221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
810426
Chuyện học IT ở Trung Quốc
1
Article
null
Chuyện học IT ở Trung Quốc
,

10 năm trước, Trương Bằng đến Bắc Kinh, bắt đầu khóa học kỹ sư phần mềm tại Đại học Thanh Hoa, một trong những học viện công nghệ tốt nhất Trung Quốc.

Đến cuối năm nay, anh sẽ nhận được tấm bằng tiến sĩ. Nhưng không phải lúc nào, cuộc đời của anh cũng được sáng sủa như vậy.

Soạn: AM 813487 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Trương Bằng đang là nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại đại học Thanh Hoa - một trong những lồng ấp hàng đầu dành cho IT tại Trung Quốc. Nguồn: CNET

Thay đổi chóng mặt

"Quê tôi là khu mỏ chiếm tới một phần ba trữ lượng than của Trung Quốc. 20 năm trước, tôi nhớ cha mẹ tôi từng bàn nhau làm thế nào có đủ tiền để mua quần áo và đồ ăn. Khi tôi còn bé, đồng lương còm của họ không quá 150 nhân dân tệ (18 USD) mỗi tháng", Bằng nhớ lại.

"Gia đình tôi sắm được điện thoại cách đây 13 năm. Hồi ấy không phải ai cũng làm được việc đó đâu nhé. Nhưng giờ thì chất lượng cuộc sống đã tốt hơn rất nhiều - ngay đến ông tôi cùng dùng di động cơ đấy. Chị và anh trai tôi còn đủ tiền để mời bố mẹ đi du lịch hoặc đến Bắc Kinh thăm tôi nữa".

Bản thân Bằng cũng là một phần của ngành công nghiệp công nghệ đang làm thay đổi cả đất nước Trung Quốc với tốc độ chóng mặt. Nghiên cứu của anh là về tự động hóa phần mềm, và anh thật sự tâm huyết với đề tài này. Tuy nhiên, mọi chuyện không phải lúc nào cũng dễ dàng.

"Để có bằng tiến sĩ ở Trung Quốc thì lâu lắm", Bằng tâm sự bằng tiếng Anh rất trôi chảy. "Tôi mất tới 6 năm rưỡi cơ đấy. Sinh viên chuyên ngành kỹ sư phần mềm luôn gặp đầy rẫy khó khăn, vì trình độ sáng chế tại Trung Quốc còn nghèo nàn lắm. Tôi không nghĩ chúng tôi sẽ đạt được tới đẳng cấp của Intel hay Microsoft trong vòng 20 năm nữa - tầm vóc đó thật xa vời".

"Chúng tôi có thể kiếm được nhiều tiền từ những công việc như coding hay tự mở doanh nghiệp. Nhưng về cơ bản, Trung Quốc vẫn chưa có cái gọi là nền kinh tế IT, bởi vì chúng tôi chưa phát minh và sáng chế", Bằng nói.

"Người Trung Quốc chưa quen được với sự chuyển mình nhanh chóng của xã hội. Phần lớn mọi người, kể cả các trường đại học, chỉ nghĩ cách làm giàu. Nhưng đó không phải là tư duy đích thực. Chúng ta không thể xâm nhập vào thị trường toàn cầu nếu thiếu sự sáng chế".

Các "lồng ấp" IT

Soạn: AM 813491 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nguồn: CNET

Nhiều người cho rằng trường đại học là trái tim của thế giới IT tại Trung Quốc. Nhiều nhà lãnh đạo IT tại đất nước của Vạn lý trường thành đã xuất thân những trường đại học uy tín hàng đầu. Nhiều giảng viên nổi tiếng thì đứng ra lập công ty riêng. 

Thường thì CEO (giám đốc điều hành) luôn có bằng tiến sĩ, cũng giống như các giảng viên rất hay đảm trách cương vị chủ tịch doanh nghiệp vậy.

Đại học Thanh Hoa là một trong nhiều học viện tại Trung Quốc có công viên công nghệ và khoa học riêng.  Sina.com, Sohu.com hay những tập đoàn quốc tế như Google chỉ là vài cái tên trong số những đại gia đặt trụ sở tại đây.

Công viên công nghệ này chật ních các tòa nhà cao tầng, một trong số này được gọi bằng cái tên "lồng ấp". Bộ Khoa học và công nghệ Trung Quốc hàng năm rót khoảng 100.000 USD cho hơn 170 doanh nghiệp nhỏ đặt văn phòng tại lồng ấp đó, phục vụ nghiên cứu và phát triển.

Họ được miễn thuế, thuê văn phòng miễn phí và trợ cấp tới 12.000 USD/năm. Chỉ có một điều kiện duy nhất: chủ doanh nghiệp phải từng du học (hay làm việc) ở nước ngoài.

James Guang hiện là giám đốc outsourcing của Thanh Hoa và cũng là giám đốc điều hành của hãng outsourcing phần mềm Startech. Trước đây, ông Guang cũng từng giảng dạy tại trường.

"Với Thanh Hoa, chúng tôi có một môi trường uy tín thực sự, nơi có thể theo đuổi những dự án outsourcing cao cấp. Chúng tôi thiết kế bo mạch chủ máy chủ, sản xuất, phân tích nhiệt hóa và thiết kế phần mềm. Đã có vài hãng tại đây chuẩn bị phát mãi cổ phiếu IPO".

