221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
791862
Việt Nam: Cái tên mới trên bản đồ công nghệ toàn cầu
1
Article
null
Việt Nam: Cái tên mới trên bản đồ công nghệ toàn cầu
,

TP.HCM năm 2006: Cơn bão văn hóa công nghệ đã lan đến đất nước này. Các văn phòng làm việc sang trọng, hiện đại và rất thân thiện. Nhân viên đi làm thoải mái giờ giấc và trang phục. Sếp và nhân viên cuối tuần thì cùng cụng ly nhau ngang hàng như bạn bè, lâu lâu thì làm một chuyến nghỉ mát tại các resort vùng biển đầy nắng gió.

Khác gì thung lũng Sillicon?

Mercury News tại Sillicon Valley, một trong 10 tờ báo công nghệ hàng đầu của Mỹ hiện nay. đã có một bài viết đánh giá cao tương lai ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam. Được sự cho phép của tác giả John Boudreau, cộng tác viên của VietNamNet tại Sillicon Valley xin lược dịch và đăng lại bài viết này.

“Chúng tôi muốn đưa phong cách Sillicon Valley vào Việt Nam” Kevin Nguyễn, đồng sáng lập của công Global Cybersoft - hiện đang có hơn 300 nhân sự chuyên nghiệp làm việc tại Saigon Software Park.

Sau nhiều năm nỗ lực theo đuổi các “đại gia” công nghệ mới nổi như Ấn Độ, Trung Quốc và Đài Loan, Việt Nam cuối cùng cũng tìm được một chổ đứng, dù là khiêm tốn trong bản đồ phân bố công nghệ thế giới. Và hiện tại, ngày càng nhiều các công ty theo chân những người tiên phong ban đầu, trong số đó có khá nhiều người đã bỏ Sillicon Valley để về đầu tư vào thị trường đầy tiềm năng của quốc gia Đông Nam Á này.

Hiện tại có khoảng 32.000 nhân lực đang hoạt động trong ngành công nghiệp phần mềm tại TP.HCM theo thống kê của Hội Tin học Thành phố, tăng 7.000 người so với năm 2002. Tập đoàn Intel vừa thông báo kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất vi mạch điện tử tại Việt Nam. Chủ tịch tập đoàn Microsoft cũng vừa đến thăm Việt Nam.

“Việt Nam, Philippines, Bangladesh có rất nhiều người trẻ tuổi và tài giỏi”, Albert Pang - một nhà phân tích phần mềm của IDC phát biểu “Hãy cho họ thời gian, và bạn sẽ thấy những kết quả hết sức bất ngờ”.

Sự trỗi dậy của những quốc gia như Việt Nam đuơng nhiên sẽ là một sự cạnh tranh về việc làm tại Silicon Valley, nhưng cũng chính nhờ đó mà các tập đoàn công nghệ vùng Bay Area sẽ mở rộng ra toàn cầu tốt hơn. Pang nói: “Nếu muốn tìm kiếm lợi ích trong thị trường tiềm năng này, điều đầu tiên là phải đầu tư vào nó. Cái giá phải trả khi bạn sống trong môi trường toàn cầu là phải chia sẻ lợi ích”.

PTT Nguyễn Tấn Dũng (phải) và Chủ tịch HĐQT Intel Craig R. Barrett (trái) chứng kiến Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Nguyễn Bích Đạt trao giấy phép đầu tư dự án tại Việt Nam cho tập đoàn Intel.
 
Dòng chất xám đang quay trở về Việt Nam

Việt Nam đang đón nhận các lợi ích từ những người Việt quay trở về quê nhà để đầu tư và kinh doanh.

Hiện nay, tập đoàn FPT đang đứng đầu về quy mô sản xuất phần mềm. Phần lớn các công ty phần mềm tư nhân còn lại, được xây dựng bởi những người Việt Nam sống tại nước ngoài. Họ đã vượt qua định kiến của phần lớn cộng đồng Việt Kiều khi quay về đầu tư và xây dựng công ty làm ăn tại Việt Nam. Họ đã trở thành cầu nối mang công nghệ của thế giới đến cho Việt Nam.

“Họ đã đặt tất cả niềm tin vào cơ hội làm ăn ở đây”, Alex Pasikowski, giám đốc Dragon Capitol – quỹ đầu tư độc lập tại TP.HCM, đã đầu tư vào GlobalCyberSoft và nhiều công ty khác. “Họ đã tự bỏ tiền túi ra, chấp nhận lãnh lương trễ và chẳng bao giờ bỏ cuộc”. Và bây giờ niềm tin đó đã được đền đáp.

