221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
872496
Vật lộn giữ liên lạc tại các đảo trong bão số 9
1
Article
null
Vật lộn giữ liên lạc tại các đảo trong bão số 9
,

(VietNamNet) - Thông tin từ Ban phòng chống lụt bão, Trung tâm điều hành viễn thông thuộc tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) cho hay: Tại các đảo Phú Quý, Phú Quốc và Côn Đảo nằm trên đường đi của tâm bão số 9, mặc dù bị bão tàn phá dữ dội, thông tin viễn thông về cơ bản vẫn giữ được liên lạc.

>> Bảo vệ ''huyết mạch'' thông tin: Trận chiến vùng tâm bão!

Điểm "nóng" nhất trên đường đi của tâm bão số 9 là đảo Phú Quý. Bão đã xoay lệch hướng hai chảo anten của Trạm Viba tại đây và làm đứt 01 dây Fider (dây nối ăng ten từ chảo thu với thiết bị bên dưới), luồng liên lạc di động trên đảo bị cắt đứt. Hai đường trung kế trên tổng số bốn luồng liên lạc cố định cũng bị đứt, nhưng Phú Quý vẫn giữ được liên lạc qua hai luồng cố định còn lại, cộng với thông tin chỉ đạo không hề bị ngắt quãng qua hai kênh liên lạc riêng: VSAT và vô tuyến sóng ngắn.

Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng chỉ đạo chống bão "nóng" qua điện thoại.

Chủ động nhờ chuẩn bị kỹ lưỡng

Ngay từ khi có các thông tin dự báo về việc bão số 9 sẽ đi qua Bình Thuận, công tác chỉ đạo của Chính phủ đã được VNPT đề xuất đưa vào triển khai hết sức chủ động.

Theo các báo cáo của phòng chống lụt bão thuộc VNPT, trước ngày 4/12/2006, chính phủ đã đưa ra chiến lược thành lập "trạm chỉ huy tiền phương" tại 46 Trần Phú - Nha Trang. Do đích thân Bộ trưởng bộ NN&PT Nông thôn kiêm Trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung Ương Cao Đức Phát trực tiếp chỉ đạo.

Trạm chỉ huy "tiền phương" tại Khánh Hòa sẽ là nơi trực tiếp liên lạc với "sở chỉ huy" ở "hậu phương" là Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương tại số 2 Ngọc Hà (Hà Nội).

VNPT đã triển khai tại trạm chỉ huy tiền phương một xe BTS di động, hai bộ Inmasat miniM (thông tin qua vệ tinh) cơ động được điều từ Đà Nẵng vào. Cộng thêm hai điện thoại, một đường ADSL được bổ sung thêm và một xe vô tuyến sóng ngắn di động luôn luôn sẵn sàng.

"Sở chỉ huy" của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão TW tại số 2 Ngọc Hà (Hà Nội) cũng được trang bị hai bộ Inmasat miniM và một xe vô tuyến sóng ngắn di động.

Tất cả chỉ để đảm bảo chắc chắn: Công tác chỉ đạo giữa "trạm tiền tuyến" và "sở chỉ huy" phải luôn luôn thông suốt trong bão, ngay cả khi mạng công cộng bị sự cố lớn.

Ngoài ra, công tác chuẩn bị "đón bão" còn được chủ động triển khai các phương án trên mạng viễn thông của VNPT, thứ nhất là rà soát kiểm tra các mạng lưới, gia cố và tiến hành các biện pháp tăng tính an toàn cho hệ thống mạng. Sau đó là chủ động liên hệ với chính quyền, ban chỉ đạo phòng chống lụt bão địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc.

Tất cả đều đã được tiến hành đồng bộ từ rất sớm, với hy vọng hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của bão, và trọng trách được đặt ra: "bằng mọi cách đảm bảo thông tin liên lạc cho ban chỉ huy phòng chống lụt bão các cấp, sau đó là liên lạc cho người dân..."

"Vẫn giữ được liên lạc với các đảo trong bão"

Đó là lời khẳng định của ông Phạm Vĩnh Thọ (Phó trung tâm điều hành viễn thông kiêm ủy viên thường trực BCH phòng chống lụt bão của tập đoàn VNPT) khi tiếp chuyện PV VietNamNet chiều 5/12/2006.

Theo ông Thọ, trước khi bão đến, ban chỉ đạo phòng chống lụt bão của VNPT đã nhận được thông báo: phải cố giữ vững liên lạc với ba điểm nóng trong bão số 9 là các đảo Phú Quốc, Côn Đảo và Phú Quý.

