221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
925084
Cuộc đua mới của định dạng nhạc số
1
Article
null
Cuộc đua mới của định dạng nhạc số
,

Trong bối cảnh thông thường, chẳng dễ gì loại bỏ được một định dạng file phổ biến khỏi đời sống âm nhạc. Tuy nhiên, mọi sự đang thay đổi khi các đại gia âm nhạc nối gót EMI trong việc bán nhạc không dùng công nghệ bảo vệ bản quyền DRM cho iTunes và các dịch vụ âm nhạc trực tuyến khác.

“Kẻ xáo trộn” EMI

iTunes.jpg
iTunes bắt sẽ bán nhạc của EMI không sử dụng DRM, mở ra cuộc đua mới về định dạng nhạc số
"Cú hích" của EMI đã khiến các hãng kinh doanh âm nhạc có điều kiện trở lại với MP3, một định dạng vốn đã tạo được thị trường cực lớn của nhạc không cài phần mềm quản lý bản quyền DRM. Song mọi thứ vẫn có thể thay đổi trước những trắc trở về mặt luật pháp với loại định dạng này và nếu thế, định dạng AAC có thể sẽ đắc lợi.

Kể từ thời điểm Napster đề xuất dịch vụ nghe nhạc số đầu tiên năm 1999, đa số bài hát trên các trang chia sẻ nhạc trực tuyến đều dùng định dạng MP3. Tuy nhiên, có thể trong thập kỷ tới mọi thứ sẽ thay đổi. Biết đâu khi người dùng quen dần với việc chia sẻ những bài hát không có phần mềm bảo vệ bản quyền mua của iTunes thì các file dùng định dạng AAC (Advanced Audio Coding) sẽ phổ biến hơn.

Thêm nữa, trong trường hợp đại gia viễn thông mới nổi Alcatel-Lucent khẳng định tuyên bố sẽ có những quy chế mới đắt đỏ về vấn đề bản quyền thì sự ủng hộ với MP3 chắc chắn sẽ giảm.

Hồi đầu tháng, thị trường âm nhạc có dịp “xôn xao” khi một trong bốn đại gia âm nhạc EMI công bố bản hợp đồng ký kết với Apple.

Theo đó, EMI một mặt vẫn bán nhạc có cài DRM nhưng mặt khác còn cung cấp cho người dùng thêm lựa chọn khác là các file nhạc chất lượng tốt hơn, lại không có DRM tất nhiên kèm theo một khoản phụ phí. Cũng theo bản hợp đồng này, Apple cho biết cùng với các file AAC 128 kbps, hãng sẽ bán cả các file AAC loại 256 kbps không cài phần mềm bảo vệ bản quyền.


Theo người phát ngôn Dylan Jones của EMI, điều này sẽ giúp AAC tăng sức cạnh tranh trong cuộc chiến định dạng với MP3. Cũng theo Dylan, EMI hoàn toàn không rõ về vấn đề định dạng, họ chỉ biết cấp băng gốc các bài hát số cho các hãng rồi để họ tự mã hoá. Điều này có nghĩa, bên mua sẽ lựa chọn hình thức định dạng hoặc MP3 320 kbps, hoặc WMA 256 kbps, hoặc Atrac của Sony hoặc bất cứ định dạng nào họ bán được, tức là các cửa hàng kinh doanh tự do lựa chọn hình thức mã hoá và chất lượng cho nhạc.

AAC sẽ thắng thế?

Thời điểm EMI thử nghiệm bán nhạc không bảo vệ hồi năm ngoái khi tung ra bài hát của Norah Jones qua Yahoo và eMusic, họ đã dùng định dạng MP3, loại định dạng vẫn được hỗ trợ rộng rãi nhất. Điều này hoá ra lại là lựa chọn phổ thông nhất vì chẳng ai biết các hãng kinh doanh nhạc sẽ “xử lý” như thế nào với các sản phẩm của mình. Tuy nhiên, iTunes sở hữu hầu hết thị trường âm nhạc trực tuyến hợp pháp nên có thể, phần lớn các file nhạc mua qua mạng vẫn sử dụng định dạng AAC.

Nhưng định dạng AAC còn được hỗ trợ ngày càng nhiều hơn trong các lĩnh vực khác. Năm 2003, Apple là hãng đầu tiên đưa định dạng này vào thị trường đại trà cùng máy nghe nhạc iPod, song cho tới nay đã có ngày càng nhiều các thiết bị có thể chơi được loại định dạng này. Có thể kể tới ở đây như máy Zune của Microsoft, PlayStation Portable, PlayStation 3 của Sony, Walkman của Sony và nhiều dòng ĐTDĐ của Nokia và Sony Ericsson.

Không chỉ thế, AAC còn là định dạng quan trọng trong phát thanh số. Định dạng này còn được sử dụng trong các trạm phát thanh trên nền web, là định dạng tiêu chuẩn trong phát thanh Digital Radio Mondiale,… Tất cả những điều đó đã khiến AAC trở nên giàu sức hấp dẫn với những máy nghe nhạc có tích hợp radio.

Một lợi thế khác “trên trời rơi xuống” cho AAC chính là vụ kiện bản quyền của hãng Alcatel-Lucent với Microsoft hồi tháng 2 năm nay. Theo yêu cầu phía nguyên đơn, gã khổng lồ phần mềm sẽ phải nộp phạt 1,52 tỉ USD. Microsoft thanh minh đã mua bản quyền nhạc MP3 của Fraunhofer Institute tại Đức như những công ty khác. Nếu phán quyết đó đúng thì hàng nghìn công ty khác cũng đứng trước nguy cơ bị phạt.

Đỗ Dương (Theo Technewsworld)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,