221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
824398
Sinh nhật PC lần thứ 25: Chuông nguyện hồn ai?
1
Article
null
Sinh nhật PC lần thứ 25: Chuông nguyện hồn ai?
,

Máy tính cá nhân đã có một lịch sử huy hoàng, nhưng liệu có phải thời kỳ hoàng kim của nó đã trôi vào dĩ vãng?

Soạn: AM 852413 gửi đến 996 để nhận ảnh này
IBM 5150 - "tổ tiên" của chiếc máy tính cá nhân hiện đại. Nguồn: Grenaman

Ca khúc bất hủ "Endless Love" của Diana Ross song ca với Lionel Richie chễm chệ ở ngôi vị quán quân các bảng xếp hạng. Còn công nương Diana, khi ấy mới 20 tuổi, đang hưởng tuần trăng mật đáng nhớ cùng Thái tử Charles. Đó là ngày 12/8/1981 - ngày mà International Business Machines, hay IBM, ra mắt IBM 5150, sản phẩm đầu tiên khai phá thị trường "máy tính cá nhân".

5150 có hình thức giống như một chiếc hộp màu be thô kệch, bộ nhớ trong vẻn vẹn 16 KB và sử dụng đầu băng cassette để tải cũng như lưu trữ dữ liệu. Giá bán khởi điểm của nó là 1565 USD.

Trong thông cáo báo chí, IBM đã dùng vô số mỹ từ để mô tả đứa con cưng của mình, nào là màn hình với ký tự xanh rất dễ đọc, điều khiển bằng tay đơn giản, cho phép "bắt đầu sử dụng máy tính chỉ sau vài tiếng đồng hồ".

Trước 5150, mọi nỗ lực tung ra một chiếc máy tính cá nhân của IBM đều thất bại. Nhưng ngày nay, tức là 25 năm sau, IBM 5150 đã được tôn vinh là thủy tổ của máy tính cá nhân hiện đại. 5150 xứng đáng là một cột mốc quan trọng trong hành trình tiến hóa của máy tính, từ những cỗ máy cồng kềnh trở thành "vật bất ly thân" của mọi doanh nghiệp lẫn người dùng.

Gần 1 tỷ máy tính đang được sử dụng trên toàn thế giới. Nhiều người còn làm việc với máy tính nhiều hơn cả thời gian ngủ nghê lẫn chăm sóc gia đình. Tuy nhiên, sự phổ biến của máy tính không thật đồng đều: tại Mỹ, cứ 100 dân thì lại có 70 máy tính, trong khi tỷ lệ này ở Pháp chỉ là 35, ở Brazil là 7 còn ở Trung Quốc là 3.

Máy tính cá nhân cũng đã tạo ra một khối lượng của cải khổng lồ. Tổng giá trị cổ phiếu của các hãng phần cứng và phầm mềm đã vượt quá ngưỡng 500 tỷ USD. PC giá rẻ còn làm tăng đáng kể năng suất làm việc của mỗi cá nhân. Và hàng trăm triệu người đang được hưởng lợi từ những ứng dụng như xử lý văn bản, bảng tính, email, chia sẻ file và nhất là điện thoại Internet "rẻ bèo".

Nói một cách vĩ mô, tin học đã được "dân chủ hóa" nhờ những cỗ máy tính cá nhân vừa rẻ, vừa dễ tiếp cận hơn hẳn những chiếc máy tính mainframe khổng lồ trước đó. Có thể 5150 không phải là mẫu PC hiện đại nhất trên thị trường vào năm 1981, nhưng nó lại được chống lưng bởi IBM - cái tên đáng kính trọng số một trong lĩnh vực điện toán.

Có thể nói, với 5150, IBM đã vượt qua giới hạn của một sản phẩm. Nói đúng hơn, họ đã "tháo cũi sổ lồng" cho cả một ngành công nghiệp mới.

Bí mật của thành công

Soạn: AM 852417 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nguồn: home.insightbb.com

Có một sự thật rất ngộ nghĩnh và bất ngờ thế này: PC thành công vang dội là vì nó đã được phát triển theo một phong cách rất không đặc trưng của IBM.

Khi những nỗ lực của IBM trong việc chế tạo một chiếc máy tính cá nhân liên tiếp thất bại (giá sản phẩm quá đắt), một nhóm ký sư độc lập đã được triệu tập về phòng thí nghiệm Boca Raton, Florida. Họ không phải trình báo công việc của mình lên "ban bệ lãnh đạo trùng trùng và ngột ngạt" như quy định, mà có thể báo cáo trực tiếp với chức sắc cao nhất. Thời hạn đặt ra cho êkip này là 1 năm để có thể sáng chế ra một cỗ máy giá thấp.

"Nhóm kỹ sư này làm việc rất lặng lẽ, không nói quá nhiều về sản phẩm và cũng chẳng buồn xem xét lại ngân sách hàng năm. Có thể nói, IBM đã thực hiện rất nhiều cải cách và nhờ vậy, họ đã thành công", Lewis Branscomb, giám đốc khoa học của IBM nhiệm kỳ 1972-1986 nhớ lại.

