221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
786296
"DN cung cấp game online sẽ không cần giấy phép OSP!"
1
Article
null
Ông Phạm Hồng Hải - Vụ trưởng Vụ Viễn thông - Bộ BCVT:
'DN cung cấp game online sẽ không cần giấy phép OSP!'
,

(VietNamNet) - Bản dự thảo thông tư liên Bộ về quản lý trò chơi trực tuyến Online Games do Bộ Văn hoá Thông tin chủ trì xây dựng đang chờ ý kiến đóng góp của các Bộ liên quan như Bộ Bưu chính Viễn thông (BCVT), Bộ Công an. VietNamNet đã phỏng vấn ông Phạm Hồng Hải -  Vụ trưởng Vụ Viễn thông về một số nội dung xung quanh thông tư này.

VietNamNet: Xin ông cho biết những nội dung cơ bản mà Bộ Bưu chính Viễn thông đã đóng góp cho bản dự thảo lần 8 này?

Soạn: AM 754271 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Phạm Hồng Hải: Chúng tôi đang chuẩn bị xây dựng luật Viễn thông có đề cập tới quản lý các dịch vụ hội tụ giữa viễn thông và dịch vụ quảng bá. (ảnh: HT).

Vụ trưởng Phạm Hồng Hải: Việc cần phải ban hành Thông tư liên tịch quản lý dịch vụ trò chơi trực tuyến là do ngoài các tác động tích cực, còn có một số ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, trong đó phải kể đến sự đam mê quá mức của trẻ em học sinh. Bộ Văn hóa Thông tin là cơ quan chủ trì soạn thảo Thông tư này, Bộ Bưu chính Viễn thông tham gia với tư cách là tham gia quản lý Nhà nước đối với hoạt động phát hành trò chơi trực tuyến, về cơ bản là thông qua môi trường Internet.

Nhằm giảm thiểu các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp trong việc triển khai cung cấp dịch vụ, nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước, Bộ BCVT thấy rằng cần quy định cụ thể, rõ ràng các điều kiện đối với việc cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến của các doanh nghiệp. Sau khi doanh nghiệp đã triển khai xong hệ thống thiết bị, mạng lưới và sẵn sàng triển khai cung cấp dịch vụ theo các điều kiện đã qui định, Đoàn kiểm tra liên ngành sẽ kiểm tra thực tế và cho phép doanh nghiệp chính thức cung cấp dịch vụ mà không cần yêu cầu các doanh nghiệp xin Giấy phép cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet (OSP) trước. 

Bộ Bưu chính Viễn thông cũng đề nghị khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất trò chơi trực tuyến đặc biệt sản xuất các trò chơi có nội dung lành mạnh, phù hợp với từng lứa tuổi phục vụ nhu cầu trong nước và gia công cho nước ngoài. Ngoài ra, Bộ Bưu chính Viễn thông cũng đề xuất qui định người chơi (hoặc người bảo lãnh) phải cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin cá nhân (tên, số chứng minh nhân dân,…) cho doanh nghiệp. Chỉ những người chơi tuân thủ các qui định đó mới được đảm bảo quyền lợi và giúp đỡ giải quyết tranh chấp, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp phải có các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ để quản lý các thông tin của người chơi.

- Vì sao Bộ lại bỏ ý định cấp giấy phép cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet cho doanh nghiệp phát hành game?

Trong dự thảo trước đây Bộ Bưu chính Viễn thông có đề xuất doanh nghiệp cần phải có giấy phép cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet trước khi phát hành trò chơi trực tuyến. Tuy nhiên, thực chất đây là một dịch vụ thể hiện khá rõ sự hội tụ giữa dịch vụ viễn thông và dịch vụ quảng bá, nên khi soạn thảo chi tiết vẫn nảy sinh những nội dung chưa hoàn toàn phù hợp, mà phải ở cấp Nghị định của Chính phủ thì mới quyết định được hình thức Giấy phép để thể hiện rõ sự hội tụ này.

