(VietNamNet) - Dựa trên những ảnh hưởng, tác động tới lĩnh vực CNTT-VT và cộng đồng người sử dụng liên quan tới CNTT-VT trong một năm qua, Báo điện tử VietNamNet đã bình chọn ra 10 sự kiện CNTT-VT Việt Nam nổi bật của năm 2006.
Có thể nói năm 2006 là năm bản lề của ngành CNTT và viễn thông (ICT) của Việt Nam, với những chuyển biến tích cực và sự phát triển vượt bậc so với những năm trước.
Việc Việt Nam gia nhâp WTO, cùng những chuyến thăm, khoản đầu tư mạnh dạn của các "đại gia" IT lớn của thế giới đã khiến cả ngành CNTT thế giới phải chú ý tới Việt Nam như một điểm sáng mới của ngành CNTT toàn cầu. Giới đầu tư và thầu khoán thế giới thậm chí còn đưa ra khẩu ngữ "Buy Vietnam for you and your childrens" - Hãy đầu tư vào (cổ phiếu) Việt Nam cho bạn và con cháu bạn.
"Chen ngang" vào danh sách vào 10 sự kiện ICT Việt Nam của VietNamNet vào giờ chót, sự cố đường truyền Internet quốc tế do đứt cáp quang tại Đài Loan vì động đất vào những ngày cuối cùng của năm 2006 đã lập tức gây ra những ảnh hưởng to lớn tới cộng đồng người sử dụng Internet tại Việt Nam.
Dù chưa kết thúc, nhưng tác động của nó đã quá đủ để VietNamNet quyết định lựa chọn đó là một trong 10 sự kiện có tác động lớn nhất tới cộng đồng người sử dụng Internet và CNTT tại Việt Nam.
Sau đây là danh sách 10 sự kiện ICT do Báo điện tử VietNamNet bình chọn, với thứ tự ưu tiên theo mức độ quan trọng và ảnh hưởng tới lĩnh vực CNTT, viễn thông và truyền thông của Việt Nam trong năm 23006:
1. Chủ tịch Microsoft Bill Gates đến Việt Nam
Tuy không mang tới khoản đầu tư 605 triệu USD và sau đó nâng lên thành 1tỷ USD như đại gia Intel, nhưng giới CNTT Việt Nam đều có tiếng nói chung khi đánh giá việc Bill Gates tới Hà Nội là sự kiện CNTT-TT quan trọng nhất trong năm 2006.
Báo chí thế giới đều dõi theo việc người giàu nhất thế giới, ông chủ của tập đoàn phần mềm số một thế giới đến thăm Việt Nam với câu hỏi: Điều gì ở Việt Nam đã khiến Bill Gates quan tâm? Câu trả lời chính từ tiềm năng phát triển của nguồn nhân lực CNTT tại Việt Nam.
Cùng với chuyến thăm của Bill Gates, thông qua Microsoft, Việt Nam có thêm nhiều cơ hội tiếp cận với các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới khác, cũng như các cơ hội phát triển nguồn nhân lực để hình thành ngành công nghiệp CNTT. Tuy nhiên, một mục đích chính cũng được Bill Gates thể hiện rõ ràng trong chuyến thăm này, đó là Chính phủ Việt Nam quyết tâm đẩy lùi tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm, cụ thể là các sản phẩm phần mềm của Microsoft.
Hiệu ứng của sự kiện Bill Gates tới Việt Nam chính là các hoạt động thanh tra, xử lý mạnh tay đối với tình trạng vi phậm bản quyền phần mềm, song song với việc các Bộ ngành liên tục ký kết các thoả thuận mua bản quyền của Microsoft.
