221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
743194
2006: Trung Quốc sẽ là tiêu điểm CNTT thế giới
1
Article
null
2006: Trung Quốc sẽ là tiêu điểm CNTT thế giới
,

Sự bùng nổ của Trung Quốc sẽ giúp khu vực châu Á - TBD đạt tốc độ phát triển CNTT vượt xa mức trung bình của thế giới vào năm 2006.

Trong một báo cáo về các xu hướng phát triển CNTT thế giới, công ty nghiên cứu thị trường công nghệ Gartner cho rằng thị trường CNTT khu vực châu Á - TBD, bao gồm thị trường phần cứng, phần mềm, các dịch vụ CNTT và viễn thông, sẽ lên đến 210 tỷ USD vào năm 2006, đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) 7.5% (trong khi đó, cũng theo báo cáo này, doanh số CNTT toàn cầu năm 2006 sẽ là 1.768 tỷ USD, CAGR đạt 4.5%/năm).

Trong những năm vừa qua, nếu như ngôn ngữ chính là một trong những nguyên nhân chính cản trở sự bùng nổ của ngành CNTT Trung Quốc thì vấn đề này được dự báo là sẽ được giải quyết vào năm 2008, cùng thời điểm với việc Trung Quốc trở thành quốc gia có số người nói tiếng Anh lớn nhất thế giới.

Chính điều này sẽ giúp các doanh nghiệp CNTT Trung Quốc thâm nhập vào tất cả các ngành, các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, cạnh tranh trực tiếp với Ấn Độ và giúp quốc gia đông dân nhất thế giới tạo được các cổng giao tiếp công nghệ mới với thế giới như Bắc Kinh, Thượng Hải song song với cổng Hồng Kông - nơi được coi là một cái Hub của ngành CNTT - Viễn thông toàn cầu. Singapore sẽ là quốc gia được lợi nhiều nhất khi Trung Quốc vượt qua được trở ngại về ngôn ngữ vì quốc đảo này từ lâu đã thiết lập được mối quan hệ đối tác chặt chẽ với Trung Quốc trong lĩnh vực CNTT nói riêng và kinh doanh thương mại nói chung.

Xu hướng phát triển của CNTT 2006 của khu vực này sẽ nhắm đến công nghệ tiêu dùng, thông tin di động băng thông rộng, các mô hình kinh doanh tích hợp. Sự lớn mạnh nhanh chóng của CNTT Trung Quốc và Ấn Độ không chỉ giúp tăng kim ngạch thương mại hai chiều, mà còn giúp các doanh nghiệp CNTT của hai quốc gia này nâng cao năng lực cạnh tranh và thâm nhập thành công vào các thị trường mới nổi trên khắp thế giới.

“Một khi ngân sách GDP dành cho Nghiên cứu - Phát triển (R&D) của khu vực tăng lên, chúng ta sẽ thấy các quốc gia châu Á - TBD sẽ chú trọng nhiều hơn đến công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ” - Dion Wiggins, Phó Chủ tịch Gartner nhận định.

Một xu hướng đáng chú ý được nêu trong báo cáo là phần mềm mã nguồn mở (Open-source software - OSS) sẽ được sử dụng rộng rãi ở hai thị trường khổng lồ Trung Quốc và Ấn Độ, đặc biệt trong nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đến năm 2010, phần mềm mã nguồn mở sẽ chiếm 20% thị trường phần mềm thế giới và lấy đi trên 100 tỷ USD doanh thu của các nhà cung cấp phần mềm mã nguốn đóng truyền thống.

Với năng lực thiết kế và cải tiến công nghệ lớn mạnh nhanh chóng, chúng ta sẽ chứng kiến một xu thế chuyển đổi mạnh mẽ ở châu Á, từ một nơi được coi là thị trường béo bở cho các nhà cung cấp các sản phẩm CNTT trở thành nơi ươm mầm, thiết kế và chế tạo các sản phẩm CNTT hàng đầu thế giới.

Bá Lâm (Theo ZDNet Asia)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,