221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
738520
''Sẽ xử lý nghiêm khắc DN vi phạm bản quyền phần mềm!''
1
Article
null
''Sẽ xử lý nghiêm khắc DN vi phạm bản quyền phần mềm!''
,

(VietnamNet) - Trả lời phỏng vấn VietNamNet về tình hình kiểm tra, xử lý nạn vi phạm bản quyền phần mềm trong thời gian gần đây, ông Vũ Xuân Thành, phó Chánh thanh tra Bộ Văn hóa thông tin đã khẳng định đầy kiên quyết: ''Sẽ xử lý nghiêm khắc các DN vi phạm bản quyền phần mềm!''.

- Bộ VHTT gần đây đã tiến hành hàng loạt các cuộc thanh kiểm tra nạn vi phạm bản quyền phần mềm tại các DN, mục đích của chiến dịch này là gì, thưa ông?

Ông Vũ Xuân Thành: "Điều quan trọng là phải chống gian lận bản quyền để khuyến khích các doanh nghiệp phần mềm VN sản xuất bản quyền!". (Ảnh: ĐH)
Ông Vũ Xuân Thành:
Căn cứ theo quy định của pháp luật, nghị định 76 và quy định về xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định 31, Bộ VHTT đã phối hợp với Bộ Công an thanh tra liên tục tình hình vi phạm bản quyền phần mềm của VN. Bởi vì, việc đẩy mạnh thực thi bản quyền phần mềm có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của ngành công nghiệp CNTT còn non trẻ nhưng đầy tiềm năng của Việt Nam. Để đạt được những mục tiêu mà Chiến lược phát triển ngành CNTT giai đoạn 2006 - 2010 đặt ra là tốc độ tăng trưởng trung bình đạt khoảng 35-40%/năm; doanh thu toàn ngành đạt 1 tỷ USD và tỷ lệ vi phạm bản quyền giảm xuống còn 70% vào năm 2010 thì việc nghiêm khắc trong xử lý các vi phạm bản quyền phần mềm ngay từ thời điểm này không còn là quá sớm nữa. Việc tạo ra một cơ chế hiệu quả và thực thi nghiêm khắc để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đang trở thành vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với việc phát triển nền kinh tế trong thời đại CNTT cũng như giúp Việt Nam tự tin trong các "cuộc chơi" quốc tế.
Ông Nguyễn Phước Hải, GĐ công ty máy tính CMS:

Soạn: AM 635147 gửi đến 996 để nhận ảnh này
(Ảnh: HS)
Thời gian tới, trước xu thế hội nhập WTO của Việt Nam, các DN nên thực hiện nghiêm túc, tuân theo những quy định của luật Sở hữu trí tuệ. Cụ thể, việc tuân thủ này phụ thuộc vào hai góc độ ý thức và thu nhập của DN.

Mặc dù các DN biết mình đang phạm luật, nhưng thực tế, việc vi phạm này được coi là ''chiêu thức cạnh tranh'' giữa các DN.

Không DN nào không biết một phép tính đơn giản sau: nếu trả bản quyền phần mềm máy tính mất hơn 100 USD/license, trong khi, bình thường, họ chỉ cần mua 8.000đ/đĩa mềm để cài đặt cho hàng loạt máy tính của mình.

Bên cạnh đó, vấn đề bản quyền nói chung và bản quyền phần mềm nói riêng đang là vấn đề vướng mắc lớn nhất trong tiến trình gia nhập WTO. Tất cả những động thái của thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp đã tác động đến các doanh nghiệp kinh doanh CNTT lớn nhất ở VN. Vì thị trường này nhỏ hẹp, nên những động thái này có tác động lớn đến người dân. Ý thức của người dân được nâng lên rất nhiều.

- 92% là tỷ lệ vi phạm quá lớn, ông đánh giá thế nào về con số này?

- Mặc dù tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam là 92% (theo thống kê của Liên minh phần mềm thế giới BSA), nhưng giá trị thiệt hại về vật chất không lớn so với các nước trên thế giới. Thị trường CNTT của VN hiện tại vẫn chỉ tập trung phát triển chủ yếu ở đô thị. Vì vậy, so sánh ngay với Trung Quốc - nơi có lượng tiêu thụ máy tính rất lớn  - thì mức thiệt hại của VN nhỏ hơn rất nhiều!