Nếu nhìn tổng quan hơn, có thể thấy Microsoft đang ký các thoả thuận bản quyền phần mềm với các bộ ngành của Việt Nam theo chiến lược "chia nhỏ bó đũa". Nếu có những thoả thuận nhất thống và tổng thể từ cấp Chính phủ Việt Nam với Microsoft, cùng các giải pháp đối trọng như chiến lược phát triển phần mềm nguồn mở, các cơ quan Bộ ngành có thể sẽ đạt được các thoả thuận bản quyền phần mềm phù hợp hơn với thị trường VN, với mức giá không bị cao như tại các thị trường CNTT phát triển.
Tin bài liên quan:
>> Tường thuật và bình luận trực tiếp chuyến thăm của Bill Gates
>> Bill Gates: "Tôi cần quay trở lại Việt Nam!"
>> Thủ tướng đề nghị Microsoft giúp xây dựng ĐH CNTT quốc tế
>> Chùm ảnh: Bill Gates với sinh viên Việt Nam
>> Bill Gates: "Quan trọng nhất là giải phóng nguồn lực con người"
>> Microsoft- Bộ tài chính ký thỏa thuận nguyên tắc về bản quyền
>> “Gặp lại Bill Gates, tôi rất xúc động!”
>> Gates nếm trầu, ngắm tranh trên quê hương quan họ
>> Chùm ảnh: Bill Gates tại Bắc Ninh
>> Báo chí quốc tế nói về sự kiện "Bill Gates đến VN"
2. Intel đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp và kiểm tra chip tại TP.HCM
Lãnh đạo UBND TP.HCM trao giấy phép điều chỉnh dự án cho đại diện tập đoàn Intel vào tối nay (10/11). Ảnh: Minh Anh. |
Dù không mang đến những công nghệ chế tạo chip hiện đại hàng đầu thế giới của mình, mà chỉ đơn giản là một nhà máy lắp ráp và kiểm tra chip (Assembly and Testing Manufactory - ATM), hay dễ hiểu hơn là nhằm khai thác nguồn nhân công giá rẻ của thị trường Việt Nam, nhưng sự kiện Intel chọn Việt Nam làm điểm đầu tư xây dựng nhà máy ATM vẫn là một tấm phiếu "bằng vàng" dành cho khả năng thu hút đầu tư nước ngoài về CNTT của Việt Nam.
Sau sự kiện này, lập tức một hiệu ứng đã hình thành nên làn sóng các nhà đầu tư quốc tế quan tâm sát sao tới thị trường Việt Nam. Đặc biệt là các nhà đầu tư Nhật Bản đã lập tức theo chân Intel nhảy vào thị trường Việt Nam, do họ nắm khá rõ thị trường Việt Nam từ trước và chỉ chờ thời điểm các "đại gia" như Intel nhảy vào "mở đường".
Sau quyết định đầu tư 605 triệu USD thành 2 giai đoạn để xây dựng nhà máy chip ATM, Intel đã quyết định tăng vốn đầu tư và mở rộng quy mô nhà máy tại Khu công nghệ cao TP.HCM với số vốn 1 tỷ USD. Con số này chưa phải lớn so với các dự án đầu tư nước ngoài khác, nhưng có ý nghĩa rất lớn trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong lĩnh vực CNTT-VT tại Việt Nam.
Tin bài liên quan:
>> Intel: "Chào Việt Nam!"
>> "Intel tác động mạnh đến đầu tư công nghệ cao ở TP.HCM!"
>> "Nhà máy Intel sẽ sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ!"
>> "Intel sẽ kéo theo nhiều nhà đầu tư khác vào VN"
>> "Intel bỏ phiếu tin tưởng tuyệt đối Việt Nam"
>> Ông Craig R. Barrett: "Cơ hội mới cho VN!"
