221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
850648
Bóng đen từ thế giới ảo
1
Article
null
Bóng đen từ thế giới ảo
,

Bất chấp những cố gắng của cơ quan chức năng, các loại hình tội phạm lợi dụng môi trường Internet để hoạt động vẫn đang gia tăng, với diễn biến ngày càng phức tạp… Những mảng tối trong thế giới mạng đang tiếp tục lan rộng với mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng hơn.

Cướp NET về đêm

Vô số tệ nạn, tội phạm đã nảy sinh từ những quán chat thâu đêm. Ảnh: Xã hội thông tin.

Vào hồi 1 giờ sáng ngày 14/7/2006, một nhóm thanh niên gồm cả nam và nữ đã tụ tập ở quán Internet ở 39 Núi Trúc, Hà Nội. Sau khi quậy phá, chúng dùng vũ lực đánh đập và đe doạ chị M.N.N, sinh năm 1986, trú tại phường Kim Mã, quận Ba Đình, lên xe taxi, đưa tới nhà nghỉ Tri Kỷ ( phường Bồ Đề, quận Long Biên). Tại đây các đối tượng đã cướp của chị N một ĐTDĐ Samsung D600 và 7,4 triệu đồng rồi thay nhau hãm hiếp chị đến 12g trưa rồi mới thả ra. 

8 ngày sau, vào khoảng 0h30 ngày 22/7/2006, một nhóm đối tượng khác tới quán Internet ở 192 đường Bạch Đằng ( Hoàn Kiếm, Hà Nội) dùng tông, dao quắm và dao chọc tiết lợn đe doạ, ép 2 cô gái có tên N.H.N, sinh năm 1988, ở phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm và N.N.T, sinh năm 1988, ở quận An Hải, TP Hải Phòng đang ngồi chát tại quán phải lên xe taxi đi theo chúng. Trên đường đi gần tới trụ sở công an phường Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm), lái xe taxi phát hiện các đối tượng đang đánh đập, đe doạ và cướp điện thoại của cô gái, nên đã dừng ngay xe trước trụ sở cơ quan Công an phường và hô hoán. Lực lượng công an và dân phòng phường Tràng Tiền đã kịp thời có mặt, bắt giữ 3 trong số các đối tượng, thu giữ 1 chiếc túi du lịch bên trong có nhiều hung khí phạm tội.

Liên quan tới các vụ án cướp net, ngày 21/8/2006, công an quận Thanh Trì đã thụ lý điều tra vụ cướp xe máy, xảy ra vào lúc 1h30 tại quán Internet đường Cầu Tô, Kim Giang. Đến 21h cùng ngày, lại thêm một vụ cướp khác tại cửa hàng Internet số 222 phố Khương Trung. 2h sáng ngày 24/8/2006, công an quận Long Biên bắt tay vào điều tra thêm một vụ cướp tài sản, xảy ra tại quán Internet phố Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội, bắt tên Vũ Nguyên Duy, sinh năm 1987 và tiếp tục truy bắt thêm 7 đối tượng liên quan khác...

Liên tiếp các vụ án hình sự xảy ra trong thời gian gần đây đã rung lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh,, trật tự ngay tại các cửa hàng Internet công cộng.

Tội phạm thời @

Theo điều tra của cơ quan công an, đối tượng thường "nấu cháo" nét qua đêm nhiều nhất vẫn là gái nhà hàng, vũ trường, gái gọi chuyên nghiệp, những kẻ lang thang không nghề nghiệp hoặc những đối tượng ăn chơi đua đòi, thiếu sự quản lý của gia đình. Chúng tìm đến các điểm Internet công cộng, bàn bạc và lên kế hoạch hoạt động. Những ý tưởng điên rồ, kỳ quái nhất thường manh nha từ đây. Qua một vài cái đầu "có sạn", chúng thường cho một "mắt nai" lên mạng "SOS" khi có một sự cố máy tính đơn giản nào đấy, hoặc nhờ "cứu net" (ngồi hàng net hết tiền trả, nhịn đói, cầu cứu các anh hùng đến giải vây và hứa sẽ "trả ơn"). Cảm kích trước hành động "nghĩa hiệp", địa điểm hẹn gặp tiếp theo của người đẹp là....nhà nghỉ, khách sạn mini.

