221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
759632
"2006: CNTT Việt Nam sẽ có bước đột phá mới!"
1
Article
null
'2006: CNTT Việt Nam sẽ có bước đột phá mới!'
,

(VietnamNet) - Đó là ước mong, là lời chúc tốt đẹp chung của những vị khách đặc biệt - họ là các nhà quản lý, là lãnh đạo các doanh nghiệp CNTT-TT mà VietnamNet có dịp đến thăm trong những ngày đầu xuân năm mới này.

Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Đỗ Trung Tá: "Năm 2006 có thể đạt tốc độ phát triển gấp 1,5 - 2 lần so với năm 2005".

Soạn: AM 691809 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bộ trưởng Bộ BCVT Đỗ Trung Tá: "Kinh doanh là phải có lợi nhuận, làm sao để DN phát triển tốt, khách hàng được "chiều chuộng", nhưng DN cũng phải dư ra để đóng góp ngân sách cho nhà nước!". (Ảnh: Lê Anh Dũng) 

Đối với ngành Bưu chính Viễn thông - CNTT, 5 năm tới sẽ có gì đột phá? TSKH, Bộ trưởng Bộ BCVT Đỗ Trung Tá cho rằng, đó là băng rộng. Băng rộng sẽ là khâu đột phá trong cả hai lĩnh vực: cố định và di động. "Ví dụ khả quan nhất là tỉnh Lâm Đồng: hiện 100% xã của tỉnh đã có cáp quang, như vậy rất nhanh chóng các hệ thống Internet sẽ kết hợp chặt chẽ với truyền hình, vậy là mọi thứ ưu việt của Internet sẽ dễ dàng đến với đông đảo nhân dân, tạo thành một nền văn minh - văn hoá tri thức dần dần thâm nhập vào làng quê", Bộ trưởng phấn khởi nói.

Ngoài ra, Bộ trưởng Đỗ Trung Tá cũng cho rằng, năm 2006 sẽ chứng kiến một sự bùng nổ mạnh mẽ về di động. 6 nhà cung cấp dịch vụ hiện nay đều lấy năm 2006 là năm của sự bứt phá và sáng tạo. Họ cũng đã quan sát những ưu, khuyết điểm, những bài học kinh nghiệm của năm 2005 (nhất là đối với Viettel và các công ty của VNPT). "Chắc chắn, chất lượng dịch vụ và công tác chăm sóc khách hàng của thị trường này sẽ tốt hơn nhiều năm 2005".

Đề cập đến một khía cạnh khác có vẻ "gai góc" hơn của thị trường thông tin di động rằng: 6 nhà cung cấp dịch vụ di động là nhiều hay ít?, còn sự cấp phép mới nào nữa không, tại sao lại là cả CDMA và GSM? Bộ trưởng Đỗ Trung Tá cho rằng, so sánh với nhiều nước trong khu vực, số lượng các nhà cung cấp dịch vụ di động của VN hiện đã là nhiều, không nên có thêm các DN mới. Bộ trưởng dẫn chứng rằng: dự kiến đến năm 2010, VN sẽ có khoảng 120 triệu dân, nếu 100% dân đều sử dụng ĐTDĐ, chia đều cho 6 DN thì mỗi DN sẽ có khoảng 20 triệu khách hàng, "Như thế mới ra doanh nghiệp!. Còn nếu có thêm vài DN nữa, đủ để bình quân mỗi DN vài triệu khách hàng, chỉ "đủ sống để nuôi nhau" thì cũng không có hiệu quả", Bộ trưởng nói. "Kinh doanh là phải có lợi nhuận, làm sao để DN phát triển tốt, khách hàng được "chiều chuộng", nhưng DN cũng phải dư ra để đóng góp ngân sách cho nhà nước!".

Với một đặc điểm nữa của Việt Nam là sử dụng tới hai công nghệ trong dịch vụ di động: 3 nhà cung cấp dịch vụ CDMA, 3 nhà cung cấp dịch vụ GSM. Điều này cũng hy vọng thị trường sẽ "nới rộng" hơn một chút so với các việc chỉ sử dụng một công nghệ. "Tuy nhiên, đây là một "sự đã rồi", đúng ra một quốc gia chỉ nên sử dụng một công nghệ".

(Những phân tích kỹ hơn về vấn đề này của Bộ trưởng Đỗ Trung Tá, chúng tôi sẽ gửi đến quý vị trong một bài viết khác.NV).