>> Chặng đường đầu tư xây dựng nhà máy của Intel tại VN
3. Chính phủ xử lý mạnh tay với vi phạm bản quyền phần mềm
Tất cả các máy tính dùng phần mềm vi phạm bản quyền tại công ty Daewoo-Hanel đều được kiểm tra, lập biên bản xử lý. |
Không chỉ dừng lại ở các vụ xử phạt hành chính, thu hồi vài chục bộ CPU máy tính cài phần mềm vi phạm bản quyền, Các cơ quan chức năng, cụ thể là Phòng chống tội phạm công nghệ cao C15 (Bộ Công an) và Thanh tra Bộ VHTT đã tiến hành các cuộc thanh tra đột xuất, lập biên bản xử lý nhiều vụ vi phạm bản quyền lớn tại các doanh nghiệp với giá trị vi phạm bản quyền lên tới hàng tỷ đồng.
Sự kiện đầu tiên là Daewoo-Hanel bị thanh tra và lập biên bản vi phạm bản quyền trị giá 1 tỷ đồng. Tiếp đến là một số doanh nghiệp khác như SingPC, IDC với thiệt hại vi phạm bản quyền khoảng 400 triệu đồng, và Công ty Gạch Men Mỹ Đức vi phạm bản quyền phần mềm tới 1,5 tỷ đồng. Lĩnh vực CNTT Việt Nam bước vào một "cơn bão" thanh lọc nạn vi phạm bản quyền phần mềm, với tuyên bố của cơ quan chức năng: Sẽ xử phạt các doanh nghiệp vi phạm từ 1 đến 5 lần số tiền thiệt hại do vi phạm bản quyền.
Tin bài liên quan:
>> Daewoo-Hanel vi phạm bản quyền phần mềm gần 1 tỷ đồng
>> SingPC, IDC bị phát hiện vi phạm bản quyền phần mềm
>> Phát hiện DN An Phát vi phạm bản quyền phần mềm
>> Vi phạm bản quyền PM có thể bị phạt gấp 5 lần
>> TP.HCM: Xử lý DN vi phạm bản quyền phần mềm 1,5 tỷ
4. Thị trường di động tăng trưởng chóng mặt, công nghệ CDMA "dàn trận"
Dịch vụ E-Phone của EVN Telecom là dịch vụ điện thoại di động nội tỉnh, nhưng nhờ ưu thế công nghệ mới nên có thể phủ sóng liên tỉnh. |
Các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam đồng loạt công bố những con số phát triển thuê bao chóng mặt, điển hình là Viettel với tuyên bố đạt 5 triệu thuê bao và dự kiến hết năm 2006 sẽ đạt 6 triệu. Lập tức, một câu hỏi được đặt ra: Viettel đã trở thành doanh nghiệp khống chế thị trường viễn thông di động chưa?
Tỷ lệ số lượng thuê bao thực so với con số công bố của các mạng di động cũng rất khác nhau, nhưng nhìn chung, thị trường di động đang phát triển mạnh mẽ, giá cước giảm liên tục với block 6s+1 áp dụng tại tất cả các mạng và các chương trình khuyến mãi theo kiểu "chạy đua vũ trang" đã giúp các mạng di động gia tăng thuê bao nhanh chóng. Nhưng kèm theo đó là tình trạng một người tiêu dùng có vài sim của các mạng khác nhau do được khuyến mãi, được tặng, được cho... ngày càng phổ biến.
Hai đấu thủ CDMA mới là EVN Telecom và HT Mobile (Hanoi Telecom) đang "dàn trận". Tuy chưa thu hút được nhiều thuê bao, nhưng EVN đã có hơn nửa triệu thuê bao chỉ trong vài tháng, gần bằng một nửa số thuê bao mà mạng CDMA S-Phone phải trầy trật phát triển trong 3 năm.
HT Mobile vẫn đang là một ẩn số, nhưng cũng hứa hẹn sẽ có nhiều tính năng vượt trội từ đối tác đầu tư Huchinson. S-Phone cũng gấp rút cải tổ hạ tầng công nghệ để tung ra dịch vụ video trên ĐTDĐ, nhưng giá cước quá cao nên chưa tiếp cận được người tiêu dùng.