"Rất may, chỉ có Phú Quý là bị bão gây ảnh hưởng, còn hai huyện đảo kia hầu như không bị thiệt hại lớn. Và công tác đảm bảo thông suốt liên lạc ở Phú Quý đã được triển khai tương đối tốt" - ông Thọ nói.

"Tương đối tốt", theo cách giải thích của vị cán bộ trung tâm phòng chống lụt bão tập đoàn VNPT - nghĩa là trong những giờ kinh hoàng bão số 9 đi qua, thông tin liên lạc của ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trên đảo và đất liền chưa một lần gián đoạn. Thông tin qua điện thoại cố định của người dân vẫn được đảm bảo...

Ông Thọ kể, 22h đêm ngày hôm qua, 4/12/2006, tâm bão số 9 giật hơn cấp 12 đi qua Phú Quý, hòn đảo trải qua những giờ kinh hoàng. Báo cáo tới tấp được gửi về ban chỉ huy phòng chống lụt bão tiền phương tại Khánh Hòa vẫn rất đầy đủ.

Về hệ thống viễn thông, Phú Quý mất liên lạc bộ Viba AWA 1808 và một bộ vi ba AWA1504 từ đất liền ra do bị bão giật xoay anten và đứt dây Fider (dây nối từ ăng ten đến thiết bị) dẫn đến mất thông tin di động tại đảo này.

Hai luồng trung kế cố định của Phú Quý cũng bị bão làm hư hỏng, hai luồng còn lại của đảo này vẫn được giữ vững, nhưng do quá tải (Phú Quý có khoảng 2500 thuê bao cố định bình thường chạy trên 4 luồng, nay chỉ còn 2), nên xảy ra hiện tượng khó gọi, nghẽn mạch. Tuy nhiên điểm trọng yếu nhất là liên lạc giữa Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão của đảo với đất liền thì luôn được giữ vững.

Số điện thoại "nóng" 099269999 (chạy trên một kênh riêng) được dành riêng cho ban chỉ đạo phòng chống lụt bão tại đảo Phú Quý chưa hề mất liên lạc một phút nào, liên lạc qua vô tuyến sóng ngắn và qua VSAT cho đến nay vẫn hoạt động bình thường.

Tổng kết sơ bộ thiệt hại sau bão

Thông tin từ BCH PCLB của VNPT cho hay, đến chiều ngày 5/12/2006, hệ thống viễn thông tại các đảo Phú Quốc và Côn Đảo hầu như không bị thiệt hại sau khi bão đi qua, còn ở Phú Quý vẫn chưa thể thống kê chính xác.

Tại Phú Quý, khoảng 100 cột bê tông treo cáp bị gẫy đổ, hư hỏng, trạm Viba cũng bị hỏng, mất liên lạc di động. Hai luồng trung kế cố định bị đứt, liên lạc qua hai luồng cố định còn lại nhiều lúc bị quá tải.

Đến 11h00 ngày  5/12, 01 thiết  bị vi-ba đã được khôI phục nên thông tin di động  Mobifone đã có liên lạc và nhờ đó các thuê bao di động Vinaphone trả sau cũng đã có liên lạc do VNPT đã cho mở dịch vụ Roaming giữa 2 mạng. Đồng thời thông tin điện thoại cố định cũng được bổ sung thêm luồng truyền dẫn nên không còn tình trạng gọi khó.

Thông tin cung cấp từ Công ty dịch vụ viễn thông (VinaPhone) cho biết tại Vũng Tàu, do mất điện kéo dài nên rạng sáng ngày 5/12, có ba trạm BTS đặt tại nhà dân bị mất liên lạc. Tuy nhiên ban chỉ đạo của công ty đã điều khẩn cấp ba máy nổ xuống các trạm BTS nói trên nhằm khôi phục liên lạc trong chiều 5/12.

15h Chiều 5/12, Tin từ ban chỉ đạo PCLB tại Khánh Hòa cho hay, dự kiến sáng 6/12, Bưu điện tỉnh Bình Thuận và Công ty dịch vụ viễn thông sẽ theo tầu hải quân ra đảo Phú Quý. Nhằm khắc phục sự cố hỏng hóc cột Viba và các cột bê tông gãy đổ nhằm khôi phục liên lạc di động và các luồng cố định bị ngắt.

VietNamNet sẽ tiếp tục cập nhật thông tin đến bạn đọc.

  • Thế Phong

     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,