Tổng giám đốc công ty IDG Ventures VN, Nguyễn Bảo Hoàng: "Tôi muốn đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ".

 
Soạn: AM 691823 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nguyễn Bảo Hoàng: "Tôi muốn được học hỏi những kinh nghiệm và khả năng lãnh đạo xuất sắc của ông Patrick McGovern". (Ảnh: Huyền Sâm)

Anh Hoàng, một Việt kiều trưởng thành tại nước Mỹ, một Tổng giám đốc trẻ - 33 tuổi - hiện đang làm việc tại Việt Nam tâm sự rằng: Hai lý do, một là mong muốn được đóng góp hết sức nhỏ bé của mình cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ; và muốn được học hỏi những kinh nghiệm và khả năng lãnh đạo xuất sắc của ông Patrick McGovern, đã khiến anh cảm thấy phấn khích hơn mỗi khi tỉnh dậy vào buổi sáng và đi đến nơi làm việc.

"Cho đến giờ tôi vẫn rất yêu thích công việc này bởi tôi có thể làm việc với những người tài giỏi, không chỉ trong nội bộ IDG Ventures mà còn với các công ty mà chúng tôi đầu tư vào. Các công ty mà chúng tôi làm việc đang phát triển những sản phẩm và dịch vụ đầy hứa hẹn cho thị trường Việt Nam và thế giới. Sẽ rất thú vị khi được làm việc ttong một môi trường sáng tạo với những phát minh sáng kiến đang được thử nghiệm và phát triển hàng ngày. Cuối cùng, đó chính là một sự kết hợp hoàn hảo của tài năng, tầm nhìn, tinh thần kỷ luật và sự tập trung cao độ để làm cho các công ty trở nên thành công. Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng các công ty mà chúng tôi đang làm việc cùng đều có những yếu tố quan trọng này".

Anh Hoàng tiết lộ với VietnamNet, sau Tết Bính Tuất, IDG Ventures VN sẽ đầu tư thêm vào 2 công ty nữa, tổng cộng sẽ là 8 công ty tất cả và họ đều đang ở giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển.

Nói về con đường "mạo hiểm" mà IDG đang đi tại Việt Nam, anh Hoàng cho biết: "Công việc kinh doanh ở Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn như bất kỳ nơi nào trên thế giới. Các công ty phải học cách làm sao có thể tận dụng tối đa nguồn lực, vận dụng nó một cách nhanh chóng để đáp ứng những yêu cầu của thị trường và tuân thủ những luật lệ mà chi phối công việc kinh doanh của mình. Điều này rất đúng với thực tế của Việt nam cũng như các nơi khác trên thế giới". 

Thành công thì còn quá sớm để nói tới, nhưng với những gì mà tập đoàn IDG và công ty IDG Ventures Việt Nam định hướng và tập trung phát triển, hy vọng thị trường CNTT-TT Việt Nam sẽ sôi động hơn với sự năng động, sáng tạo của những DN trẻ, tạo động lực, cơ hội để các DN CNTT cạnh tranh trong môi trường tốt.

Soạn: AM 687937 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nguyễn Ái Việt: "Khi chúng ta còn ngập ngừng thì thế giới đã tiến lên như vũ bão". (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Nguyễn Ái Việt, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia CNTT: Xây dựng một kiến trúc thông tin quốc gia và các chuẩn cần thiết sẽ là điểm đột phá duy nhất"!

Là người chịu trách nhiệm soạn thảo chương trình quốc gia về CNTT giai đoạn 2006 - 2010, một trong những nhiệm vụ chính của Cục ứng dụng CNTT (thuộc Bộ Bưu chính Viễn thông VN) mới ra mắt hồi tháng vừa qua, ông Việt cho biết, việc xây dựng một kiến trúc thông tin quốc gia và các chuẩn cần thiết sẽ là điểm đột phá duy nhất. Điểm quan trọng thứ hai là về phát triển công nghiệp: nhanh chóng tích lũy được các giá trị sở hữu trí tuệ và tạo lập được thị trường kinh doanh SHTT để khởi động vòng quay, mở rộng thị trường và có các sản phẩm cạnh tranh cho CNTT VN. 

Ngoài ra, trong năm 2006 này, Cục ứng dụng CNTT và Văn phòng BCĐ Quốc gia về CNTT tâp trung vào những nhiệm vụ chính như: xây dựng các văn bản pháp quy, cụ thể là các văn bản triển khai luật giao dịch điện tử mới được phê duyệt, các văn bản hướng dẫn quản lý những dự án đầu tư về CNTT và truyền thông... Cục ứng dụng CNTT cũng sẽ triển khai một số dự án khởi động, xây dựng kiến trúc thông tin quốc gia, đào tạo các kỹ năng cao cấp.

