221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
918522
Đánh quái vật, giải cứu thế giới và... học hóa
1
Article
null
Đánh quái vật, giải cứu thế giới và... học hóa
,

Hai giáo sư đại học tại Mỹ đã kết hợp khoa học và video game một cách hài hòa để tạo ra một thế giới ảo, nơi các sinh viên hóa thân thành những người hùng giết quái vật, bảo vệ trái đất và tiếp nhận kiến thức hóa học.

Nguồn: AP
Nguồn: AP
Thay vì sử dụng sách giáo khoa và các ống nghiệm, sinh viên sẽ chiến đấu chống lại những sinh vật ngoài hành tinh và các thế lực bí ẩn đang cố tìm cách hủy diệt trái đất.

"Sử dụng công nghệ game để bổ trợ cho kiến thức khoa học đòi hỏi một mức độ tương tác rất cao ở người học", Giáo sư Carlos Morale - Bộ môn Công nghệ đồ họa máy tính tại đại học Purdue, bang Indiana cho biết.

Từng có thời phát triển game cho chiếc máy Xbox của Microsoft, giáo sư Morales nhận ra rằng khi được ứng dụng những kiến thức đã học, sinh viên luôn nhớ và nắm thông tin tốt hơn. Cùng với Gabriela Weaver, một giáo sư chuyên ngành Hóa học, ông đã nảy sinh ra ý tưởng về một game "học mà chơi, chơi mà học".

Hào hứng hơn

"Giới trẻ rất dễ nghiện game, rất dễ chìm đắm trong thế giới đó và họ không hề cảm thấy mệt mỏi khi cố gắng nâng cao trình độ của mình", Giáo sư Weaver nói.

Với sự giúp đỡ của các sinh viên trong khoa, Giáo sư Morale đã xây dựng nên một thế giới ảo, nơi nhân vật chính phải vượt qua 7 căn phòng bí ẩn để chiến đấu chống lại những thế lực ma quỷ đang âm mưu "hâm nóng" trái đất.

Tại mỗi phòng sẽ có một thử thách dựa trên cơ sở hóa học để buộc sinh viên phải "động não" nếu muốn đạt tới level kế tiếp. Nếu giải quyết được tất cả những thử thách này, sinh viên sẽ đến được lò phản ứng hạt nhân, hủy diệt được nó và thế là trái đất được cứu.

"Nếu vận dụng đúng những kiến thức hóa đã học, sinh viên sẽ có thể ngăn không cho trái đất biến thành lò lửa, chặn đứng âm mưu của những kẻ ngoài hành tinh", Giáo sư Morale hào hứng giới thiệu.

Tất nhiên, game sẽ không bao giờ thay thế những giờ học truyền thống, nhưng cả hai ông đều tin rằng game có thể giúp học sinh cảm thấy hào hứng với hóa học hơn.

Trọng Cầm (Theo AP)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,