221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
758722
Tình nguyện đến Việt Nam để "thắp lửa" IT
1
Article
null
Tình nguyện đến Việt Nam để 'thắp lửa' IT
,

(VietNamNet) - Thời điểm Việt Nam chuẩn bị đón Tết Nguyên đán cũng là khi những sinh viên của Học viện Công nghệ Massachusettes (MIT, Hoa Kỳ) hoàn tất chương trình làm việc mang tính "hội nhập", không nhận lương ở Việt Nam. 12 SV chia làm 4 người mỗi nhóm đã đến, làm việc với ba công ty là PeaceSoft, iSphere và một công ty phần mềm trẻ (đã đề nghị VietNamNet không nêu tên trong bài viết này), để rồi có thật nhiều ấn tượng về cuộc sống ở Việt Nam.

Làm việc toàn cầu

Nhóm sinh viên MIT báo cáo tổng kết dự án

12 SV năm cuối ngành Cao học Quản trị Kinh doanh (MBA) của MIT có mặt ở Việt Nam suốt 3 tuần nay để thực hiện chương trình của Trung tâm thử nghiệm kinh doanh toàn cầu Global E-Lab. Tuy nhiên, họ họ đã biết về Việt Nam và đặc biệt là về các công ty họ sẽ đến nhiều hơn thế...

Trước khi đến Việt Nam để làm việc, thực tập, những SV MIT này đều có khoảng 3 tháng làm việc online với ba công ty tại Việt Nam để tìm hiểu sâu về hoạt động kinh doanh, quản trị của nơi họ sẽ đến. Quá trình làm việc tại chỗ và toàn thời gian được bắt đầu từ những ngày đầu tiên của năm mới 2006 đến cuối tháng 01 này.

Thời gian 3 tuần là quá ít ỏi đối với các SV từ Mỹ khi họ cần nghiên cứu thị trường gia công phần mềm Việt Nam rồi từ đó tìm ra lợi thế cạnh tranh cho các công ty phần mềm của Việt Nam. 

"Làm sao để nâng cao sức cạnh tranh cho công ty chúng tôi hướng đến, đặc biệt là cạnh tranh với các quốc gia gia công phần mềm hàng đầu như Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Âu là mục tiêu trong quá trình làm việc chung với các bạn Việt Nam", nhóm học viên MIT tâm sự.

Như thế, hình thức làm việc, thực tập mang tính toàn cầu mà MIT đưa ra cũng tạo điều kiện cho những người bạn Việt Nam làm việc cùng họ có cơ hội tiếp cận với mô hình quản lý tiên tiến, một cách nhìn mới về phương thức hoạt động và kinh doanh trong môi trường quốc tế.

Được biết, những sinh viên lần đầu tiên đến Việt Nam theo hình thức hợp tác này đều là những sinh viên xuất sắc của các khóa học quản trị doanh nghiệp, marketing và hoạch định chính sách công nghệ, họ sẽ tốt nghiệp vào tháng 6/2006 và sẽ làm việc tại các tập đoàn và công ty lớn.

"Mô hình kinh doanh cần được đem ra khỏi lớp học..."

MIT là trường đào tạo công nghệ và quản lý hàng đầu thế giới. MIT Global E-Lab là trung tâm thử nghiệm kinh doanh toàn cầu của MIT, nơi đem đến cho các sinh viên đang theo học chương trình thạc sỹ quản trị kinh doanh MIT cơ hội được làm việc với những công ty " đa quốc gia" từ nhỏ đến lớn.

Những công ty được lựa chọn để thực hiện chương trình này khi được đánh giá là có thành công đáng kể tại thị trường nội địa, thể hiện định hướng phát triển kinh doanh rõ nét. 

Giáo sư R. Locke của MIT là người khởi xướng chương trình đưa SV tìm kiếm kinh nghiệm thực tế trong thành lập và điều hành một công ty ngoài nước Mỹ. Ông cho rằng: "Quản lý doanh nghiệp không thể viển vông, đi xa thực tế. Khi đến với những thị trường đang tăng trưởng với điều kiện cơ sở hạ tầng còn hạn chế, thách thức chính là cách để đối mặt với các khó khăn trong thực tế để rồi đưa ra được những sáng kiến".

Về hình thức Global e-Lab, giáo sư Locke nói rằng, "điều quan trọng nhất là giúp sinh viên loại bỏ đi suy nghĩ rằng nước Mỹ là trung tâm kinh tế thế giới. Người tham gia chương trình này sẽ được trải nghiệm thực tế là những mô hình kinh doanh cần phải được đem ra khỏi lớp học, biến đổi để thích nghi với mỗi đất nước và nền văn hóa khác nhau. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tương lai của họ".

