221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
799448
Trách nhiệm của Bộ BCVT và VNPT trong vụ Nguyễn Lâm Thái?
1
Article
null
Trách nhiệm của Bộ BCVT và VNPT trong vụ Nguyễn Lâm Thái?
,

(VietNamNet) - Bộ Bưu chính Viễn thông vừa gửi một báo cáo giải trình với Thủ tướng Chính về vụ án lừa đảo của Nguyễn Lâm Thái liên quan tới Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) trong thời gian qua. Bản báo cáo đã làm rõ 2 vấn đề: Trách nhiệm của Tập đoàn VNPT và Trách nhiệm của Bộ BCVT.

Soạn: AM 785311 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nguyễn Lâm Thái (bìa trái và phải)

Lật lại nguồn cơn: Tính đến ngày 31/5/2005, 38 bưu điện tỉnh, thành và Công ty GPC của VNPT đã ký hợp đồng mua sắm thiết bị camera bảo vệ và mua phù điêu quảng cáo phục vụ SEA Games 22 với Tập đoàn CIP do Nguyễn Lâm Thái cầm đầu. Nguồn vốn để thực hiện các hợp đồng trên là:

- Chi phí mua camera bảo vệ: thuộc nguồn vốn đầu tư mua sắm thiết bị, sử dụng quỹ đầu tư phát triển sản xuất tại các bưu điện tỉnh.
- Chi phí mua phù điêu quảng cáo: thuộc khoản mục chi quảng cáo, khuyến mại trong chi phí sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên của VNPT.

Trong vụ việc này, trách nhiệm cụ thể của VNPT và Bộ BCVT như thế nào?

Trách nhiệm của VNPT:

Tập thể lãnh đạo VNPT qua các thời kỳ đã tiến hành kiểm điểm về trách nhiệm, khuyết điểm của mình trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, rút ra các nguyên nhân cụ thể là:

- Chưa làm tốt công tác giáo dục và quản lý cán bộ để một số cán bộ, nhân viên làm sai quy định, thiếu tinh thần trách nhiệm, mất cảnh giác tin vào thẩm định giá của Bộ Tài chính do Nguyễn Lâm Thái cung cấp mà không có thẩm tra, xác minh lại, dẫn đến bắt tay với Nguyễn Lâm Thái và đồng bọn, tham ô, tham nhũng tài sản của Nhà nước.

- Chưa kịp thời đổi mới công tác tổ chức và quản lý cho phù hợp với thực tiễn phát triển nhanh và quy mô lớn của VNPT. Việc để lâu cơ chế hạch toán tập trung đã gây ra sự chủ quan và làm yếu đi ý thức trách nhiệm của các Giám đốc đơn vị thành viên.

-Việc chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chưa thường xuyên và hiệu quả còn thấp, ít phát hiện kịp thời những sai sót, sai phạm của đơn vị, như việc: để phục vụ SEA Games 22, lãnh đạo VNPT đã có văn bản chỉ đạo một số đơn vị liên quan quảng cáo các dịch vụ bưu chính, viễn thông trên các bức phù điêu nhưng sau đó VNPT đã buông lỏng, không kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện của các đơn vị.

- Công tác xử lý các sai phạm, xử lý kỷ luật của VNPT chưa nghiêm minh, một số trường hợp còn nương nhẹ nên không phát huy được tác dụng giáo dục, răn đe, ngăn chặn tiêu cực kịp thời.

- Chỉ đạo công tác quảng cáo, tiếp thị thiếu chặt chẽ, không có các giải pháp đồng bộ nên hiệu quả còn hạn chế, để xảy ra lãng phí, tiêu cực.

Đến nay, một số cá nhân có sai phạm liên quan đến vụ lừa đảo này đã bị cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố: 02 Giám đốc Bưu điện tỉnh (Đồng Nai và Thừa Thiên Huế), 01 Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh Thái Nguyên, 03 kế toán trưởng Bưu điện tỉnh (Đồng Nai, Thái Nguyên và Long An), 01 Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh Bưu điện tỉnh Đồng Nai và 01 Trưởng phòng tiếp thị bán hàng Bưu điện tỉnh Long An. VNPT đã xử lý miễn nhiệm đối với các cá nhân có tên trên.

Đối với lãnh đạo chủ chốt VNPT, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 998/QĐ-TTg ngày 21/9/2005 cho thôi giữ chức vụ để nghỉ hưu đối với nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Vũ Văn Luân và tại văn bản số 327/TTg-V.I ngày 23/02/2006 phê bình nghiêm khắc Quyền Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn VNPT, nguyên Uỷ viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc VNPT Phạm Long Trận.

Ngoài ra, bản báo cáo cũng trình bày rõ: Theo quyết định số 91/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh và Quyết định thành lập số 249/TTg ngày 29/4/1995, VNPT là Tổng công ty nhà nước hoạt động kinh doanh, có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do Tổng công ty quản lý. Nguồn vốn mua sắm phù điêu quảng cáo phục vụ SEA Games 22 và hệ thống camera bảo vệ thuộc nguồn vốn chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh và nguồn vốn Quỹ đầu tư phát triển mà VNPT đã phân cấp và giao cho Giám đốc các đơn vị thành viên quản lý.