Đánh giá về hiện trạng ứng dụng CNTT ở VN và so sánh với các nước, ông Việt cho biết, niềm vui khích lệ của năm 2004 vì VN đã vượt lên Philippin về chỉ số sẵn sàng mạng lưới (NRI) chưa lâu thì năm 2005, chúng ta lại bị vượt, trở lại top cuối của khu vực. Trong khi đó, chỉ số sẵn sàng chính phủ điện tử của VN năm 2005 cũng đã tụt 15 bậc. "Khi chúng ta còn ngập ngừng thì thế giới đã tiến lên như vũ bão", ông Việt nói.

Tuy nhiên, ông Việt cũng cho rằng, phải nhìn nhận thực tế này, nếu nhìn vào các nước có thứ hạng thấp hơn chúng ta, có tới trên 40% các quốc gia có GDP và PPP (giá trị sức mua của đồng tiền - purchasing power parity) cao hơn chúng ta, hầu hết các quốc gia có thứ hạng cao hơn VN đều có nền kinh tế phát triển hơn. "Không có nghĩa là chúng ta được phép lạc quan. Một mặt vẫn phải khát khao và sẽ hành động nhiều hơn nữa để phát triển, mặt khác, việc nhìn nhận các kết quả và công sức đã đạt được thế hệ trước sẽ cho chúng ta một tầm nhìn xa vượt qua các hạn chế trước mắt của ngày hôm nay".  

Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Viễn thông quân đội Viettel, ông Dương Văn Tính: "Không nên quá lạc quan với chuyện tăng thuê bao di động!"

Soạn: AM 687939 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Dương Văn Tính: "Cuộc đua dịch vụ di động này có lợi cho nhà nước, cho ngành viễn thông, cho cả các DN và khách hàng. Các doanh nghiệp tự hoàn thiện mình để vươn lên", ....(Ảnh: Bình Minh)

"Nếu ai đó có đánh giá rằng, việc tăng thuê bao di động trong năm 2005 của Viettel là "điều kỳ diệu" thì có lẽ là lạc quan quá. Chúng tôi chỉ cho rằng, đó là một thành công tương đối nổi bật trong số các DN viễn thông", ông Dương Văn Tính thẳng thắn nói.

Ngoài dịch vụ di động, năm 2005, thuê bao Internet băng rộng của Viettel cũng tăng 7 lần so với năm 2004 và đạt con số 40.000 thuê bao, góp phần vào sự bùng nổ của Internet băng rộng VN

Ông Tính cho rằng, năm 2006 đối với Viettel có những thuận lợi nhất định, nhưng khó khăn cũng rất nhiều, đặc biệt là trong một thị trường dự báo là cạnh tranh khốc liệt cùng sự tham gia của 2 nhà cung cấp dịch vụ mới: Hanoi Telecom và EVN Telecom. 

"Mục tiêu mà chúng tôi đặt ra cho năm 2006 là sẽ đi vào chất lượng dịch vụ. Viettel đã xây dựng được thương hiệu khá vững và chúng tôi sẽ tập trung hơn vào chất lượng. Mục tiêu về phát triển thuê bao của chúng tôi  trong năm 2006 không lớn như năm 2005, kế hoạch sẽ chỉ phát triển ở mức 80 - 85% của năm 2005. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, năm 2006, tính "chuyên nghiệp" của Viettel sẽ được đặt lên hàng đầu. Tất cả mọi hoạt động từ bộ máy cơ quan cho tới các công ty con bên dưới đều phải mang tính chuyên nghiệp cao. Khi ấy, chất lượng dịch vụ mới tốt được. Đây cũng là thông điệp mà Viettel gửi tới bạn đọc của VietnamNet và các khách hàng của chúng tôi". 

Nhận xét về một thị trường viễn thông đã khá "đông đúc" như hiện nay, ông Tính cho rằng, chủ trương phát triển các DN mới kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông là rất đúng đắn, kết quả đã tạo nên một thị trường viễn thông sôi động như hiện nay. Kết quả này đã đẩy thị trường viễn thông phát triển nhanh hơn, vượt qua sức ỳ. Một khi đường đua đã có thêm hai, ba người cùng tham gia, thì "anh" chạy trước cũng phải cố gắng để người chạy sau không thể đuổi kịp mình, còn người chạy sau cũng phải cố gắng chạy nhanh hơn để không tụt xa quá so với người chạy trước. "Cuộc đua này có lợi cho nhà nước, cho ngành viễn thông, cho cả các DN và khách hàng. Các doanh nghiệp tự hoàn thiện mình để vươn lên", ông Tính nói.

