ tìm kiếm Việt Nam xem ra không mấy sáng sủa. Google không (hay chưa?) "nuốt chửng" công cụ tìm kiếm của Việt Nam nhưng đã phủ lên đó một chiếc bóng - chiếc bóng mang mô hình kinh doanh với mức độ lan tỏa mạnh mẽ và chiến lược tiếp cận thị trường sâu rộng.

  • Bùi Dũng

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,