Công nghệ CDMA 2000 1x đang gây sự chú ý của giới chuộng hi-tech với khả năng kết nối Internet di động với tốc độ gần bằng gói dịch vụ ADSL mức thấp nhất. Tuy vẫn còn bất cập vì máy ĐTDĐ khi kết nối Internet sẽ không thể nhận cuộc gọi, nhưng khả năng kết nối Internet di động ở mọi nơi trong (vùng bán kính phủ sóng hàng chục km) với mức cước rẻ hơn và nhanh hơn nhiều so với GPRS của các mạng FSM đang là lợi thế cạnh tranh cho các mạng CDMA. Ngoài ra, một điểm hạn chế khác của các mạng CDMA là các mạng không thể roaming cho nhau (giống như VinaPhone và MobiFone) và ĐTDĐ của mạng này không thể dùng cho mạng kia do khác dải tần số sử dụng.
Tin bài liên quan:
>> Vì sao Viettel Mobile chưa "khống chế thị trường"?
>> 1/5: Viettel tính cước theo block 6s+1
>> 1/6: VinaPhone, MobiFone sẽ giảm cước mạnh
>> Hòa mạng di động cuối năm: Nhiều lựa chọn, lắm đắn đo!
>> Giảm cước di động, "thượng đế" chọn ai?
>> EVN Telecom sẽ cung cấp ba dịch vụ điện thoại CDMA
>> Không phê duyệt phương án dịch vụ E-Phone của EVN
>> E-Com bị "chặn" SMS vì phủ sóng quá mức cho phép?
>> Hanoi Telecom "thuê" HSBC thu tiền cước mạng 092
>> HT Mobile khai trương trung tâm chuyển mạch
5. Cơn sóng Blog tràn tới Việt Nam
Dù blog không còn là khái niệm mới mẻ với phần đông người dùng Internet Việt Nam, nhưng nhờ dịch vụ Blog 360 của Yahoo đi kèm theo nick chat YM, một làn sóng tạo và viết blog đã hình thành trong giới trẻ Việt Nam và trở thành một trào lưu mới. Đi kèm theo nó là các ảnh hưởng 2 chiều, cả tích cực và tiêu cực.
Về mặt tích cực, Blog đã hình thành một loại hình truyền thông mới mang tính tự phát, một kênh thông tin mới tương tự website cá nhân, nơi để giới trẻ thể hiện cá tính của mình. Các sự kiện nóng hổi của giới trẻ, những ghi nhận, quan điểm, từ chuyện tỏ tình kiểu Hàn Quốc tại Đại học Bách Khoa HN, những chuyện bức xúc của tình nguyện viên tham gia tổ chức APEC, hay những tâm sự, nỗ lực chống chọi với bệnh Ung thư... đều được lan toả nhanh chóng thông qua các đường link Blog 360 của Yahoo, với đầy đủ hình ảnh, video, nội dung mô tả.
Ở mặt tiêu cực, blog cũng lập tức bị lợi dụng và trở thành nơi phát tán các nội dung bẩn, đồi truỵ, mô tả lối sống thác loạn, ăn chơi sa đoạ của một nhóm thanh niên trẻ bị "biến chất". Mặt khác, do là nơi thể hiện quan điểm cả nhân, nên blog cũng trở thành nơi phát tán những quan điểm đánh giá lệch lạc, phiến diện của những thanh thiếu niên thiếu hiểu biết, gây nhiều bất đồng và tranh cãi gay gắt.
Tuy chậm hơn thế giới khoảng 2 năm, nhưng blog đã bắt đầu và đang tiếp tục khuấy động môi trường truyền thông tại Việt Nam, và dự kiến sẽ có những ảnh hưởng mạnh mẽ hơn trong năm tới.
Tin bài liên quan:
>> Chống chọi với ung thư bằng... Blog!
>> Blog ''thịnh'' khiến Forum ''suy''?
>> Làm nổi Blog bằng "góc nhìn... bẩn"?
>> Nguy cơ mới trên Net: Blog đồi trụy
>> Thời của blog và "phóng viên bôlô"
>> Blog: Chuyện không hề nhỏ!
