221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
744902
Game online: Những "khoảng trống" về quản lý
1
Article
null
Game online: Những 'khoảng trống' về quản lý
,

Những Game online (GO) ăn khách nhất hiện nay như MU, PTV, Võ Lâm Truyền Kỳ, Gunbound… đang ngày càng thu hút người chơi với những tính năng mới liên tục được đưa ra. Cùng với sự phát triển đó, thị trường “ăn theo” GO như: mua bán trang bị, tài khoản, thậm chí bán các phần mềm tự luyện level cũng ngày càng phát triển.

"Hack" và những phần mềm tự luyện level
 
Một chuyên gia tin học có một trò giải trí mang tính “làm thêm” rất độc đáo: “hack” GO (sử dụng kỹ thuật cao để xâm nhập), nghiên cứu các lỗi trong phần mềm và hệ thống máy chủ của GO được phát hành, từ đó viết những phần mềm để can thiệp vào hệ thống. 
 
Soạn: AM 651889 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Việc bán đồ vật ảo trong game bằng tiền thật đã có từ lâu nay...
Thực tế nhiều GO phát hành tại VN đã phải sửa lỗi hệ thống để đối phó với các hacker chuyên nghiệp. Cách hack “thô bạo” và phổ biến hơn là dùng các chương trình ăn cắp mật khẩu Trojan và Keylogger.
 
Bằng cách cài phần mềm này vào các máy tính cá nhân, mọi thông tin được gõ từ bàn phím sẽ được gửi đi, và hacker sẽ có được mật mã truy nhập của người chơi để chiếm đoạt trang bị, đôi lúc chiếm luôn nhân vật. Đối với các GO đang ngày càng thu hút người chơi, trang bị và những nhân vật ở đẳng cấp cao luôn là những tài sản có giá hàng trăm, thậm chí hàng triệu đồng.
 
Do GO Võ Lâm Truyền Kỳ (VLTK) đến nay chưa bị hack, nên các chuyên gia phần mềm lại có một cách kiếm tiền “ăn theo” VLTK được phổ biến bằng tờ rơi tại các điểm Internet công cộng trong thành phố: bán phần mềm tự tìm và giết quái vật trong VLTK để giúp người chơi không cần điều khiển mà nhân vật vẫn có thể tự luyện để nâng cao đẳng cấp. Đó là những phần mềm được thực hiện do một nhóm, người chịu trách nhiệm liên lạc là N.T.M.N.
 
Theo cô gái này, hiện nhóm đang bán các phần mềm có thể giúp nhân vật tự tìm và giết quái vật, lượm tiền và lượm đồ, tự bơm máu hay bỏ chạy, quay trở về thành khi gặp quái vật quá mạnh… Tùy theo yêu cầu của khách hàng về số lượng tính năng tự động, các phần mềm này được bán với các mức giá lần lượt là 50.000 VNĐ, 70.000 VNĐ, 90.000 VNĐ. “Mỗi tên nhân vật muốn sử dụng có thể đăng ký với nhóm để yêu cầu chúng tôi thực hiện một bản riêng cho nhân vật đó. Mỗi tên nhân vật phải đăng ký mua một bản” - N. cho biết.
 
Bán vật ảo bằng VNĐ

 
Dân chơi VLTK tại server Hoa Sơn nhiều người biết nhân vật danhdenchet,sy - một cao thủ Cái Bang, đồng thời là một phú hộ trong GO. Để trở thành một phú hộ, ông chủ quán cà phê trẻ tuổi này đã bỏ ra hàng triệu đồng mua ngân lượng (đơn vị tiền trong VLTK).
 
Giá cả tại server Hoa Sơn cũng như các server khác, dao động từ 100.000 đến 150.000 VNĐ mua được 1.000 vạn lượng. Nhưng đó là giá mua bán ngầm, vì các hoạt động mua bán này bị VinaGame (nhà phát hành game VLTK) cấm.
 
Tuy nhiên, mới đây VinaGame đã mở chương trình nạp thẻ lấy Kim Nguyên Bảo (KNB), một vật quý trong game có thể đổi thành nhiều đồ vật khác hoặc đổi thành giờ chơi. Đối với nhiều người chơi, chương trình này khiến cho việc mua vật ảo trong game bằng tiền thật trở nên dễ dàng và “hợp pháp” hơn.
 
Ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty VinaGame, cho rằng chương trình nạp thẻ lấy KNB trong VLTK không phải là một hình thức bán vật ảo bằng tiền thật. VinaGame vẫn nghiêm cấm các hình thức bán vật ảo bằng tiền thật.
 
Tuy nhiên, thực tế chứng minh những điều ông Minh nói không hoàn toàn đúng. KNB là một vật có giá trị trao đổi trong game, có thể dùng nó để đổi lấy vật trong game nên việc nạp thẻ đổi lấy KNB của VLTK, có thể cho là một biện pháp bán một hiện vật có giá trị trao đổi trong GO bằng tiền thật.
 
Việc bán đồ vật ảo trong game bằng tiền thật thực ra đã là một thị trường ngầm có sẵn từ lâu nay, do những người chơi trao đổi với nhau. Thậm chí, ở GO Gunbound, nhà phát hành game bán rất nhiều vật ảo trong game bằng tiền thật, thông qua hình thức nạp thẻ lấy cash, và người chơi có thể dùng cash để mua các vật dụng như quần áo, nón… trong game.
 
Vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý là việc bán vật ảo bằng tiền thật có được áp dụng tại VN hay không? Nếu cho phép các nhà phát hành GO tiếp tục bán các vật dụng này như hiện nay, thì cần phải có những quy định gì cho phù hợp?
 
Thực tế, tại các quốc gia phát triển GO, những quy định về việc bán vật dụng trong GO cũng không đồng nhất với nhau. Nhiều nước đã nghiêm cấm việc bán các vật dụng ảo bằng tiền thật.
 
Tại VN hiện chưa có quy định, và các nhà phát hành hiện có thể tạo ra vật dụng ảo để bán, nếu muốn. Câu hỏi là nếu việc bán các vật dụng ảo trong game được cho phép, thì với các vật dụng được mua bằng tiền thật, người mua các vật dụng đó có quyền sở hữu như thế nào, và những hành vi hack các vật dụng này, có thể coi là trộm tài sản hay không?
 
Những giao dịch về tài khoản, vật dụng ảo ngày càng phát triển, như một điều tất yếu của thị trường GO. Cùng với sự phát triển của một thị trường giải trí mới và hấp dẫn, GO cũng mang theo những phức tạp của thế giới ảo sinh động vào thế giới thực.
 
Quản lý thị trường này thế nào cho tốt để có sự phát triển lành mạnh và mang lại nhiều lợi nhuận, có lẽ là một câu hỏi chưa có hồi kết…

Theo Sài Gòn Giải Phóng

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,