221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
833898
Infosys - Trái tim của công nghiệp outsource Ấn Độ
1
Article
null
Infosys - Trái tim của công nghiệp outsource Ấn Độ
,

Giữa bối cảnh nền công nghiệp outsourcing toàn cầu ngày càng cạnh tranh khốc liệt, Infosys Technologies - thương hiệu có lẽ là nổi tiếng nhất về gia công thô ở quốc gia Nam Á này - lại đang đứng giữa ngã tư đường "sống còn" trong lịch sử 25 năm tồn tại của mình.

>> Call Center: Tiềm năng thúc đẩy Việt Nam hội nhập?

Soạn: AM 875979 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nguồn: ittefag

Nhiều người phương Tây nghĩ về Ấn Độ như mảnh đất của "cái bang đường phố" và các Call Center mọc lên như nấm. Tuy nhiên, Infosys đã lách ra khỏi những "khuôn mẫu" định kiến đó và nổi lên như một tay chơi có hạng trên sân chơi toàn cầu.

Giám đốc điều hành Nandan Nilekani giống như một siêu sao đang lên, người mà mọi phát ngôn của ông về các xu hướng kinh tế đều được chính phủ và giới doanh nhân Ấn Độ theo sát. Đầu năm nay tại diễn đàn kinh tế Davos, Thụy Sĩ, ông đã có bài phát biểu vô cùng ấn tượng và được mời tham gia Hội đồng danh dự của Diễn đàn.

Đường rộng thênh thang

Infosys đã phải trải qua một chặng đường thật dài. 25 năm trước, họ là một doanh nghiệp tí hon do 7 kỹ sư trẻ người Ấn lập ra bên trong một căn hộ cấp 4 tồi tàn. Họ thậm chí còn phải cầu xin chính phủ cho phép mua máy tính "phương Tây", do chính sách hạn chế thương mại ngặt nghèo của Ấn Độ thời ấy.

Ngày nay, Infosys tọa lạc giữa trung tâm công nghệ cao Bangalore - với vị thế của một tập đoàn khổng lồ trị giá 2 tỷ USD với 58.000 nhân viên và giá trị cổ phiếu lên đến 22 tỷ USD. Quy mô ấy chỉ thua kém có duy nhất một tập đoàn khác về outsourcing tại Ấn Độ là Tata.

Sau một phần tư thế kỷ, Infosys vẫn thẳng bước trên con đường siêu lợi nhuận và siêu tăng trưởng. Hãng dự đoán doanh thu và lời lãi trong năm nay sẽ tăng tới 30%. Infosys đang liên tục mở rộng công việc kinh doanh và dịch vụ tư vấn hi-tech của mình tại Mỹ, Trung Quốc và châu Âu. Trong năm nay, họ đã thuê hơn 25.000 nhân viên mới - một tốc độ tuyển dụng kinh hoàng đối với bất cứ tập đoàn đa quốc gia nào.

Ngân sách toàn cầu chi cho các dịch vụ outsource kỹ thuật trong năm 2004 đã đạt 750 triệu USD và được dự đoán sẽ vượt qua cột mốc 1100 tỷ USD vào năm 2020.

Trong số này, ngân sách outsource sẽ tăng lên tới 225 tỷ USD và Ấn Độ, với nguồn nhân tài dồi dào và kinh nghiệm vượt trội trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật, hoàn toàn đủ khả năng chiếm giữ 25-30% miếng bánh thị phần.

Hiện tại, thị trường gia công thô ở Ấn Độ đang đạt doanh thu khoảng 10 -15 tỷ, chiếm 12% thị phần outsource toàn cầu. Hi-Tech và viễn thông là hai khu vực thống trị thị trường với 30% thị phần và cũng là những khu vực tăng trưởng nhanh nhất.

Giới phân tích cho rằng điều quan trọng nhất với Ấn Độ lúc này là phải xây dựng được một thương hiệu "Engineered tại Ấn Độ", tức "Được thực hiện kỹ thuật tại Ấn Độ".

Văn hóa doanh nghiệp toàn cầu

Nhằm trấn an những lời chỉ trích trong chính giới Mỹ rằng các công ty Ấn Độ đang "cuỗm" mất việc làm của người dân xứ sở Nữ thần tự do, Infosys vừa mới tuyển dụng hơn 300 kỹ sư Mỹ tốt nghiệp từ những đại học hàng đầu cho Trung tâm đào tạo mới xây ở Mysore (trị giá tới 280 triệu USD).

Rộng tới 340 mẫu Anh, trung tâm này có đầy đủ sân tập thể thao, rạp chiếu phim và khu ký túc cho hàng ngàn nhân viên mới (được gọi là các fresher hoặc Infoscions). Những người này sẽ ở đây 4 tháng để được đào tạo về văn hóa Infosys, nghiên cứu khoa học máy tính và thực tiễn kinh doanh toàn cầu.

