Việt Nam, Thái Lan, Hồng Kông đang xúc tiến nhanh việc khắc phục các tuyến cáp quang biển bị đứt. Theo bản thoả thuận giữa các bên, trong tổng số hơn 4 triệu đô la Singapore (gần 3 triệu USD) chi phí sửa chữa tuyến cáp quang biển TVH, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) phải chịu 25%.
>> Ngư dân Miền Trung thiếu thông tin về cáp quang biển
>> "Quan trọng nhất là tuyên truyền ý thức tới người dân"
>> Thủ tướng gửi công điện khẩn ngăn chặn trộm cáp quang biển
>> Bộ BCVT lập tổ công tác khẩn giải quyết nạn trộm cáp
>> "Cần nghiêm trị thủ phạm cắt trộm và tiêu thụ cáp quang!"
>> Cáp quang TVH: Mất trộm... 98km, khắc phục mất 3 tháng!
>> Không thể cho phép khai thác cáp biển làm phế liệu!"
>> Bảo vệ cáp quang biển: Cần sự phối hợp từ nhiều phía
>> Bắt giữ 6 vụ "khai thác" cáp quang biển tại Kiên Giang
>> An toàn cáp quang biển: Chỉ trông chờ ý thức công dân
>> Việt Nam chỉ còn một đường cáp quang trên biển
>> Sự cố đứt cáp quang ở Cà Mau: Liên Bộ vào cuộc!
>> Cà Mau: cáp quang lại gặp sự cố
>> Hơn 11 km cáp quang biển Cà Mau "mất tích"
Như ông Khánh giải thích, theo quy định thời hạn sử dụng ổn định của cáp quang biển là 25 năm, thậm chí lâu hơn. Cho đến nay, Việt Nam cũng như các thành viên góp vốn trong đó mới khai thác chưa được một nửa thời hạn.
Việc khắc phục cũng không đơn giản như nhiều người nghĩ bởi mọi hoạt động sửa chữa đều diễn ra ngoài khơi thậm chí còn ở độ sâu hàng ngàn mét, đòi hỏi phải có sự thống nhất các đối tác và hoàn toàn lệ thuộc tàu cáp của nước ngoài, ông Khánh giải thích.
Về bảo vệ tuyến cáp quang biển trọng yếu SMW3, ngoài việc tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong ngư dân, VTI đề xuất các đối tác thuê tàu hải quân tuần tra bảo vệ hành lang an toàn của tuyến cáp. Bên cạnh đó, VTI cũng đề xuất, triển khai lắp đặt hệ thống radar theo dõi dọc hành lang an toàn tuyến cáp, để phát hiện và ngăn chặn kịp thời ngư dân xâm phạm hành lang an toàn tuyến cáp.
Như lời ông Khánh, VTI khi đi sửa chữa bộ rẽ nhánh tuyến cáp TVH mới phát hiện TVH bị cắt. Khi hệ thống báo cho biết thiết bị rẽ nhánh hoạt động kém chất lượng, các bên đối tác CAT (Thái Lan), REACH (Hồng Kông), cùng VNPT, cụ thể là VTI đã thuê tàu sửa cáp vào thay thế.
Tuy nhiên, sau khi thay xong thiết bị rẽ nhánh một thời gian, hệ thống TVH bị mất liên lạc hoàn toàn. Tàu sửa cáp tiếp tục được thuê để nối tuyến cáp. Ngày 23/3, hệ thống cảnh báo cho biết tuyến TVH đứt cáp trên đoạn rẽ nhánh sang Thái Lan, và lúc này toàn bộ lưu lượng đã được chuyển sang tuyến SMW-3; Từ ngày 23/3 đến 3/4, phía CAT (Thái Lan), làm việc với các bên để bố trí tàu vào nối lại tuyến cáp, vì nhận định đó là sự đứt gãy thông thường.
Khi tàu sửa cáp vào nối cáp, phát hiện ra đoạn đứt, đánh dấu, đi tìm đoạn đứt khác nhưng không thấy, và phát hiện ra thiết bị khếch đại lặp (repeater) bị mất. Lúc này, quay lại địa điểm đánh dấu đoạn cáp bị đứt, nhân viên tàu sửa cáp phát hiện ra ngư dân Việt Nam lấy lốp ô tô buộc vào đầu cáp để làm dấu. Dấu hiệu này cho thấy ngư dân đã “khai thác”, cắt cáp quang một cách trái phép.
Sự việc càng trở nên nghiêm trọng hơn khi ngư dân vẫn ồ ạt ra biển khai thác cáp. Sau đó, tàu sửa cáp thông báo, không chỉ đứt 11 km, mà gần 100 km cáp. Trong quá trình đó, phía Việt Nam đã phối hợp rất chặt chẽ với đối tác nước ngoài để tìm biện pháp khắc phục, sửa chữa.
(Theo Báo Bưu điện Online)