Cụ thể như ở PeaceSoft, để tham gia Global E-Lab, đều đã điển đầy đủ vào các bản điều tra để các SV có thể tham khảo sau đó để đưa ra sự lưa chọn của mình. Bốn SV trong mỗi nhóm sẽ tham gia "dự thầu " để giành được một dự án.

Trong ngày tổng kết dự án ở Việt Nam, nhóm SV MIT tiết lộ, họ đã cử đại diện trong nhóm là SV nắm vững về công nghệ áp dụng cho công ty họ sẽ "tranh thầu", một sinh viên khác hiểu biết về văn hóa và cơ sở hạ tầng của đất nước mà công ty đó đang hoạt động. Cùng với việc đưa ra những kỹ năng quản trị tốt nhất cho nơi họ sẽ đến, và đó là hành trình để họ đến với Việt Nam.

Ấn tượng Việt Nam

Soạn: AM 685597 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Stanley Yung và Daniel E. Cook làm việc tại Peacesoft

Khi người dân Việt Nam đang tất bật sắm tết thì nhóm SV làm việc ở PeaceSoft bao gồm Stanley Yung, Daniel E.Cook, Andrew Bowers và Loris Simpson vẫn miệt mài bên máy tính. Ở MIT, họ đều là những SV rất giàu thành tích. Không phải ngẫu nhiên mà họ đã chọn nơi đến là Việt Nam trong số các nước khác có trong danh sách của Global E-Lab như Argentina, Brazin, CHLB Đức, Ghana, Ấn Độ, Indonesia, Mexiaco, LB Nga, Nam Phi...

Stanley Yung là người gốc Trung Quốc, nhưng được sinh ra và lớn lên ở Canada rồi ở Mỹ. Dự định sau khi tốt nghiệp ở MIT là sẽ làm việc cho Moniter Group với tư cách là một nhà tư vấn (cố vấn kinh doanh) ở New York. Lần đầu tiên Stanley đến Việt Nam, với anh đây là một địa điểm đẹp để du lịch. 

Chuyến đi đến Hà Nội - Việt Nam đã thay đổi nhiều suy nghĩ của Stanley về Việt Nam. Anh rất bất ngờ về số lượng và khả năng sử dụng Internet của người Việt Nam. Anh quan sát và thấy có những người sử dụng Internet 5-7 tiếng mỗi ngày, và chủ yếu họ quan tâm đến các vấn đề xã hội. Đầy lạc quan, Stanley kết luận trong 1 vài năm tới Việt Nam sẽ vượt các nước láng giềng về số người sử dụng Internet.

Daniel E. Cook cho biết, trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường quản trị kinh doanh MIT Sloan, mối quan tâm của mình là các vấn đề về quản trị sản phẩm (hàng hóa) và chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp bắt đầu khởi sự. Dự án Chợ điện tử của PeaceSoft chính là một điểm hấp dẫn Daniel. Làm sao để Chợ điện tử trở thành e-Bay của Việt Nam, đó là điều các học viên MIT coi là "tâm điểm" trong dự án của cả nhóm.

Những dự án cụ thể cho nơi họ đã đến làm việc đều được hoàn thiện trong thời gian họ trực tiếp ở Việt Nam. Những công đoạn cuối cùng được làm trong 3 tuần trực tiếp "3 cùng" (ăn, ở, làm việc). Tiềm năng phát triển và mô hình hoạt động đáng quan tâm - đó là điều các SV đưa ra cho lý do lựa chọn nới đến là các công ty Việt Nam. Nhưng làm sao để vươn ra thế giới, để có sức cạnh tranh nhiều hơn, biến tiền năng thành hiện thực là điều mà những người "làm công nhưng không ăn lương" như các sinh viên MIT đã đến Việt Nam làm việc đã cùng những cộng sự người Việt bắt tay vào thực hiện.

Khi họ trở về Mỹ, bên cạnh việc nhắm đến làm việc cho các công ty "đại gia" như Google, Microsoft... được biết, rất nhiều sinh viên thực hiện chương trình Global E-Lab nói chung đã chọn  những thị trường đang phát triển, làm việc cho các công ty ở đó hoặc thành lập công ty riêng. Như thế, giáo dục và môi trường làm việc đang trở nên không biên giới...

  • Bùi Dũng

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,