Lãnh đạo Bộ Bưu chính Viễn thông đã quyết định đề nghị sử dụng phương thức quản lý bằng việc đưa ra các điều kiện cụ thể và yêu cầu các doanh nghiệp phải đáp ứng khi cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến, đồng thời qui định có kiểm tra liên ngành trước khi doanh nghiệp chính thức cung cấp dịch vụ cho người sử dụng. Tất nhiên, doanh nghiệp vẫn cần văn bản của ngành Văn hóa Thông tin phê duyệt nội dung trò chơi trước khi cung cấp dịch vụ.

- Có ý kiến cho rằng việc quản lý game thủ bằng giờ chơi và điểm thưởng sẽ khó khả thi. Vậy theo ông có nên quản lý theo hướng như vậy hay không?

Một game thủ có thể sử dụng nhiều account khác nhau. Tuy nhiên, nếu một người chơi thực sự đam mê thì người ta thường sử dụng một account thì mới tăng nhanh được các cấp độ chơi (level) của họ. Do đó việc quản lý bằng giờ chơi và điểm thưởng chắc chắn cũng sẽ có những tác dụng nhất định nào đó.

Việc quản theo giờ cũng được căn cứ theo 2 số liệu: một số doanh nghiệp thống kê là có 95% game thủ chơi dưới 5 giờ/ngày, kinh nghiệm của Trung Quốc quy định game thủ chỉ được chơi tối đa 3 giờ/ngày. Điều này cũng nhằm ngăn chặn việc quá đam mê khi chơi. Nhưng đúng là nếu một người chơi game online 5 tiếng một ngày thì rõ ràng là quá đam mê thật. Về điều này, tôi nghĩ các doanh nghiệp và người chơi cũng nên góp ý thêm để các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét và quyết định.

- Trung Quốc họ còn sử dụng hệ thống xác thực người chơi và bằng cả việc trình chứng minh thư để quản lý. Ở Việt Nam, hệ thống kỹ thuật có thể thực hiện được như vậy hay không?

Bộ Bưu chính Viễn thông cũng đề nghị để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình, người chơi nên cung cấp các thông tin liên quan, và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cần có biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý phù hợp.

Soạn: AM 738499 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Sẽ có sự điều chỉnh thời gian chơi của các game thủ theo Thông tư sắp ban hành. Ảnh: B.D

- Ông nói game online là một dịch vụ hội tụ giữa viễn thông và quảng bá. Vụ Viễn thông đang chuẩn bị xây dựng Luật Viễn thông, trong đó sẽ có phần quy định về những dịch vụ hội tụ như vậy. Xin ông có thể nói một số nét cơ bản về nội dung này?

Ý tưởng xây dựng luật Viễn thông đã có. Từ trước tới nay việc quản lý hạ tầng viễn thông khác với việc quản lý hạ tầng truyền thông quảng bá. Nhưng với sự phát triển nhanh của công nghệ, trên cùng một hạ tầng có thể vừa truyền các tín hiệu viễn thông vừa truyền các tín hiệu quảng bá.

Tất nhiên để thực hiện vấn đề này chúng tôi còn phải có những nghiên cứu và báo cáo cụ thể nhưng theo dự kiến, định hướng là làm sao phải thống nhất quản lý mảng hạ tầng này, nhằm cho phép trên cùng một hạ tầng có thể cung cấp cả dịch vụ viễn thông lẫn dịch vụ quảng bá. Ví dụ, trước đây truyền hình cáp khi đã thiết lập mạng rồi, muốn cung cấp dịch vụ viễn thông thì phải có ý kiến đồng ý của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng nếu trong môi trường quản lý sự hội tụ tốt hơn, việc quản lý nội dung sẽ là quản lý nội dung thông tin, còn quản lý việc đưa nội dung đó đến người dùng như thế nào là việc quản lý hạ tầng, không phân biệt hạ tầng viễn thông hay quảng bá. Đó sẽ là một trong những mảng mà sau này nếu xây dựng luật viễn thông sẽ cần phải đề cập đến. 

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Hiền Trâm (thực hiện) 

Ý kiến của bạn? Xin phản hồi về toà soạn VietNamNet theo mẫu sau: 

  

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,