Để hoàn thành được mục tiêu đầy tham vọng, nhóm kỹ sư đã phá bỏ hai truyền thống bất di bất dịch tại IBM. Thứ nhất, thay vì chỉ sử dụng các linh kiện và phụ tùng do hãng sản xuất, họ đã dùng cả sản phẩm của những hãng khác. Thứ hai, thay vì khư khư giữ bí mật bản thiết kế, họ đã công khai các thông số kỹ thuật của mẫu PC. Nhờ thế, các chuyên gia phát triển phần mềm độc lập có thể lũ lượt đổ về.

Khi mới tung 5150 ra thị trường, IBM hy vọng họ sẽ bán được 250.000 máy trong 5 năm. Trên thực tế, đến năm 1985, họ đã tiêu thụ được gần 1 triệu máy.

Điều mỉa mai là nhân tố chính dẫn tới sự thành công của PC lại tước đoạt khá nhiều quyền lợi khỏi tay IBM. Máy tính cá nhân sử dụng vi xử lý do Intel sản xuất và chạy hệ điều hành do Microsoft phát triển. IBM không có chỗ đứng độc quyền trong cả hai lĩnh vực này. Chưa đầy một năm sau, các hãng khác đã tìm ra cách chế tạo những cỗ máy tính rẻ hơn của IBM. Chính Microsoft và Intel, chứ không phải IBM, mới là ông vua của máy tính cá nhân.

"Dự án của IBM quá tuyệt vời, đầy phấn khích", chàng trai 26 tuổi Bill Gates đã từng thốt lên như vậy với tạp chí PC Mag vào năm 1982. Khi được hỏi chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai, Gates đã không ngần ngại đáp rằng: "Phần cứng sẽ trở nên ít thú vị hơn. Tất cả sẽ chỉ còn xoay quanh phần mềm mà thôi". Giờ thì ai cũng biết rằng Gates đúng.

Ngày nay, xã hội vừa được hưởng lợi, lại vừa phải chịu tác hại từ chính sự linh hoạt và cởi mở của máy tính cá nhân. Điều kỳ diệu nhất ở PC là gì ư? Nó là một cỗ máy đa mục đích, có thể bổ sung tính năng mới hoàn toàn dễ dàng chỉ cần cài thêm phần mềm mới. Thế nhưng người dùng cũng phải trả giá cho sự đa năng này, vì nó làm cho máy tính phức tạp hơn, rối rắm hơn, ít an toàn hơn và không thể đáng tin bằng một thiết bị chuyên dụng, có duy nhất một công năng.

Chuyển dịch địa chỉ

Nguồn: AP

Hệ quả của những thiếu sót này là rất nhiều công nghệ đang "chuyển dịch địa chỉ".  PC không còn là trung tâm của vũ trụ công nghệ nữa. Ngày nay, nó cũng giống như vô vàn những thiết bị khác đang xoay quanh con người. Bạn có thể check mail trên chiếc điện thoại BlackBerry, cắm máy ảnh số trực tiếp vào máy in hoặc tải nhạc trực tiếp về điện thoại di động mà không còn cần đến máy tính như ngày xưa.

Đồng thời, PC đang đứng trước nguy cơ bị thất sủng. Nó không còn là nền tảng duy nhất cho các phần mềm được viết mới, khi ngày càng có nhiều phần mềm được phát hành qua mạng Internet. Bạn có thể truy cập vào Google hay eBay từ bất cứ thiết bị nào hỗ trợ duyệt Web- không cứ gì phải là máy tính.

Người ta đã nói đến viễn cảnh này từ nhiều năm nay, nhưng giờ thì nó mới trở thành hiện thực : Máy tính cá nhân đang dần bị thay thế bởi "máy tính mạng" (những thiết bị đầu cuối rẻ hơn, có thể lướt Web) trong nhiều hoàn cảnh.

Xu hướng này đang tác động mạnh đến những đại gia làm ăn xoay quanh máy tính. Microsoft xâm nhập vào địa hạt máy chơi game và đầu thu kỹ thuật số, với niềm tin mãnh liệt rằng chúng có thể thay thế máy tính, trở thành "tâm điểm" của giải trí trong kỷ nguyên mới. Tuần trước, hãng đã thừa nhận đang phát triển Zune, một thiết bị nghe được nhạc số và xem video để thách thức Apple iPod.

Còn với các hãng chế tạo máy tính, giá giảm liên tục và sự phổ biến của PC đã biến họ thành những gã làm ăn thất bát. IBM đã phải tháo chạy vào năm 2004 khi bán lại bộ phận PC của mình cho Lenovo, một doanh nghiệp đến từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là máy tính cá nhân đã chết. Doanh thu PC vẫn đang ở mức cao kỷ lục trong lịch sử, đạt 200 triệu USD mỗi năm. Sự đa năng của máy tính cho phép nó tiếp tục là nền tảng của nhiều công nghệ mới nữa. Tuy nhiên, với sự nổi lên của Web như một nền tảng phần mềm mới và cuộc tấn công (sắp mở màn) của một loạt thiết bị đa năng không kém, máy tính cá nhân đang đứng trước thềm một trận chiến sống còn.

Thiên Ý (Theo The Economist)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,