221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
770721
Nạn trộm cước VT: Doanh nghiệp thất thu 20%
1
Article
null
Nạn trộm cước VT: Doanh nghiệp thất thu 20%
,

(VietNamNet) - Theo Thanh tra Bộ Bưu chính Viễn thông (BCVT), chỉ cuối năm 2005, đầu năm 2006 đã liên tiếp xảy ra các vụ trộm cước viễn thông (TCVT) tại Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố lớn trên toàn quốc.  

Trạm VSAT có thể bị lợi dụng để trộm cước quốc tế. (Ảnh minh hoạ)

Cuối 2005, tại Hải Phòng, các cơ quan chức năng phát hiện vụ TCVT với quy mô lớn và mức độ tinh vi đến không ngờ. Tại điểm kinh doanh 197 Tô Hiệu, ông Ngô Văn Thông lắp điện thoại (ĐT) cố định và đường truyền Internet tốc độ cao thực hiện TCVT thông qua 2 thiết bị DHF rồi thiết kế 24 đường ra để khai thác các cuộc gọi quốc tế.

Được mã hóa bằng thiết bị DHF, các cuộc gọi đã "chui" qua đường Interner rồi được giải mã thành cuộc gọi trong nước và nội vùng; trong khi đó chính Viettel phải chịu cước các cuộc gọi quốc tế này. Sau 1 năm kinh doanh, số tiền mà Viettel tổn thất lên đến vài tỷ đồng.

Trong năm nay, lợi dụng vùng giao sóng ở các vùng biên giới, bọn tội phạm Việt Hùng (trú tại Côn Minh - Trung Quốc lợi dụng sóng ĐT di động VN trùm sang địa phận Trung Quốc để TCVT quốc tế. Cũng với phương pháp mã hóa các cuộc gọi quốc tế thành cuộc gọi trong nước hoặc nội vùng, bọn chúng đã trốn cước với thời gian liên lạc lên đến gần 2,5 triệu phút. Theo tính toán, hơn 11 tỷ đồng là con số mà Tổng Công ty BCVT Việt Nam (VNPT) đã bị thiệt hại.

Theo ông Trần Ngọc Tiếp, Phó Chánh Thanh tra Bộ BCVT thì các hình thức TCVT đã và đang được áp dụng chủ yếu thông qua Internet, ăngten Parapol hoặc trạm vệ tinh mặt đất VSAT...  Chỉ trong 5 năm qua, các cơ quan chức năng đã phát hiện gần 50 vụ TCVT, gây thiệt hại khoảng 20% doanh thu cho các doanh nghiệp và thất thoát của Nhà nước hàng trăm tỷ đồng.

Phương thức và phương tiện TCVT tinh vi gần đây chủ yếu vẫn thông qua Internet, thuê bao di động trả trước, các thiết bị hiện đại và đặc biệt là sóng di động trùm qua biên giới. Điều này càng chứng tỏ rằng, ngay bản thân các doanh nghiệp VT lớn như VNPT, Viettel, SPT cũng chưa thực sự cảnh giác, phòng vệ trước nạn TCVT. Do đó, xét đến thời điểm này, khi các doanh nghiệp quan tâm, đề xuất biện pháp xử lý tệ nạn này thì vẫn chưa phải đã muộn!

  • Hoàng Hùng
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,