221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
851000
Giá máy tính giảm nhanh
1
Article
null
Giá máy tính giảm nhanh
,

Năm 2005, muốn sở hữu được một chiếc laptop chính hãng bạn phải có khoảng 15 triệu đồng. Nhưng chỉ trong vòng nửa đầu năm 2006, giá của hàng loạt laptop của các nhà sản xuất trong và ngoài nước giảm xuống một cách nhanh chóng.

Soạn: HA 920409 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Cung tăng cao hơn cầu

Theo tiến trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam (VN) đã đệ đơn xin tham gia Hiệp định công nghệ thông tin (ITA). ITA quy định các quốc gia tham gia phải từng bước giảm thuế nhập khẩu đối với sản phẩm công nghệ thông tin (CNTT), tiến tới miễn thuế đối với các sản phẩm và dịch vụ này (hiện các sản phẩm CNTT nhập khẩu vào VN chịu thuế từ 5-10%). Các nước tham gia ITA chiếm tới 98% các sản phẩm liên quan tới CNTT trên toàn cầu.

Ông Thân Trọng Phúc, Tổng giám đốc Intel VN và Đông Dương cho rằng: "Giá sản phẩm CNTT chắc chắn sẽ giảm xuống nhưng không phải chỉ do VN vào WTO. Nguyên nhân chính là xu hướng giảm giá của dòng sản phẩm này cũng như sự tương quan giữa cung-cầu trên thị trường. Khi nhiều công ty đầu tư vào VN nói chung và kể cả tham gia trong việc phân phối sản phẩm CNTT, chắc chắn sẽ có sự cạnh tranh nhiều hơn. Lượng cung tăng hơn cầu thì giá sẽ giảm".

Hiện nay, các thương hiệu nổi tiếng về CNTT trên thế giới hầu như đã có mặt trên thị trường VN như HP, IBM, Sony, Samsung, NEC, Lenovo... Tuy nhiên, những thương hiệu đó chỉ bán ra vài sản phẩm phổ thông, hệ thống phân phối chưa rộng khắp. Tại Mỹ, những chiếc laptop của Dell được bán qua mạng có giá khá rẻ so với những sản phẩm cùng chủng loại của nhiều nhà sản xuất khác. "Nhà sản xuất này chỉ bán hàng trực tiếp cho người dùng qua mạng nên giảm được nhiều chi phí để mang lại một giá rẻ như thế. Hy vọng trong tương lai không xa, người tiêu dùng VN sẽ mua được laptop của Dell ngay tại nhà", ông Thân Trọng Phúc nói. 

Ông Hoàng Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty tin học Nguyễn Hoàng cho rằng: "Vào WTO, tất cả hàng hóa CNTT sẽ dễ dàng vào VN hơn, thậm chí các loại thuế đều giảm còn bằng 0%. Nhìn từ góc độ nào thì người tiêu dùng trong nước cũng sẽ có lợi hơn, từ việc có cơ hội lựa chọn các chủng loại sản phẩm khác nhau đến các dịch vụ hậu mãi, giải pháp hỗ trợ".

Máy tính thương hiệu Việt có đứng vững?

Bản thân các công ty sản xuất, kinh doanh máy tính trong nước cũng nhận được những lợi ích khi VN gia nhập ITA như có vị thế cân bằng với các nước tham gia ITA để đẩy mạnh việc xuất khẩu, nhanh chóng tiếp cận và nắm bắt được các phát minh, sáng chế mới... "Theo tôi, về cơ bản các nhà sản xuất máy tính VN sẽ gặp thuận lợi từ chính sách thuế quan cho linh kiện nhập khẩu. Hơn nữa, các sản phẩm nhập lậu trốn thuế cũng sẽ giảm đi tạo cho chúng tôi thêm lợi thế cạnh tranh về giá thành" - ông Trần Hải Nam, Giám đốc Công ty sản xuất máy tính FPT Elead nói.

Nhưng cùng với những lợi thế đó, các doanh nghiệp (DN) trong nước cũng phải đối đầu với sức cạnh tranh tăng cao từ các đối thủ nước ngoài. Theo ông Trần Hải Nam, để đứng vững trong thời gian tới, các DN trong nước phải tính toán kỹ về giá thành để đưa ra mức giá tốt nhất bên cạnh việc đầu tư khắc phục các hạn chế về dịch vụ hậu mãi, hệ thống phân phối chưa thực sự mạnh và chuyên nghiệp.

Ông Thân Trọng Phúc nhận định: "Ngoài lợi thế lớn nhất là hệ thống phân phối đã phủ sóng rộng khắp trên cả nước, các nhà sản xuất trong nước nên chú trọng phát triển dòng sản phẩm phù hợp cho nhu cầu của người tiêu dùng tại các tỉnh thành khác ngoài Hà Nội và TP.HCM, nhất là máy tính để bàn vì đó chính là thị trường rất tiềm năng trong thời gian tới".

(Theo TNO)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,