221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
770195
"Nhà máy Intel VN sẽ có lãi nhanh, trong vài năm đầu!"
1
Article
null
Ông Thân Trọng Phúc, TGĐ Intel Việt Nam:
'Nhà máy Intel VN sẽ có lãi nhanh, trong vài năm đầu!'
,

(VietNamNet) - Trong cuộc phỏng vấn riêng của VietNamNet với ông Thân Trọng Phúc, Tổng giám đốc Intel Việt Nam và Đông Dương ngay sau Lễ công bố dự án và nhận giấy phép đầu tư, ông Phúc cho biết: "Những yêu cầu về tiêu chuẩn để lao động Việt Nam vào làm việc ở dự án nhà máy của Intel không phải là điều kiện quá khó. Ngay tại thời điểm này, lao động công nghệ thông tin (CNTT)Việt Nam đã có thể liên lạc với dự án để tìm cơ hội".

>> "Intel tác động mạnh đến đầu tư công nghệ cao ở TP.HCM!"
>> Intel: "Chào Việt Nam!"
>>
"Nhà máy Intel sẽ sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ!"
>> "Intel sẽ kéo theo nhiều nhà đầu tư khác vào VN"
>> "Intel bỏ phiếu tin tưởng tuyệt đối Việt Nam"
>> Ông Craig R. Barrett: "Cơ hội mới cho VN!"
>> Chặng đường đầu tư xây dựng nhà máy của Intel tại VN

Ông Thân Trọng Phúc: "Ngay từ bây giờ, những lao động quan tâm có thể liên lạc đăng ký tuyển dụng tại địa chỉ: ưww.intel.com/jobs/vietnam(Ảnh: Đ.V)

VietnamNet: Thưa ông, khi dự án đưa vào sản xuất, chủ trương của Intel là sẽ sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ. Nhưng hiện tại Intel chưa có cơ sở, trung tâm đào tạo nào tại Việt Nam. Vậy Intel sẽ đào tạo nhân lực bằng cách nào?

Ông Thân Trọng Phúc: Đúng là nhân lực là vấn đề nan giải số 1, vì lĩnh vực này Việt Nam rất thiếu, đặc biệt là trong lĩnh vực bán dẫn.

Có hai loại nhân lực, là nhân lực sản xuất trong nhà máynhân lực cấp cao. Dự kiến giai đoạn đầu sử dụng khoảng 1.200 lao động, thì trong đó khoảng 800 - 900 là lao động sản xuất. Intel VN chưa có kinh nghiệm trong việc huy động nguồn lao động, trong khi đó  phía đối tác sở tại đã có kinh nghiệm nên sẽ hỗ trợ trong việc này. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ cùng với Khu Công nghệ cao khảo sát, tìm nguồn lao động. Ví dụ một nguồn có thể là thuê công ty khác huy động. Nhưng trong trường hợp này chi phí sẽ tăng cao.

Loại nhân lực thứ hai là lao động tri thức, gồm những kỹ sư, chuyên gia kỹ thuật về tài chính, nhân sự. Lĩnh vực này cũng đang thiếu. Đặc biệt là thiếu kỹ sư trong lĩnh vực về chip, bán dẫn thì Việt Nam chưa có. Trong giai đoạn đầu sẽ có một nhóm chuyên gia nước ngoài vào hỗ trợ và phải tổ chức đào tạo.

Về chiến lược đào tạo, trước mắt có thể thuê ngay trong thời gian trước khi nhà máy hoạt động, gửi đi đào tạo ở các nhà máy trong khu vực. Lĩnh vực đào tạo tập trung vào dĩ nhiên trước tiên là kỹ thuật, công nghệ, và bên cạnh đó không thể thiếu là môi trường, phong cách, chiến lược của Intel. Về lâu dài, chúng tôi sẽ phối hợp với các tổ chức giáo dục và đào tạo, các trường đại học như Đại học Bách Khoa, Kinh tế, các trường kỹ thuật… để đưa thiết bị, nội dung, giáo án vào trường.

- Muốn được vào làm việc tại nhà máy của Intel, các lao động phải đạt tiêu chuẩn như thế nào?

- Sắp tới Intel sẽ tổ chức ngày hội việc làm. Chương trình này sẽ tuyển nhóm chuyên gia đầu tiên cho nhà máy. Ngày giờ chúng tôi sẽ thông báo sau. Ai có nhu cầu thì đăng ký ngay từ bây giờ.

Về điều kiện tuyển dụng, Intel sẽ tuyển những kỹ sư trong lĩnh vực chip, bán dẫn, vật lý, khoa học vật liệu, kỹ sư lập trình kiểm tra sản phẩm… Tuy nhiên, đa số ở các lĩnh vực này Việt Nam đều chưa có nhân sự, nên có thể chúng tôi sẽ xem xét những điều kiện, tiêu chuẩn gần gũi với các tiêu chuẩn trên để tuyển dụng, và dĩ nhiên là sau đó sẽ đưa đi đào tạo. Vì vậy, điều kiện vào làm việc ở dự án của Intel không phải là quá khó. Những ai quan tâm có thể liên lạc tại www.intel.com/jobs/vietnam.

.

Ông Thân Trọng Phúc (phải) tham gia buổi họp báo cùng Chủ tịch HĐQT Intel Craig Barrett (giữa) sau lễ công bố dự án sáng 28/2. (Ảnh Đ.V)

- Thưa ông, những lý do để Intel chọn xây dựng tại VN nhà máy lắp ráp và thử nghiệm (assembly & test) mà chưa phải là nhà máy sản xuất đế chip (Fabs)? Liệu chi phí có "đội" lên khi phải nhập đế wafer về để hoàn thiện sản phẩm?