Tuy nhiên, ông Tính cũng tỉnh táo nhận ra rằng, nếu thị trường này được mở rộng quá thì cũng không nên, sẽ gây nên sự lãng phí lớn. Nếu trong cùng một vị trí, DN nào cũng xác định đó là nơi phải đặt trạm phát sóng, sẽ là lãng phí, không hiệu quả. Ông Tính cho rằng, quy luật của thị trường dần dần sẽ có những DN phá sản hoặc sáp nhập vào DN khác.

"Quan điểm của tôi là cũng nên dừng ở 6 DN như hiện nay. Nếu thấp hơn nữa cũng tốt, khoảng 3-4 DN là vừa. Số lượng phù hợp sẽ tạo nên sự cạnh tranh. Nếu cứ chồng chéo, đua tranh, tranh giành khách hàng, cạnh tranh không lành mạnh...thì thiệt cuối cùng sẽ thuộc về khách hàng".

Trưởng đại diện Văn phòng Microsoft Việt Nam, ông Christophe Desiac: 'Thị trường VN luôn được các lãnh đạo cấp cao của Microsoft quan tâm".

Soạn: AM 687943 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Christophe Desiac: "Mối quan hệ của Microsoft và những đối tác cũng như khách hàng của chúng tôi tại Việt Nam đang ngày càng phát triển cả về lượng và chất",  (Ảnh: HS)

"Năm 2005 là năm thứ 10 của Microsoft tại Việt Nam và cũng là một năm rất đáng nhớ đối với tôi. Trong 1 năm qua làm việc tại VN, tôi cảm thấy rất vui. Tôi đã nhận được sự hỗ trợ và hợp tác hết mình từ đội ngũ nhân viên Microsoft Việt Nam. Mối quan hệ của Microsoft và những đối tác cũng như khách hàng của chúng tôi tại Việt Nam đang ngày càng phát triển cả về lượng và chất", ông Christophe Desiac vui vẻ mở đầu với PV VietnamNet.

Ông Christophe Desiac cho biết, năm mới này, chiến lược đầu tư của Microsoft vào thị trường Việt Nam dự kiến sẽ có nhiều điều thú vị. Họ sẽ vẫn tiếp tục thúc đẩy hợp tác với Chính phủ, trong một số dự án quan trọng đã triển khai như: chiến lược quốc gia về CNTT với Bộ Bưu chính Viễn thông, với Bộ Giáo dục và đào tạo, với cộng đồng doanh nghiệp...

"Tôi cho rằng, Việt Nam là một thị trường tiềm năng với 82 triệu dân và khả năng phát triển về CNTT của tuổi trẻ VN. Các chương trình hợp tác với VN luôn được các lãnh đạo cấp cao của Microsoft quan tâm".
 
Ông Christophe Desiac cũng cho biết sẽ công bố chính thức phiên bản Windows XP Starter Edition tiếng Việt vào khoảng cuối tháng 2/2006.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề vi phạm bản quyền phần mềm tại VN và thách thức của vấn nạn này trong quá trình hội nhập quốc tế, ông Desiac cho biết, điều quan trọng là chính phủ VN phải xây dựng được một khung pháp lý về bản quyền chặt chẽ và phải có chế tài rõ ràng. Việc Quốc hội VN thông qua Luật sở hữu trí tuệ là một mốc quan trọng, nhưng làm thế nào để các cơ quan chính phủ, DN và người dân thấu hiểu và thực thi các điều khoản của luật này trong thực tế?.

"Đối với Microsoft, bên cạnh việc đưa ra các phiên bản tiếng Việt cho người bắt đầu dùng máy tính với giá ưu đãi, chúng tôi còn đưa ra các chương trình trang bị phần mềm cho khối Chính phủ và Giáo dục với giá ưu đãi để giúp cho thị trường dần quen với vấn đề tôn trọng sở hữu trí tuệ. Mong muốn của Microsoft là giúp cho công nghiệp phần mềm của VN ngày càng phát triển và trở thành một ngành kinh tế mạnh trong tương lai gần".

  • Huyền Chi  - Thủy Nguyên (thực hiện)
     
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,