221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
926162
Nhân lực phần mềm Việt: Cần đào tạo ở nhiều cấp độ!
1
Article
null
Nhân lực phần mềm Việt: Cần đào tạo ở nhiều cấp độ!
,

Tại lễ trao giải thưởng Sao khuê năm 2007, chỉ duy nhất một giải dành cho cá nhân được trao cho nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông (BCVT) Mai Liêm Trực. Ông là người đã nhiều năm gắn bó và có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của ngành phần mềm và CNTT Việt Nam.

- PV: Thưa ông, trong 5 năm qua, ngành phần mềm (PM) Việt Nam (VN) được đánh giá đã có một bước tiến khá dài. Đánh giá của ông như thế nào?

mltruc.jpg
"Ngoài xã hội vừa có cơm bình dân lại cũng vừa có những món đặc sản để đáp ứng những nhu cầu khác nhau. Và đào tạo CNTT cũng vậy". (Ảnh: VNE)

- TS Mai Liêm Trực: Là một trong số những người đầu tiên tham gia thúc đẩy ngành CNTT và phát triển PMVN, tôi thấy rất mừng là trong 5 năm qua ngành đã có một bước tiến rất lớn. Năm năm trước có nhiều người còn nghi ngờ vào khả năng phát triển của công nghiệp phần mềm (CNPM) nhưng đến bây giờ thì không còn nghi ngờ gì nữa. Kết quả chứng minh đã rõ ràng những thời cơ, cơ hội cả trong nước và quốc tế của ngành.

Vấn đề ở chỗ làm sao có thể biến được những thời cơ, cơ hội ấy thành hiện thực. Thí dụ như nhân lực của ngành PMVN, liệu trong 5 năm hay 10 năm nữa chúng ta có thể đạt được mục tiêu đề ra đó là trở thành một trung tâm đào tạo, xuất khẩu về nhân lực CNPM mà ngay cả trên thế giới hiện nay cũng đang rất thiếu.

- Có nhiều lo ngại rằng, ngành công nghiệp PM VN đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực cả về lượng và chất?

Đúng là thực trạng nguồn nhân lực PM hiện nay của VN số lượng và chất lượng còn những giới hạn rất nhiều. Nguồn nhân lực chúng ta đang có chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản của một nước hay một đội ngũ đang vươn lên và vẫn ở giai đoạn thấp, tiềm năng. Tôi tin rằng nếu không có những bước đột phá, cách tân về đào tạo nguồn nhân lực nhất là cho CNTT thì VN sẽ mất đi thời cơ phát triển. Thời cơ này không chỉ của ngành CNTT VN mà thực ra đây cũng chính là một trong những thời cơ của đất nước.

- Nhưng theo ông, việc cách tân và đột phá nên thực hiện ra sao?

Trước hết phải từ nhận thức, quan niệm. Chúng ta phải thấy rõ những quan niệm hiện nay, thí dụ như chỉ có các cơ sở đào tạo của nhà nước là chính quy còn các cơ sở đào tạo khác khác thì bị gọi là phi chính quy là không đúng. Nếu như thế các cơ sở đào tạo của Bill gates theo quan niệm của VN cũng là đào tạo phi chính quy. Nhưng thực tế nếu có được tấm bằng của Microsoft là có thể đi làm ở bất cứ nơi nào trên thế giới này. Còn chúng ta đang có những bằng cấp theo hình thức chính quy lại chưa chắc đã có thể xin được việc. Do đó theo tôi, những tư duy như thế phải thay đổi, cách tân. 

Hay thí dụ như chúng ta phải chấp nhận một lượng nhất định học phí cao cho các trường đào tạo CNTT. Ngoài xã hội vừa có cơm bình dân lại cũng vừa có những món đặc sản để đáp ứng những nhu cầu khác nhau. Và đào tạo CNTT cũng vậy. Tại sao hiện nay có những phụ huynh chấp nhận bỏ một khoản tiền lớn đưa con em đi học ở nước ngoài như Mỹ, Pháp... mà chúng ta lại không xây dựng những trường đào tạo chất lượng cao mang tính chất đột phá ngay ở trong nước mình. Vấn đề nhận thức xã hội này rất cần được điều chỉnh lại.

- Nghĩa là, đào tạo nguồn nhân lực PM cần có cả "cơm bình dân” và “đặc sản"?

Đương nhiên. Đặc sản ở đây ý nói tới việc cần phải có những trường đào tạo cho những người giỏi chứ không phải là nhằm nói tới túi tiền học của con nhà giàu và con nhà nghèo. Chúng ta cần xây dựng nhiều mô hình trường đào tạo về nhân lực ở các cấp độ khác nhau. Những người khả năng học tập có hạn thì học những trường bình thường, còn những người giỏi, tài năng thì phải được tiếp cận và học tập ở môi trường đào tạo chất lượng cao.

Đúng là tỷ lệ với chất lượng đào tạo là chi phí. Học phí cao thì con nhà nghèo sẽ không thể đi học được ở những trường đào tạo chất lượng cao nhưng chúng ta sẽ xây dựng cơ chế để họ vẫn học được. Bằng cách nào? Từ kinh phí đầu tư của các nhà tài trợ, các doanh nghiệp phần mềm... chẳng hạn. Những việc làm của chúng ta cần phải sát với cuộc sống thực tiễn, biến những cơ hội thành các hành động được ứng dụng thực tế. Khi ấy chúng ta sẽ có cách nhìn nhận vấn đề khác đi, và từ đó mới có những đột phá đi tới thành công được.

Chỉ có như vậy mới có thể nói trong 5 năm nữa hay 10 năm nữa VN sẽ có những trung tâm đào tạo có thể cung cấp được nguồn nhân lực PM không chỉ cho VN mà cả thế giới. Còn nếu không, chúng ta vẫn sẽ chỉ dừng lại ở mong muốn như bao lâu nay và cuối cùng sẽ không đạt được mục tiêu gì cả.

- Xin cảm ơn ông!

(Theo VnMedia)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,