221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
842748
Tranh cãi kết nối EVN-VNPT: EVN Telecom có đòi hỏi quá mức?
1
Article
null
Tranh cãi kết nối EVN-VNPT: EVN Telecom có đòi hỏi quá mức?
,

(VietNamNet) - Sau một thời gian im ắng, EVN Telecom lại có công văn "tố" VNPT không tạo điều kiện mở cổng kết nối. VNPT và Bộ BCVT đã có ý kiến phản hồi về sự việc này. Sau đây là những ghi nhận của VietNamNet.

>> EVN Telecom lại ''tố'' VNPT không tạo điều kiện
>> VNPT - EVNTelecom phải hoàn tất việc kết nối trong tháng 7! 
>> 
E-Com bị "chặn" SMS vì phủ sóng quá mức cho phép? 
>> 
EVNTelecom gấp rút lập phương án kinh doanh E-Phone mới  
>>
Dịch vụ SMS của EVN Telecom và VNPT đã "thông"! 
>>
EVN đề xuất phương án mới cho dịch vụ E-Phone  
>>
Không phê duyệt phương án dịch vụ E-Phone của EVN Telecom  
>> 
Chấm dứt gọi liên tỉnh dịch vụ E-Phone của EVNTelecom!  
>> 
Đổi đầu số E-Phone sang số di động   

SMS giữa mạng cố định EVN Telecom và VNPT

Soạn: AM 900801 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Vấn đề kết nối liên mạng luôn ''nóng'' không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới.

Trong công văn gửi Bộ BCVT ngày 6/9 vừa qua, phía EVN Telecom cho biết: Sau khi nhận được chỉ thị của VNPT xuống các đơn vị thành viên liên quan, EVN Telecom đã khai báo thử nghiệm thành công vớiVinaPhone và đã đang tiến hành đối soát cước.

Về việc kết nối SMS với phía VMS MobiFone, ngày 30/8, cũng trong công văn của EVN ghi rõ: ''VMS trả lời do tổng đài Alcatel của VMS không đủ năng lực khai báo cho các đầu số cố định đối với dịch vụ nhắn tin ngắn SMS của EVN nên chưa thể tiến hành thử nghiệm theo đúng các nội dung trong thỏa thuận kết nối đã ký (định tuyến nhắn tin ngắn tới 64 tỉnh, thành phố trên toàn quốc).

Như vậy EVN vẫn chưa thể chính thức triển khai dịch vụ SMS giữa mạng cố định của EVN với mạng di động toàn quốc VNPT theo đúng chỉ đạo của Bộ BCVT triển khai trong tháng 8/2006''.

Trao đổi với VietNamNet, đại diện phía VNPT cho biết: Nguyên nhân chính của vướng mắc này là do tại tổng đài của VMS, năng lực hệ thống nhắn tin đã đầy, VMS đề nghị EVN Telecom chọn 1 trong 2 phương án khả thi, nhưng EVNTelecom chưa trả lời. Hiện VNPT đã có văn bản yêu cầu VMS chủ động mời EVN Telecom sang họp để chọn giải pháp kỹ thuật thích hợp.

Thời gian này, mặc dù VMS cũng đang phải nỗ lực đảm bảo dung lượng tổng đài, nhưng MobiFone cũng đồng thời đề xuất 2 phương án khả thi là:

- Bản tin SMS từ VMS sang EVN có chèn thêm đầu số (prefix) để thuận tiện cho việc khai báo và định tuyến trong hệ thống SMSC-VMS.

- Hoặc trong thời gian đầu, chỉ triển khai dịch vụ SMS giữa thuê bao di động VMS và thuê bao cố định của EVNTelecom tại một số tỉnh, thành phố trọng điểm (10 tỉnh, thành phố).

Đồng thời, trong nội dung trả lời phỏng vấn của VietNamNet, ông Bùi Thiện Minh - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT cho biết: "Vấn đề kết nối di động nói chung và SMS nói riêng, giữa hai doanh nghiệp VNPT và EVN Telecom, thỏa thuận kết nối cũng nên dựa trên hợp đồng kinh tế thỏa thuận. Theo đó, quá trình triển khai kết nối liên mạng sẽ được đàm phán, và thực hiện theo chiều hướng tích cực."