“Tôi rất tin tưởng vào tiềm năng của đất nước này”, Thinh Nguyen - người sáng lập ra công ty Pyramid Software Development có trụ sở chính ở Milpitas nhưng hầu hết hơn 70 nhân viên đều ở Việt Nam, đã nói. PSD đã ra đời hơn 5 năm và đang hướng đến doanh số có thể sinh lời 1 triệu USD, gấp đôi năm ngoái. PSD cũng đang có kế hoạch mở rộng lên đến 200 nhân viên. “Hãy nhìn sự sôi động của thành phố này, mọi người thật năng động”. Ông đã đầu tư 500.000$ tiền túi vào Việt Nam, và tin rằng dưới sự phát triển nền kinh tế công nghệ cao toàn cầu cùng với trình độ các kỹ sư phần mềm Việt Nam ngày càng tăng, thì Việt Nam sẽ tìm được lối đi riêng cho mình.

Rẻ hơn Ấn Độ 

Sinh viên ĐH Bách Khoa HN chào đón Bill Gates tới tham gia cuộc giao lưu tại hội trường C2, 9h26 phút sáng ngày 22/4.

Mọi chi phí đều thấp hơn. Một kỹ sư phần mềm của Việt Nam có thu nhập vào khoảng từ 3.500 đến 13.000$, trong khi với Ấn Độ là 7.000 đến 30.000$, tương tự là 79.000 đến 125.000 so với các kỹ sư tại Sillicon Valley.

Các công ty outsourcing đang mở rộng mạng lưới toàn cầu thì quan tâm đến vấn đề ổn định, Kevin Nguyen – sáng lập viên của GlobalCybersoft có trụ sở chính ở Santa Clara đã nói “Việt Nam rất an toàn, hoàn toàn không có chuyện khủng bố”.

Tuy nhiên khá nhiều công ty Hoa Kỳ vẫn còn e ngại khi công bố họ đang hợp tác với Việt Nam. Họ là dân làm ăn thuộc thế hệ trước ở Mỹ vẫn còn “nhập nhằng” giữa kinh doanh với cuộc chiến tranh đã đi vào lịch sử với Việt Nam.

Ngoài ra cơ sở hạ tầng của Việt Nam chưa đáp ứng đủ các yêu cầu đầu tư quốc tế. Các kết nối băng thông rộng thường có chất lượng kém và đắt tiền, khung pháp lý chưa hoàn chỉnh, tệ quan liêu cũng như hệ thống giáo dục chưa đủ giúp cho các sinh viên tốt nghiệp có thể sẵn sàng làm việc trong môi trường công nghệ cao.

Các công ty phần mềm này thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm ra các kỹ sư đủ phẩm chất làm việc. Nhưng họ đều có các quy luật bất thành văn về việc tuyển dụng, nhất là trong tuyển dụng người của công ty khác.

“Tôi biết hầu hết các CEO trong ngành tại đây” - Thịnh Nguyễn nói - “Chúng tôi gặp nhau khá thường xuyên, và thoả thuận ngầm với nhau một số điều - những điều nên làm và không nên làm”.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc mỗi công ty đều cố gắng tạo môi trường làm việc tốt nhất, đặc biệt là cơ hội đi học tập tại nước ngoài, hay giờ giấc làm việc rất thoải mái.

“Chúng tôi tập trung vào hiệu quả công việc, chứ không phải vấn đề giờ giấc” - Nguyen Thanh Bao Tran, một kỹ sư của GlobalCyberSoft cho biết, “Và đều có cơ hội thăng tiến dựa vào trình độ và kỹ năng của mình”.

Chính phủ Việt Nam đã quy hoạch các khu công nghệ phần mềm và đặt các chính sách ưu đãi về thuế đối với các công ty phần mềm. Việt Nam gần đây đã đẩy mạnh việc chống tham nhũng, đồng thời cũng thể hiện quyết tâm gia nhập tổ chức thương mại thế giới trong năm nay, qua đó đẩy mạnh việc nắm bắt các cơ hội cũng như không ngừng gia tăng vị thế của mình.

Tác giả: John Boudreau

Thu Minh (Lược dịch từ San Jose Mercury News)
 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,