Do đó, VNPT khẳng định, việc để xảy ra các sai phạm trong vụ án nêu trên chủ yếu là do Giám đốc các đơn vị thành viên không chấp hành đúng các quy định của Nhà nước và của VNPT.

Trách nhiệm của Bộ BCVT:

Theo quy định tại Nghị định số 90/2002/NĐ-CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ BCVT thì Bộ BCVT thực hiện "chức năng quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, CNTT, điện tử, Internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn của Nhà nước trong lĩnh vực BCVT và CNTT theo quy định của pháp luật".

- Về vấn đề đại diện chủ sở hữu: Theo các quy định hiện hành của pháp luật thì Bộ BCVT là đại diện chủ sở hữu đối với các công ty nhà nước do Bộ quyết định thành lập hoặc được uỷ quyền thành lập.

VNPT là Tổng công ty Nhà nước có Hội đồng quản trị, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước, có điều lệ tổ chức và hoạt động do Chính phủ ban hành (Nghị định 51/CP ngày 01 tháng 8 năm 1995 của Chính phủ) và các quy định liên quan khác của pháp luật. Quy chế quản lý tài chính của VNPT do Hội đồng quản trị ban hành sau khi có ý kiến thông qua của Bộ Tài chính. Theo quy định của pháp luật (điều 29-Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 2003), Hội đồng quản trị VNPT là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước tại VNPT.

- Về quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị: Bộ chỉ quản lý tiêu chuẩn các thiết bị thông tin chuyên ngành. Các hệ thống camera mà các bưu điện tỉnh, thành phố đã mua không thuộc phạm vi quản lý của Bộ BCVT về mặt hợp chuẩn.

- Về trách nhiệm thanh tra chuyên ngành BCVT và CNTT của Bộ: theo quy định của Pháp lệnh BCVT thì bộ BCVT có nhiệm vụ: "thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BCVT" - điều 74 Pháp lệnh. Vấn đề này, trong những năm qua, Thanh tra Bộ đã tiến hành khá thường xuyên, nghiêm túc đối với tất cả các doanh nghiệp BCVT trong phạm vi cả nước, đặc biệt là việc thực thi các chính sách về giá cước, phương thức tính cước, kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện, kiểm tra chất lượng sản phẩm dịch vụ, phòng chống các loại tội phạm trộm cước viễn thông, bảo vệ quyền lợi người sử dụng dịch vụ cũng như lợi ích quốc gia... Tuy nhiên, trong quá trình thanh tra VNPT và các đơn vị thành viên, Thanh tra Bộ không đi sâu được vào lĩnh vực thanh tra tài chính vốn thuộc phạm vi chi phối của điều 40 - Nghị định 51/CP quy định về mối quan hệ giữa VNPT và Bộ Tài chính.

- Về mối quan hệ giữa Bộ (trước đây là Tổng cục Bưu điện) với VNPT: ngoài chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành đối với VNPT, chỉ được Nhà nước giao thực hiện một số quyền của chủ sở hữu Nhà nước, trong đó chủ yếu là thực hiện các quyền liên quan đến quy trình ra quyết định tổ chức, bộ máy, nhân sự chủ chốt của VNPT, thực hiện chế độ báo cáo mà không can thiệp vào các vấn đề thuộc về tài chính của Tổng công ty.

Ngay trong ngày nhận được các thông tin phản ánh trên báo chí về vụ án Nguyễn Lâm Thái lừa đảo trong việc lắp đặt hệ thống camera bảo vệ và quảng cáo trên phù điêu các dịch vụ BCVT phục vụ SEA Games 22 tại một số đơn vị thành viên của VNPT, ngày 13/06/2005, Bộ trưởng Bộ BCVT đã ký văn bản số 1069/BBCVT-TCCB yêu cầu VNPT báo cáo đầy đủ, chi tiết các nội dung liên quan đến quá trình mua bán thiết bị của các bưu điện tỉnh, thành phố và yêu cầu VNPT chỉ đạo các bưu điện tỉnh, thành phó cácc Ban chức năng cung cấp thông tin, tài liệu và phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an trong quá trình điều tra làm rõ các sai phạm của các đơn vị và cá nhân có liên quan.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 803/VPCP-V.I ngày 16/2/2006, Bộ BCVT đã có văn bản 278/BBCVT-TCCB ngày 22/2/2006 yêu cầu VNPT kiểm điểm trách nhiệm của tập thể và các cá nhân lãnh đạo VNPT có liên quan đến vụ án Nguyễn Lâm Thái lừa đảo và có văn bản số 623/BBCVT-TTr ngày 6/4/2006 báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Qua vụ việc trên, Bộ BCVT nhận thấy có trách nhiệm của việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác kiểm tra, giám sát doanh nghiệp nhà nước, nhất là khi các Bộ không còn là Bộ chủ quản như trước đây mà thực hiện theo phân công, phân cấp của Chính phủ để thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với các công ty nhà nước.

  • Hoàng Hùng (ghi)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,