- Bộ VHTT sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc ngăn chặn, xử lý vi phạm bản quyền phần mềm như thế nào?

- Sau các cuộc thanh tra và xử lý mang tính chất giáo dục, răn đe được thực hiện tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh trong năm 2004 và đầu năm 2005, bắt đầu từ thời điểm này, chúng tôi sẽ siết chặt hơn việc thực thi bảo hộ bản quyền phần mềm. Chúng tôi đặc biệt sẽ áp dụng những hình thức xử phạt nặng hơn đối với các công ty kinh doanh máy tính cài đặt phần mềm bất hợp pháp vì mục đích sinh lợi. Doanh nghiệp nào bị kiểm tra phát hiện vi phạm lần đầu sẽ bị đưa vào danh sach đặc biệt và nếu tiếp tục vi phạm những lần sau chúng tôi sẽ áp dụng những biện pháp nghiêm khắc hơn theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Nếu phát hiện, sẽ bị xử lý nặng, phạt tiền từ 20-25 triệu đồng. Nếu doanh nghiệp nào vi phạm, sẽ bị tiêu hủy toàn bộ phần mềm.

- Ông có cho rằng sử dụng mã nguồn mở sẽ giải quyết được vấn nạn này?

Ý kiến từ phía Microsoft

Soạn: AM 635149 gửi đến 996 để nhận ảnh này
(Ảnh: HS)

"Hiện nay, Microsoft đang nỗ lực hết sức để hợp tác và hỗ trợ chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng khung pháp lý cho vấn đề sở hữu trí tuệ phần mềm, để Việt Nam sớm có thể gia nhập WTO.

Với Microsoft, chiến lược đầu tư vào thị trường VN vẫn không thay đổi, Microsoft sẽ tiếp tục thúc đẩy việc hợp tác với Chính phủ VN trong một số đề án quan trọng, cụ thể là với Bộ BCVT, Bộ GD-ĐT và VCCI"

(Ông Christophe Desriac, Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam)

- Phần mềm mã nguồn mở không phải là giải pháp tối ưu. Sử dụng mă nguồn mở hiện đang được lựa chọn là xu thế chung nhưng vẫn chưa chinh phục được người tiêu dùng. Vì vậy, những phần mềm thương mại như của Microsoft vẫn đang chiếm phổ biến, khoảng hơn 90%. Cơ quan quản lý Nhà nước hiện đang gấp rút khắc phục chuyện vi phạm bản quyền. Đối với công tác đối ngoại, nếu không thực hiện vấn đề bản quyền tốt, các doanh nghiệp trong nước cũng sẽ không bán được phần mềm, và không thể tái sản xuất được. Ví dụ phần mềm từ điển Lạc Việt đã được đưa ra từ năm 2002 nhưng đến nay họ không muốn phát triển thêm nữa, cũng vì vấn đề bản quyền. Điều quan trọng là phải chống gian lận bản quyền để khuyến khích các doanh nghiệp phần mềm VN sản xuất bản quyền, nếu không ngành công nghiệp phần mềm non trẻ của Việt Nam sẽ càng ngày tụt hậu.

- Theo ông, để khắc phục vấn nạn vi phạm bản quyền, các nhà sản xuất nên đưa ra những chính sách "mềm" gì cho người sử dụng VN?

- So với nền kinh tế VN, thì mức cước phí bản quyền rất cao, đôi khi cước phí phần mềm còn cao hơn phần cứng. Theo tôi, các doanh nghiệp, ví dụ như Microsoft nên đàm phán với Chính phủ VN để có lộ trình phù hợp, ban hành quy chế riêng cho VN. Phải khẳng định rằng, rất khó để họ có thể áp đặt mức chung cho toàn thế giới mà bao gồm cả VN trong đó. Mức tiền mua bản quyền 5.000 USD cho 9 máy tính là số tiền rất lớn. Có thể so sánh giống như việc thu thuế, nếu cơ quan quản lý thu ở mức quá cao thì sẽ thất thu. Vì vậy, tôi nghĩ cần phải có chính sách điều chỉnh hợp lý.

- Xin cám ơn ông!

  • Hoàng Hùng (thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,