- Không chỉ riêng Việt Nam, mà các nhà máy assembly & test khác trên khắp thế giới của Intel cũng đều nhận wafer từ 3 nhà máy Fabs của Intel từ Mỹ, Ixrael và Ireland. Lý do là bởi vì, khu vực này (khu vực châu Á) chưa thể đặt nhà máy sản xuất wafer. Để sản xuất ra các sản phẩm wafer, điều kiện phải hoàn toàn khác ở đây. Đó là cơ sở hạ tầng như điện, nước, xử lý phế thải… phải đặc biệt bảo đảm số 1, chỉ các nước tiên tiến mới đáp ứng được các điều kiện này. Thứ hai là phải đầu tư từ 3 đến 4 tỷ USD mới xây dựng được một nhà máy sản xuất wafer. Tiền thì có thể đầu tư được, nhưng điều quan trọng thứ ba là vấn đề nhân lực, phải có một đội ngũ phải đông đảo về kỹ sư, tiến sĩ chuyên về lĩnh vực này. Các nước châu Á, kể cả Trung Quốc và Ấn Độ cũng chưa đáp ứng được.

Mô hình nhà máy lắp ráp và thử nghiệm chip bán dẫn Intel sẽ được xây dựng trên diện tích gần 50ha đất tại Khu CNC Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: tư liệu)

- Tại Việt Nam, Intel dự kiến trong bao lâu sẽ thu hồi được vốn đầu tư?

- Về vấn đề này, Intel đã có kinh nghiệm. Tiến trình sản xuất kinh doanh đã được công bố rõ trong hợp đồng thỏa thuận của hai bên. Nội dung này được ghi rõ ràng, minh bạch rằng: năm nào sẽ có lãi, nhưng nguyên tắc của chúng tôi là không thể tiết lộ thông tin hợp đồng. Tuy nhiên có thể nói, Intel sẽ có lãi nhanh, trong vòng vài năm đầu.

- Thưa ông, đa số dư luận đều đánh giá rất cao về dự án đầu tư này của Intel, về thiện ý chọn Việt Nam, về quy mô dự án...Tuy nhiên, chúng tôi cũng quan tâm đến một vấn đề lớn khác là chuyển giao công nghệ. Có hay không lộ trình chuyển giao công nghệ của Intel cho nguồn nhân lực VN? Nếu có, lộ trình đó sẽ diễn ra như thế nào?

Soạn: AM 717799 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Thân Trọng Phúc: "Tôi có thể nói rằng, Intel sẽ có lãi nhanh, trong vòng vài năm đầu". (Ảnh: HS)

- Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, các công ty sẽ không bao giờ đem kỹ thuật ra mà truyền thụ, tiết lộ bí quyết. Nhưng thông thường người ta chuyển giao công nghệ theo cách: Khi các nhân viên đã được đào tạo, đã làm việc, sau đó mở công ty riêng, có thể hiểu được tất cả nhng gì phải làm.

Ví dụ như chính Intel, AMD cũng từ một công ty khác mà ra. Rồi cũng có nhiều công ty bán dẫn từ Intel mà ra. Còn nếu Chính phủ muốn có công nghệ này, có thể bằng cách nữa là thuê các nhân viên của công ty. Chuyển giao công nghệ là cách như vậy, chứ không thể cầm tay chỉ việc, chuyển giao bí quyết. Lợi thế của VN có thể sau này có nhiều công ty khác sản xuất chip, chứ không phải chỉ Intel, sẽ có cơ hội học hỏi, tiếp thu công nghệ.

- Sản phẩm sản xuất ra sẽ được tiêu thụ ra sao, khi mà nguồn nhu cầu trong nước chưa nhiều, còn trong khu vực thì đã có một số nhà máy tương tự?

- Intel vào Phillippines đã 35 năm, vào Malaysia 30 năm. Lúc đó còn là công ty nhỏ, đi xung phong và chấp nhận rủi ro. Trung Quốc thì 10 năm gần đây. Tất cả các nhà máy đều cung ứng sản phẩm cho thị trường thế giới. Hiện tại chỉ có 6 nhà máy và Việt Nam sẽ là 7, cung ứng chip cho toàn thế giới. Intel đã xin phép Chính phủ Việt Nam cung ứng sản phẩm cho thị trường Việt Nam, nhưng trước mắt sẽ cung ứng cho thị trường thế giới.

- Ông có thể cho biết nhu cầu sử dụng sản phẩm chip Intel của các nhà sản xuất máy tính Việt Nam hiện tại?

- Rất lớn, từ nhà sản xuất có tên cho đến các có sở lắp ráp không có tên. Hiện Việt Nam có 1.400 đại lý cung cấp chip và bo mạch Intel. Đó là một con số lớn. Điều này cho thấy, Viẹt Nam là đất nước có tiểm năng rất lớn về CNTT và hiện đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ.

- Ông có tiên liệu  rằng, AMD - tập đoàn sản xuất chip bán dẫn "địch thủ" của Intel - cũng có thể đặt dự án tại Việt Nam hoặc các nước trong khu vực, kể cả sản xuất wafer, để cạnh tranh với Intel?

- Rất có thể. Vì Intel nhận ra điều kiện thuận lợi của Việt Nam, thì AMD cũng nhận ra được.

- Lúc đó, thái độ và chiến lược của Intel sẽ như thế nào?

- Intel là Intel, AMD là AMD. Intel đã có cơ hội đặt nhà máy trước, sẽ tranh thủ nỗ lực trước. Chẳng hạn phải sản xuất nhanh, cố gắng đưa ra giá đáp ứng, và các chiến lược khác để giữ thị trường…

- Xin cám ơn ông!

  • Đặng Vỹ (thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,