Soạn: AM 875981 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nguồn: Infotech

Sau khóa đào tạo, các kỹ sư và học viên Mỹ sẽ quay trở lại làm việc tại các văn phòng của hãng ở Mỹ, trải đều từ New York cho đến thung lũng Silicon.

Alisha Harold, một kỹ sư máy tính 24 tuổi vừa tốt nghiệp đại học bang Michigan cho biết cô gia nhập Infosys vì muốn "tham gia môi trường làm việc quốc tế và Infosys mang đến cho cô thử thách trí tuệ lớn nhất".

Harold là người gốc Detroit vì thế cô và gia đình mình đã tận mắt chứng kiến rất nhiều việc làm rơi vào tay các công ty nước ngoài (Detroit là quê hương của ô tô tại Mỹ). Sau khi chấp nhận lời mời của Infosys, lần đầu tiên Harold cảm thấy "Hóa ra nền kinh tế toàn cầu cũng là xa lộ hai chiều".

Sau khi cổ phiếu của Infosys lên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq, chủ tịch Infosys - ông Narayana Murthy tuyên bố hãng của ông là một "doanh nghiệp toàn cầu cần có một nguồn nhân lực toàn cầu".

Thậm chí các nhà đầu tư Mỹ cũng rất khoái Infosys. Sau 52 tuần lên sàn Nasdaq, giá cổ phiếu hiện tại của họ là 40,26 USD, giảm nhẹ so với mức kỷ lục 42,56 USD.

Đổi mới hoặc là chết

Trong những năm gần đây, các gã khổng lồ outsourcing của Ấn Độ như Infosys đã cách mạng hóa cả nền công nghiệp hi-tech thế giới, buộc phương Tây phải thay đổi hoàn toàn mô hình kinh doanh của mình và tiết kiệm chi phí bằng cách tuyển dụng các kỹ sư, chuyên gia, nhân viên Ấn Độ.

Hãng nghiên cứu Gartner dự đoán đến năm 2010, hơn 30% số việc làm "chuyên ngành công nghệ" tại Mỹ sẽ được chuyển giao cho các thị trường mới nổi bên kia bờ đại dương. Thế nhưng mọi chuyện cũng không hoàn toàn suôn sẻ 100%.

Soạn: AM 875985 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nguồn: AFP

Infosys và các hãng gia công thô Ấn Độ đang vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ những đại gia Mỹ như IBM, EDS, Computer Sciences và Accenture. Tất cả những đại gia này đều đang bành trướng hoạt động outsource của mình ra phạm vi toàn cầu, tuyển dụng thêm hàng ngàn nhân viên mới ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, Mỹ La tinh ...

Hai năm trước, các công ty Ấn Độ kiểm soát khoảng 80% số hợp đồng gia công thô của thế giới, nhưng giờ đây, tỷ lệ này đã giảm xuống chỉ còn 60%.

Một rào cản khác nữa dành cho ngành gia công thô Ấn Độ là phí visa và lương cao, khi mà họ phải đọ sức với các đối thủ người Mỹ trong cuộc chiến giành giật nhân tài.

Giới phân tích tin rằng chẳng bao lâu nữa, cơn sốt sáp nhập sẽ tung hoành trên lãnh địa này. 2 năm trước, IBM đã mua lại Daksh eServices, một hãng gia công thô và call-center tư nhân của Ấn với số tiền không tiết lộ.

Chuyên gia Julie Giera của Forrester Research tin rằng muốn cạnh tranh, các hãng gia công thô Ấn Độ cần phải mua lại những doanh nghiệp nhỏ hơn. Và nhiều khả năng, bản thân Infosys cũng là một mục tiêu, khi mà cả EDS, HP lẫn Computer Sciences đều đang tìm kiếm một tiếng nói lớn hơn trong làng gia công thô toàn cầu.

Mặc dù vậy, chẳng việc gì phải lo ngại. Việc các hãng sản xuất máy tính và ô tô của Mỹ tràn vào Ấn Độ nhiều năm trước chỉ làm cho giới doanh nghiệp Ấn trở nên mạnh mẽ hơn mà thôi. Hàng triệu việc làm mới được tạo ra, và người ta hy vọng lịch sử sẽ lặp lại với lĩnh vực gia công thô.

Trong bối cảnh ấy, Giám đốc điều hành Nilekani của Infosys hiểu rằng phải đổi mới nhanh chóng, hoặc là chết. Đó là lý do vì sao Infosys đang khẩn trương củng cố sức mạnh của mình bên ngoài biên giới Ấn Độ và bành trướng các dịch vụ tư vấn, kỹ thuật.

"Chúng tôi chào đón sự cạnh tranh. Chỉ có cạnh tranh mới giúp chúng tôi mạnh hơn, vĩ đại hơn", chủ tịch Murthy tuyên bố.

Cầm Thi (Tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,