(VietNamNet) - "Tuy còn mới mẻ ở Việt Nam, nhưng thương mại di động hứa hẹn những tiềm năng phát triển lớn do thị trường di động Việt Nam hiện đang ở giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ nhất", Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2005 do Bộ Thương mại chính thức công bố hôm 27/2, nhận định.
Không chỉ là những dịch vụ nội dung đơn giản, các dịch vụ trên SMS đang xâm lấn cả vào lĩnh vực thời trang. |
Báo cáo nêu rõ: "Trong năm 2005, các loại hình thương mại di động đã hình thành và phát triển rất nhanh: tải nhạc chuông, hình nền, gửi tin nhắn có hình ảnh động, bình chọn ca sĩ, dự đoán kết quả thể thao, tham gia các cuộc chơi qua ĐTDĐ... đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ ở thành phố.
Một số công ty như VASC đã chọn dịch vụ thương mại di động làm hướng phát triển chiến lược và đầu tư rất bài bản cho loại hình kinh doanh còn tương đối mới mẻ này".
Sau khi đưa ra nhận định trên trong phần về "Hiện trạng thị trường thương mại di động", Báo cáo Thương mại điện tử dành một phần riêng có tên "VASC - một công ty đi đầu về thương mại di động".
Phần này viết: "Hệ thống thương mại di động VASC (ra đời từ năm 2003) cho phép một chiếc điện thoại có thể làm được nhiều điều hơn là chỉ gọi và nhận thông điệp giữa người với người.
Dalink, Alofun, đang là các thương hiệu thương mại di động hứa hẹn những tiềm năng phát triển lớn... |
Với VASC thương mại di động, người sử dụng điện thoại có thể nắm bắt được mọi thông tin cần thiết và thú vị trong cuộc sống như tín vắn hằng ngày, tin thể theo, thời tiết, kết quả xổ số, các nội dung giải trí như hình nền, nhạc chuông và hấp dẫn hơnlà các chương trình giải trí bình chọn, giao lưu và các trò chơi được tổ chức trên mọi phương tiện truyền thông đại chúng".
Sau đó Báo cáo đưa ra thông tổng hợp về các dịch vụ VASC cung cấp trên các đầu số 996 như dịch vụ Dalink, Alofun, LuckyWin...), 997 (như tra từ điển, xem kết quả xổ số, xem thông tin ngân hàng...), 998, 19001255...
2005 là năm chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của TMĐT, đặc biệt là về mặt pháp luật, chính sách và đào tạo. Tuy nhiên, các vấn đề như thanh toán qua mạng, an toàn, an ninh mạng, hệ thống traod dổi dữ liệu điện tử, cơ cấu phát triển loại hình TMĐT chưa cân đối... là những bức tranh không thật khả quan của TMĐT Việt Nam năm 2005. Cho đến hết năm, TMĐT ở nước ta đã kết thúc giai đoạn đầu tiên là giai đoạn hình và được pháp luật chính thức thừa nhận. Có thể dự đoán, năm 2006, TMĐT ở Việt Nam sẽ bước sang giai đoạn hai là phát triển mạnh mẽ. (Theo Báo cáo TMĐT Việt Nam 2005 - Bộ Thương mại). |
Báo cáo kết luận: "VASC hiện là nhà cung cấp dịch vụ lớn nhất được kết nối trực tiếp đến 3 nhà khai thác là VinaPhone, MobiFone và Viettel. doanh thu đạt được từ các dịch vụ thương mại di động của VASC trong năm 2004 là 40 tỷ đồng và năm 2005 ước đạt 140 tỷ đồng (tăng 4,5 lần)".
Về hạn chế của thương mại di động ở Việt Nam, báo cáo cho biết: "Hiện nay, hạ tầng công nghệ thành toán còn chưa tập trung và thiếu tính liên kết là một trong những nguyên nhân làm cho thương mại di động ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Tất cả các dịch vụ thương mại di động chỉ dừng lại ở mức cung cấp thông tin và thu tiền qua SMS hoặc thẻ trả tiền trước".
Báo cáo cũng chỉ rõ: "Số lượng nhà cung cấp dịch vụ thương mại di động ở ViệtNam hiện vẫn chưa nhiều và chủ yếu giới hạn ở những doanh nghiệp lớn với tiềm lực tài chính mạnh, có quan hệ đối tác chặt chẽ với các nhà khia thác mạng di động (như VASC, VTV)".
Nguyên nhân được đưa ra là "Thị trường viễn thông của Việt Nam hiện nay vẫn còn bị chi phối mạnh bởi các DN nhà nước và cơ chế phối hợp với những DN này còn khá phức tạp, rào cản tham gia thị trường thương mại di động đối với các công ty tư nhân là tương đối lớn".
Tổng quan thị trường dịch vụ nội dung cho thiết bị di động VN |
Năm 2005 đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ của VASC - nhà cung cấp dịch vụ nội dung cho mibile số 1 VN, với đa số thị phần (gần 90%). Có được điều này là do VASC đã phát huy tốt kinh nghiệm quản lý và phát triển thương hiệu của DN đi tiên phong; quảng bá tốt cho DV nhờ hệ thống truyền thông mạnh và đa dạng như báo điện tử VietNamNet, Tạp chí e-CHIP, Tuần tin e-CHIP Mobile, kênh truyền hình VietNamNet TV… đồng thời phát triển tốt các kênh phân phối. Năm 2006, có thể thấy, số lượng nhà cung cấp dịch vụ nội dung cho di động đã tăng lên nhanh chóng, với trên 20 nhà cung cấp mới trong đó có các công ty lớn như VDC, VTC, FPT... Bên cạnh đó, một số DN nước ngoài sau khi tạo dựng được thương hiệu trên thị trường VN đã tiếp tục đầu tư để giành thêm thị phần như Shabox (thuộc Tập đoàn Unrealmind – Malaysia). Các tập đoàn viễn thông và truyền thông hàng đầu thế giới như MSN, Yahoo! cũng đang đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu để đầu tư vào thị trường màu mỡ này. Thị phần của VN hiện nay: VASC: 45%; Quang Minh + Shabox + PM: 40%; các DN mới ra đời: MobiCom, Biển Xanh,…: 15% VASC đã sẵn sàng đón nhận sự cạnh tranh của các DN nước ngoài với việc phát huy những kinh nghiệm đã có được trong quá trình tạo dựng vị thế nhà cung cấp DV nội dung cho di động số 1 VN, đặc biệt là những kinh nghiệm có được từ hợp tác quốc tế. |
-
B.D