6. Việt Nam chịu ảnh hưởng sự cố đứt cáp quang Internet châu Á do động đất ở Đài Loan
Phần mềm chat Yahoo Messenger "treo cứng" và liên tục báo lỗi trong hơn 2 ngày liên tục khiến cư dâng mạng Việt Nam "náo loạn", |
Do ảnh hưởng của trận động đất 7,2 độ richter tại phía nam đảo Đài Loan, phần lớn hệ thống đường truyền Internet kết nối ra bên ngoài khu vực châu Á gần như bị tê liệt. Chưa có con số thống kê thiệt hại cụ thể, nhưng châu Á là một thị trường CNTT và Internet thuộc loại "nóng" nhất thế giới với các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ... đã bị đình trệ vì kết nối Internet quốc tế bị gián đoạn.
Mạng Internet Việt Nam cũng không tránh khỏi sự cố bất khả kháng này. Phần lớn các đường kết nối ra Internet toàn cầu bị quá tải, nghẽn mạng, kết nối chập chờn. Các dịch vụ khác như nhắn tin SMS quốc tế hay thoại VoIP cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nói cách khác, mạng Internet của Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung đã trở thành ốc đảo trên bản đồ Internet toàn cầu.
Dù sự cố đứt cáp vẫn chưa kết thúc, nhưng những tác động và ảnh hưởng của nó tới mọi hoạt động liên quan với Internet của Việt Nam đã đủ để VietNamNet đánh giá đây là một trong 10 sự kiện CNTT-VT quan trọng của Việt Nam trong năm 2006.
Tin bài liên quan:
>> Dân mạng VN "náo loạn" và "vô vọng" vì không có... YM
>> Viễn thông châu Á lộ ra "tử huyệt" sau động đất
>> Khắc phục sự cố Internet châu Á: Mất ít nhất 3 tuần!
>> "Thoại VoIP và SMS quốc tế của Viettel đều bị ảnh hưởng"
>> "Khắc phục sự cố Internet quốc tế sẽ mất 2-3 ngày"
>> Internet Châu Á hồi phục trong tình trạng... vá víu
>> Đường Internet quốc tế của Việt Nam và châu Á tê liệt
>> Cả châu Á náo động vì mạng Internet tê liệt
>> Châu Á chậm chạp khôi phục liên lạc sau sự cố
>> Sự cố đứt mạng cáp quang: Internet "chập chờn" 10 ngày nữa
7. Thử nghiệm Wimax tại Việt Nam đạt kết quả khả quan
Đại diện các đơn vị, tổ chức tham gia dự án thử nghiệm WiMAX tại Lào Cai bấm nút khai trương mạng không dây WiMAX. |
Trong năm 2006, việc triển khai và đón đầu các công nghệ viễn thông mới nhất của thế giới như Wimax tại Việt Nam đã tạo tiền đề tốt cho việc triển khai hạ tầng cho các giải pháp viễn thông tới vùng sâu vùng xa.
Tuy chưa có những dịch vụ đưa vào khai thác thực tế, nhưng các thử nghiệm về khả năng kết nối tới vùng sâu vùng xa với thông lượng vượt trội, đáp ứng địa hình không bằng phẳng đặc thù của Việt Nam hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều triển vọng mới cho việc đưa CNTT và viễn thông về nông thôn, vùng núi. Đặc biệt, thử nghiệm Wimax cho thấy Việt Nam đang "bám sát" theo các công nghệ viễn thông tối tân nhất tại các nước phát triển.
Bên cạnh đó, Wimax di động cũng đang hứa hẹn sẽ tạo ra một cuộc cách mạng về kết nối Internet tại các đô thị phát triển. Với công nghệ mới này, người sử dụng có thể kết nối Internet băng thông rộng với phạm vi phủ sóng hàng chục km, thậm chí cả khi đang di chuyển trên các phương tiện đạt tốc độ trên 100km/h.
