Song Yick Biau tự nhận mình là "gã cô đơn", rất ít bạn bè. Vì thế, cậu sinh viên trường Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) này đã "đánh cắp" danh tính của nhiều người dùng MSN, chat với bạn bè của họ và thậm chí còn cố tống tiền một trong số đó.
>> Phải chăng người lớn cũng muốn "ghi điểm"?
>> "Hành vi của Trí cần phải xử lý nghiêm!"
>> Website của VDC bị hacker xâm nhập?
Hắn đã "dán" mặt của một cô gái 18 tuổi lên thân hình lõa lồ của một phụ nữ và đe dọa sẽ phát tán bức ảnh này qua mạng, trừ phi cô chịu gửi cho hắn ảnh "nude" phần trên của mình.
Luật sư bào chữa cho Biau nói rằng toàn bộ hành động của cậu ta chỉ là "một trò đùa", "một sự thử nghiệm" những gì được học mà thôi. Tháng 11/2005, Biau học được một chương trình cho phép cậu ta truy cập vào máy tính cá nhân của người khác - với một điều kiện người đó phải cực kỳ cả tin, khờ khạo.
Song chat với "nạn nhân" và sau đó gửi cho họ chương trình trên. Nếu "nạn nhân" click vào đó, một màn hình đăng nhập MSN giả mạo sẽ hiện ra. Một khi nạn nhân gõ vào username và mật khẩu, một thông báo báo lỗi sẽ xuất hiện.
Lúc ấy, Song sẽ hào hiệp đứng ra, nhận khắc phục trục trặc cho "nạn nhân". Danh tính "nạn nhân" lọt vào tay Song dễ dàng đến mức bản thân Song cũng phải ngạc nhiên.
"Hồi mới biết chương trình này, Song nghĩ rằng chẳng có ai đủ khờ khạo tới mức click vào một chương trình xa lạ và gửi lại dữ liệu cho cậu ấy", luật sư bào chữa nói. Thế nhưng trên thực tế, đã có rất nhiều người làm vậy. Song đã đánh cắp danh tính của họ, thay đổi mật khẩu khiến cho nạn nhân không tài nào truy cập được vào account MSN của mình nữa.
Và rồi dưới vỏ bọc ấy, Song tiếp tục chat với bạn bè của nạn nhân - mạo nhận mình chính là người dùng gốc. Cậu ta tiếp tục giành được quyền truy cập vào tài khoản của 3 cô gái khác, tuổi từ 18 đến 21.
Đến đây thì vụ việc trở nên nghiêm trọng hơn. Song đe dọa phát tán ảnh "nude" của một trong số họ, trừ phi cô này chịu gửi lại cho hắn ảnh chụp bộ ngực của mình. Chịu không nổi, cô gái này đã cầu cứu cảnh sát.
Theo Luật Chống lạm dụng Máy tính của Singapore, Song đã vi phạm tới 9 điều - mỗi tội có thể buộc cậu ta phải nộp phạt tới 50.000 USD. Ngoài ra, Song cũng phải ngồi tù tới 27 tháng vì hành vi của mình.
Thẩm phán Thiam Leng nhấn mạnh rằng hành vi của Song có thể làm suy giảm niềm tin của cộng đồng vào liên lạc điện tử, từ đó gây ra hậu quả nghiêm trọng. "Điều quan trọng là phải bảo vệ dư luận không bị tổn hại bởi những hành vi kiểu này", ông Leng tuyên bố.
Trọng Cầm (Tổng hợp Channel News Asia, Xihuanet)