Xử lý hiện tượng nghẽn mạng tại 17 tỉnh

Nguồn ảnh: enlish.vietnamnet.vn.

Theo EVN Telecom, doanh nghiệp này đã thống nhất với VNPT việc tăng dung lượng kết nối tại 17 tỉnh  (trong đó có Tuyên Quang, Hà Tây, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Yên Bái vừa tăng), còn lại 12 tỉnh là:  Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định, Đắk Lắk, Bình Phước, Sóc Trăng, Lâm Đồng.

Sau khi nhận được thông báo của EVN Telecom, kèm danh sách 17 tỉnh, thành có hiện tượng nghẽn mạng, phía VNPT cho biết đã tiến hành đo kiểm, quan trắc lưu lượng thực tế. Kết quả là:

 - Xác định 8 tỉnh, thành có chỉ tiêu cần tăng dung lượng kết nối, và VNPT đã thực hiện tăng kênh giải quyết nghẽn kịp thời cho EVN Telecom tại 8 tỉnh, thành này.

 - Còn ở 9 tỉnh, thành khác, chỉ tiêu nghẽn = 0,85. Đây là mức nằm trong khoảng từ  0,8-0,9 - tức là chưa đạt tới mức nghẽn theo Quy định về thực hiện kết nối giữa các mạng viễn thông công cộng ban hành tại Quyết định 12/2006/QĐ-BBCVT ngày 26/4/2006 của Bộ BCVT. Với mức này, theo Quy định trên, 2 doanh nghiệp tham gia kết nối phải “thông báo cho nhau chuẩn bị bổ sung kênh luồng cho hướng tương ứng”.

Về việc EVN Telecom đã có công văn gửi Bộ BCVT, “đề nghị mở thêm cổng kết nối đáp ứng nhu cầu dung lư­ợng năm 2006 đ­ợc tính toán dựa trên Quyết định số 12/2006 của Bộ BC&VT”... Ông Phạm Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ Viễn thông - Bộ BCVT cho biết: Các doanh nghiệp viễn thông nên thỏa thuận kết nối tuân theo Quy định về thực hiện kết nối giữa các mạng viễn thông công cộng ban hành tại Quyết định 12/2006/QĐ-BBCVT.

Theo đó, Quy định cũng đã nêu rõ: 

- Thứ  nhất, hàng năm, doanh nghiệp yêu cầu kết nối phải xây dựng kế hoạch dung lượng kết nối của mình cho 1 năm tiếp theo và gửi cho doanh nghiệp cung cấp kết nối trước ngày 31 tháng 1 hàng năm để doanh nghiệp cung cấp kết nối làm cơ sở cho việc lập kế hoạch đầu tư phục vụ kết nối (Điều 4).

- Thứ hai, việc ký các Hợp đồng cung cấp dung lượng kết nối phải được thực hiện trước ngày 31 tháng 5 hàng năm. (Điểm 3, Điều 5).

- Thứ ba, việc điều chỉnh dung lượng kết nối theo kế hoạch trong Hợp đồng cung cấp dung lượng kết nối được thực hiện một lần trước ngày 30 tháng 11 hàng năm cho kế hoạch của năm tiếp theo (Điểm 4, Điều 5) . 

Cũng theo Quy định này, các doanh nghiệp tham gia kết nối sẽ thực hiện QĐ 12/2006/QĐ-BBCVT chính thức bắt đầu từ năm 2007. Trong khi, tại thời điểm này, VNPT không thể có đủ dung lượng cung cấp cho EVN Telecom cũng như các doanh nghiệp khác trong năm 2006.

Hơn nữa, theo đánh giá của ông Phạm Hồng Hải, việc EVN Telecom đề nghị được cấp 481 luồng theo kế hoạch của doanh nghiệp này là đòi hỏi không phù hợp với thực tế và khả năng cung ứng của phía VNPT, chưa kể đến việc lưu lượng thực tế EVN Telecom đang sử dụng chỉ đến 30 luồng (!??).

  • Hoàng Hùng

                           Quan điểm của quý độc giả:

    

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,