Sau khi nàng và chàng vào phòng, bất ngờ một bọn "đầu gấu" ập vào, đe doạ và hành hung vì dám xâm phạm vợ, người yêu... của chúng. Nhiều "anh hùng" ăn phải "quả đắng", đành chấp nhận để cho chúng "lột sạch" tiền bạc, điện thoại... mà không dám trình báo cơ quan công an. Một số khác rủ bạn bè, hội nhóm đến đòi lại tài sản bị cướp dẫn đến đánh nhau gây mất trật tự công cộng.

Táo bạo hơn, có nhóm tội phạm đi xe taxi đến quán Internet để "săn" gái đẹp chơi đêm ở đó. Chúng sẽ ép ra ngoài cửa hàng Internet, lôi lên xe taxi, cướp tiền, điện thoại di động, sau đó đưa đi nhà nghỉ để hiếp dâm tập thể.

Trao đổi với chúng tôi, thiếu tá Phạm Giang Sơn, Đội phó PC 14 cho biết, trong mấy tháng qua, tình hình tội phạm hình sự liên quan đến Internet diễn biến khá phức tạp, với nhiều thủ đoạn tinh vi và chưa có biện pháp kiềm chế hiệu quả. Một nguyên nhân mà không thể không kể đến là hoạt động Internet mở ra tràn lan ( hơn 50% số các điểm kinh doanh Internet ở Hà Nội mở qua đêm đến sáng). Trong khi đó, công tác quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm của các cửa hàng Internet này còn thiếu và hầu như chưa được thực hiện.

Tội phạm "Net" đang gia tăng

Nhóm cướp quán "net" 192 đường Bạch Đằng, quận Hoàn Kiếm.

Tính từ năm 1999 đến nay. Bộ Công an đã khám phá 34 vụ trộm cước viễn thông quốc tế, bắt giữ 12 đối tượng làm và sử dụng thẻ tín dụng giả để rút tiền ngân hàng. Ngoài ra còn có hàng trăm website của chính phủ đã bị bọn tin tặc tấn công, ăn cắp dữ liệu, tuyên truyền thông tin sai lệch.

Nói về các loại hình tội phạm liên quan đến Internet, ông Nguyễn Tử Quảng - Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Đại học Bách Khoa (BKIS) cho biết "Internet cũng có rất nhiều mặt trái của nó. Tội phạm ở Việt Nam cũng đã bắt đầu biết sử dụng Internet vào quá trình phạm tội.Thông tư 02 về quản lý các đại lý Internet là đúng, nhưng chưa mạng tính khả thi cao, chưa kết hợp được yếu tố quản lý với kỹ thuật, nặng yếu tố con nguời mà thiếu phần công nghệ".

Ông Quảng cũng cho biết với giới tin tặc, do thiếu hiểu biết về công nghệ, nhiều đối tượng cứ nghĩ ngồi ở một nơi không ai nhìn thấy, sử dụng một cái tên ảo là an toàn, nhưng chúng không hề biết rằng, duới góc độ kỹ thuật, để tìm ra và định vị trước vị trí của chúng là một việc làm không khó đối với các chuyên gia bảo mật.

Qua việc khám phá một số vụ án liên quan đến Internet cho thấy, việc thắt chặt quản lí hơn nữa đối tượng với hoạt động kinh doanh Internet là một yêu cầu cấp thiết. Đưa kinh doanh Internet vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện để tổ chức quản lý chặt chẽ hơn, kể cả việc  rút giấy phép hoạt động nếu có dấu hiệu vi phạm.Các cơ quan chức năng cũng cần phải được trang bị những thiết bị điện tử - tin học hiện đại, thường xuyên nâng cao nghiệp vụ để đón đầu công nghệ và ngăn chặn kịp thời những hành vi phạm tội. Đặc biết, cần phải có hình phạt đích đáng, mạnh tay hơn đối với lợi hình tội phạm công nghệ cao này để có tính răn đe.

Quang Nam (Xã hội Thông tin)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,