Ban ngày là thầy, ban đêm là sếp

Guang chỉ là một trong nhiều quan chức tại Thanh Hoa từng có thời gian theo học tại Học viện công nghệ Massachusetts (MIT), một trong những cái nôi hàng đầu thế giới về đào tạo công nghệ. Văn phòng của ông tại Thanh Hoa vô cùng thuận lợi để thu hút nhân tài - những kỹ sư IT vừa trẻ trung, nhiệt huyết và có trình độ tại Trung Quốc về dưới trướng.

Con trai của ông - cũng đồng thời là đối tác của cha - đang làm việc ở California, chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng mới. Với mỗi dự án được giao, công ty của Guang lại lập ra một "công ty con" mới, với độ ngũ nhân lực được tuyển ngay trong công viên Thanh Hoa.

"IBM Trung Quốc cũng sử dụng mô hình này. Họ đến gặp một hãng nhân lực và nói: Chúng tôi cần 10 kỹ sư cho một hợp đồng 1 năm. Các anh trả lương cho họ bao nhiêu, chúng tôi không quan tâm".

Trong "lồng ấp" Thanh Hoa này, chúng tôi có một lợi thế rõ ràng - gần 3000 con người đang làm việc tại đây. Các công ty có trụ sở tại lồng ấp không chịu trách nhiệm về dự án, nhưng vẫn kiếm được tiền nhờ việc "cho thuê" nhân viên. Nhiều người thậm chí còn gọi đùa đây là "The body shop" (Chợ người), Guang cười.

Chuyện một người vừa làm giảng viên, vừa là doanh nhân là chuyện thường ngày ở Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện tại, Thanh Hoa bắt đầu siết chặt hơn chính sách cho phép các giáo viên trong trường lập công ty riêng, vừa dạy vừa kinh doanh.

Có vẻ như Thanh Hoa không còn khuyến khích các giáo sư thành lập công ty nữa. Họ không thích ý tưởng một người kiêm nhiệm quá nhiều công việc: dạy học vào buổi sáng, làm CEO vào buổi trưa và đến tối lại miệt mài cày trong phòng thí nghiệm như một giám đốc công nghệ.

Nhiều người kiếm được hơn 10.000 NDT (1.250 USD) mỗi tháng, hơn hẳn đồng lương nhà giáo. Thanh Hoa cho rằng điều đó không tốt, và họ quy định "Nếu muốn kinh doanh, hãy xin nghỉ hưu trước".

Bắt tay với Microsoft

Soạn: AM 813489 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Cô gái nhỏ nhăn Li Na đã được vào nghiên cứu thực tập tại Trung Tâm Nghiên cứu Microsoft từ năm 2004. Nguồn: CNET

Thế nhưng quan niệm của trường Zhejiang (một trường đại học lớn ở Hàng Châu), lại rất khác. Họ vẫn khuyến khích sinh viên và giảng viên trong trường kinh doanh. Điều quan trọng hơn: Zhejiang có quy mô lớn hơn nhiều so với Thanh Hoa.

Zhejiang hiện có 44.151 sinh viên chính khóa. Riêng khoa CNTT, họ có 13 chuyên gia sau tiến sĩ, 329 nghiên cứu sinh tiến sĩ, 956 nghiên cứu sinh thạc sĩ và 2887 sinh viên.

Nổi bật trong số nghiên cứu sinh tiến sĩ là Li Na, một cô gái nhỏ nhắn nhưng thành tích không hề nhỏ chút nào. Cô đã thực tập trong Trung tâm nghiên cứu của Microsoft suốt từ năm 2004 cho tới nay. "Có một thỏa thuận giữa Microsoft với các trường đại học nên chúng tôi có thể giãn rộng kỳ nghỉ và thực tập lâu hơn".

Trong 5 năm qua, Microsoft đã nhận khoảng 2000 sinh viên thực tập từ những trường đại học hàng đầu châu Á, chủ yếu là ở Trung Quốc. Thực tập là một hoạt động rất phổ biến tại Trung Quốc, vì nó là cách giúp các trường đại học siết chặt quan hệ với ngành công nghiệp công nghệ.

Vì những nỗ lực đáng khen ngợi của mình, Li Na đã được mời ghé thăm nhà chủ tịch Bill Gates, dự bữa tiệc nướng ngoài trời thường niên của Microsoft. "Có rất nhiều chuyên gia nước ngoài tại đây. Tôi có thể học được rất nhiều khi làm việc cùng họ hay tham dự các buổi hội thảo do Microsoft tổ chức".

Công nghệ tại Trung Quốc đã lột xác hoàn toàn. "Tôi vào đại học từ năm 1997. Hồi ấy, ký túc xá làm gì có máy tính. Chúng tôi chẳng biết Internet là gì. Nhưng chỉ sau một năm, chúng tôi đã có máy tính và kết nối dial-up. Giờ thì chúng tôi có băng thông rộng. Ai biết được Trung Quốc sẽ còn tiến xa đến đâu nữa trong thời gian tới?", Li Na nhún vai.

Thiên Ý (Theo CNET)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,