Tin bài liên quan:
>> Khai trương dự án thử nghiệm WiMAX đầu tiên tại Lào Cai
>> 3 doanh nghiệp được phép mở dịch vụ Wimax
>> Hà Nội sẽ có mạng Wimax bán kính 30km
>> Sẽ có thêm mạng di động WiMax
>> Wimax: chỉ thử nghiệm với mạng cố định
>> Thêm một doanh nghiệp được phép cung cấp Wimax
>> "Wimax sẽ chiếm lĩnh thị trường dịch vụ viễn thông!"
>> Chính thức triển khai Wimax tại Việt Nam!
>> Viettel cung cấp thử nghiệm dịch vụ Wimax
>> Mobile Wimax sẽ khởi sắc vào năm 2008
8. Cơ quan chức năng "đấu tranh" hiệu quả với các tội phạm công nghệ cao
Tâm điểm của hoạt động đấu tranh chống tội phạm mạng tại Việt Nam năm 2006 là quá trình điều tra vụ tấn công cướp tên miền Chodientu.com với mục đích phá hoại, hạ thấp uy tín. Vụ việc được nhiều báo chí quan tâm và phản ánh.
C15 Bộ Công an phối hợp cùng các đơn vị như VNCERT (Bộ BCVT) đã vào cuộc khẩn trương, triển khai các biện pháp điều tra tội phạm công nghệ cao hiện đại, thu thập bằng chứng, điều tra, xác minh và xác định được thủ phạm vụ tấn công Chodientu.com là Huy Remy, một hacker từng làm việc cho PeaceSoft. Tuy nhiên, quá trình thụ lý, xử phạt chưa được thực hiện rốt ráo do vẫn còn những trở ngại về khung pháp lý.
Trong năm 2006, Trung tâm ứng cứu sự cố máy tính khẩn cấp VNCERT của Bộ BCVT cũng đã điều phối các ISP hiệu quả trong việc ngăn chặn các virus YM nội phát tán từ các website cài mã độc, đảm bảo an toàn thông tin cho mạng Internet Việt Nam trong các sự kiện quan trọng như Hội nghị thưởng đỉnh APEC 2006 tại Hà Nội.
Bên cạnh đó là hàng loạt các hacker trong giới Cash-out và trộm mã thẻ tín dụng quốc tế để mua hàng qua mạng chuyển về VN đã bị bắt giữ. Trong năm 2006, các cơ quan hành pháp tại Việt Nam đã thể hiện khả năng đấu tranh với tội phạm công nghệ cao rất ấn tượng. Ngoài ra, nạn "thả" virus nội phát tán qua Yahoo Messenger cũng khiến người dùng máy tính lao đao, nhưng cơ quan chức năng cũng đã nhanh chóng tìm ra thủ phạm, chuyển Bộ BCVT xử phạt hành chính.
Tuy nhiên, khi cơ quan chức năng đã xác định được danh tính thủ phạm, những rào cản và thiếu sót về khung pháp lý càng thể hiện rõ rệt, khi những hacker mũ đen như Huy Remy vẫn "ung dung tự đắc" và không bị khởi tố hay xử phạt hành chính gì.
Tin bài liên quan:
>> C15: "Huy "Remy" là thủ phạm tấn công Chodientu.com!"
>> ChoDienTu.com tiếp tục bị tấn công
>> Chodientu.com bị hacker cướp tên miền
>> "Loạn virus nội" lây lan qua chat Y!M, vì đâu?
>> Tác giả virus VLove đến VietNamNet "giải trình" sự việc
>> Cảnh báo virus mới lây qua Yahoo Messenger tại VN
>> Hoa hậu Phương Thúy bị virus nội lợi dụng làm "mồi nhử"
>> "Virus nội" lây qua Yahoo Messenger tái xuất
>> Phạt tác giả virus Xrobots 10 triệu đồng
>> Độc giả VietNamNet: Cần "mạnh tay" với virus nội!
