221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
772603
Đau đầu với tài sản ảo!
1
Article
null
Đau đầu với tài sản ảo!
,

Bộ Văn hóa - thông tin dự kiến vào thứ sáu này (10-3) sẽ tổ chức một cuộc họp với các doanh nghiệp kinh doanh trò chơi trực tuyến (game online - TCTT) để hoàn thiện lần cuối thông tư quản lý TCTT.

>> Tài sản ảo cần luật thật?
>> Mua bán thật với tài sản ảo trên mạng
>> Sàn giao dịch ảo cho game, ai được lợi?
>> Bộ Thương mại bước đầu công nhận tài sản ảo

Nữ game thủ đang miệt mài luyện công (Ảnh VietNamNet)

Lẽ ra thông tư này đã phải ban hành từ tháng hai vừa qua nhưng do có quá nhiều vấn đề còn tranh cãi khiến thời gian ban hành phải chậm lại...

Tin từ Bộ Văn hóa - thông tin cho biết sẽ có ba nội dung tạm thời chưa được đưa vào trong thông tư gồm tài sản ảo (TSA), vấn đề giấy phép kinh doanh TCTT và mức thuế đối với các nhà cung cấp dịch vụ. Trong ba nội dung này, “đau đầu” nhất đối với các cơ quan soạn thảo thông tư vẫn là công nhận hay không công nhận TSA.

Ngay từ khi vấn đề này được đặt ra, Bộ Văn hóa - thông tin đã bày tỏ quan điểm không đồng ý công nhận TSA vì cho rằng TSA không phải là tài sản thực nên pháp luật không thể bảo vệ được tài sản không có thật. Trong khi đó, Bộ Thương mại có quan điểm ngược lại hoàn toàn.

Báo cáo giao dịch thương mại điện tử 2005 của Bộ Thương mại vừa công bố mới đây cho biết việc tham gia các hoạt động trên mạng dẫn đến hình thành các giá trị tích lũy ở trên mạng và các giá trị này có thể được trao đổi, mua bán bằng tiền thật, được gọi là TSA.

Theo ông Nguyễn Thanh Hưng, vụ trưởng Vụ Thương mại điện tử (Bộ Thương mại), hoạt động mua bán TSA đang diễn ra sôi động trên TCTT nhưng pháp luật chưa có sự công nhận rõ ràng đối với loại hình tài sản này. Điều đó có thể gây khó khăn cho việc xử lý tranh chấp phát sinh trong những giao dịch dân sự mà đối tượng là TSA, gồm tranh chấp giữa những người chơi với nhau và tranh chấp giữa người chơi với nhà cung cấp dịch vụ.

Mới đây, một nhân vật trong trò chơi MU được rao bán với giá 50 triệu đồng. Còn ở trò chơi Võ lâm truyền kỳ, vàng, dây chuyền, gậy, quần áo thuộc loại đồ hoàng kim... là những loại tài sản được mua bán nhiều nhất với giá trung bình vài triệu đồng một đồ vật.

Mặc dù chưa có vụ kiện tụng nào xung quanh những giao dịch TSA nhưng trên thực tế đã xảy ra tình trạng một số người chơi bị “xù” tiền sau khi bán TSA. Bởi giao dịch TSA có đặc điểm là bán tài sản trên mạng nhưng việc thanh toán lại diễn ra ngoài đời thực, nếu quá trình “tiền trao, cháo múc” không đồng thời diễn ra, không có sự kiểm soát thì người bán rất dễ bị mất tài sản.

Tuy nhiên, bất chấp những tranh cãi giữa các cơ quan quản lý nhà nước, Công ty cổ phần viễn thông FPT (nhà cung cấp trò chơi PTV - Giành lại miền đất hứa) đã đi tiên phong trong việc công nhận TSA khi tuyên bố thừa nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản trong game. Thậm chí, FPT còn xây dựng sàn giao dịch để người chơi có thể mua bán tài sản, mua bán nhân vật một cách an toàn và thuận tiện.

Dưới góc độ người làm luật, TS Mai Anh, ủy viên Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi trường Quốc hội, khẳng định: “TSA là một khái niệm mới mà không thể một cơ quan, tổ chức nào có thể tuyên bố công nhận hay không công nhận đối với loại hình tài sản này”.

Theo ông Anh, cần phải có những cuộc bàn luận nghiêm túc về vấn đề TSA và nếu công nhận TSA là một loại hình tài sản thì phải bổ sung vào Luật dân sự, trong đó qui định rõ việc nhận dạng TSA vì không chỉ những tài sản trong TCTT mà ngay cả những phần mềm download từ trên mạng Internet về máy tính, những giá trị văn hóa... cũng có thể coi là TSA.

Khiết Hưng (Theo Tuổi Trẻ)

Ông LÊ MẠNH HÀ (giám đốc Sở Bưu chính viễn thông TP.HCM): Chưa nên thừa nhận tài sản ảo

Một trong những vấn đề lớn hiện nay là liệu chúng ta có khả năng kiểm soát nổi các anh quản trị mạng hoặc những người có khả năng chuyên môn cao, có thể tự tạo ra các loại tài sản trên game online hay không? Tôi cho rằng nếu các đối tượng này có khả năng tự tạo ra được các loại tài sản trên game online rồi tung lên mạng buôn bán thì cũng giống như hành vi in tiền giả.

Vấn đề này không dễ gì kiểm soát nổi trong điều kiện hiện nay, chưa kể đến vấn đề an ninh, an toàn mạng. Về mặt bản chất của hệ thống, khối tài sản trong game online được lưu trữ tại hệ thống của công ty phát hành trò chơi và do các công ty này quản lý. Nhưng liệu hệ thống của các công ty có đảm bảo an toàn hay không? Giả sử tài sản của một game thủ nào đó bị đánh cắp thì ai sẽ chịu trách nhiệm?

Người bị mất tài sản có được bồi thường không và ai sẽ bồi thường… bởi vì lúc này tài sản tuy là ảo nhưng lại được trị giá bằng tiền, thậm chí giá trị của tài sản đó có thể lên đến hàng chục triệu đồng. Ngoài ra, khi game thủ bị mất tài sản thì cơ quan nào sẽ đứng ra xử, nếu họ có khiếu nại hoặc tranh chấp…

Theo tôi, hiện tại chưa nên thừa nhận tài sản ảo đối với game online khi các điều kiện về an toàn mạng, các công cụ pháp lý liên quan… chưa được đảm bảo.

Quốc Thanh ghi (Theo Tuổi Trẻ)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,