9. Luật CNTT chính thức được Quốc hội VN phê chuẩn
Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Hồ Đức Việt phát biểu về Luật CNTT khi Quốc hội thông qua ngày 22/6.. |
Ngày 22/6/2006, Quốc hội đã biểu quyết với sự nhất trí cao thông qua Luật CNTT. Đạo luật quan trọng này, cùng với Luật Giao dịch điện tử và các nghị định hướng dẫn (Nghị định về chữ ký số và chứng thực điện tử, Nghị định ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước, Nghị định về công nghiệp CNTT và Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CNTT), các chương trình lớn đã được xây dựng và trình Chính phủ như: Phát triển công nghiệp điện tử, Phát triển công nghiệp phần mềm, Phát triển công nghiệp nội dung số đã tạo nên hành lang pháp lý đồng bộ cho CNTT Việt Nam phát triển.
Một trong những nội dung đáng chú ý của Luật công nghệ thông tin (CNTT) vừa được Quốc hội thông qua sáng 22/6 với 82,35% đại biểu tán thành, có hiệu lực từ 1/1/2007 là "Tổ chức, cá nhân khi thiết lập trang thông tin điện tử không sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam ''.vn'' phải thông báo với Bộ Bưu chính Viễn thông".
Luật CNTT cũng dành riêng một Điều 70 về chống thư rác. Theo đó, tổ chức, cá nhân không được che giấu tên của mình hoặc giả mạo tên của người khác khi gửi thông tin trên môi trường mạng.
10. Dịch vụ game online được quản lý chặt, đi vào khuôn khổ
Thông tư liên bộ Công an, VHTT và Bộ BCVT (Thông tư 60) về quản lý dịch vụ Game online được ban hành, buộc các nhà cung cấp game phải áp dụng biện pháp quản lý giờ chơi đối với khách hàng. Điển hình của sự kiện là Sở BCVT TP.HCM tiến hành xử phạt 6 nhà cung cấp, đình chỉ phát hành 13 game online.
Việc xử phạt được tiến hành do các doanh nghiệp này không có văn bản xác nhận đáp ứng các điều kiện kỹ thuật, nghiệp vụ của Bộ Bưu chính Viễn thông tại Thông tư liên tịch 60/2006/TTLT-BBCVT-BVTTT-BCA về quản lý trò chơi trực tuyến và Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet.
6 doanh nghiệp kinh doanh game online đầu tiên bị phạt bao gồm Công ty Đầu tư và Phát triển CNTT (VTC), Công ty cổ phần dịch vụ phần mềm trò chơi Vina (Vina Game), Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC, Công ty Cổ phần công nghệ Thế giới Ảo, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT và Công ty TNHH PHần mềm Châu Á (AsiaSoft).
Thông qua các biện pháp này, bước đầu hoạt động của các dịch vụ game online đã trở nên quy củ hơn, hạn chế được phần nào những mặt trái do game online gây ra.
>> TP.HCM: Phạt 6 doanh nghiệp, đình chỉ hoạt động 13 Game Online
>> 6/12: TP.HCM cưỡng chế buộc ngừng cung cấp 3 game online
>> ''Yêu cầu DN tạm ngừng cung cấp game là xác đáng!''
>> VDC ngừng cung cấp game online Con đường tơ lụa
>> Xử lý vi phạm kinh doanh game online: Lúng túng ''điểm thưởng''
>> Nhà cung cấp game online VinaGame bị xử lý đầu tiên
>> Phát hành Game Online: Cần đủ ba điều kiện!
>> Nên hạn chế giờ hoạt động của trò game online?
>> Thông tư Game Online: Giảm bớt các loại giấy phép
>> Sẽ lấy ý kiến rộng rãi của game thủ
-
Ban CNTT-VT VietNamNet
Ý kiến của Quý độc giả về 10 sự kiện CNTT-VT do VietNamNet bình chọn: