221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
943328
Kiểm tra trạm phát sóng 6 mạng di động tại VN
1
Article
null
Kiểm tra trạm phát sóng 6 mạng di động tại VN
,

Cục Quản lý chất lượng bưu chính viễn thông và CNTT (QLCL), Bộ BC&VT vừa quyết định kiểm định tất cả các trạm truyền và nhận tín hiệu sóng radio (trạm thu phát sóng ĐTDĐ - BTS) của 6 mạng di động tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng đã đưa vào sử dụng trước ngày 1/1/2007.

Mục đích quyết định kiểm định nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và chất lượng công trình.

Trạm phát sóng ĐTDĐ tại Khu đô thị mới Bắc Linh Đàm từng bị nhiều người dân phản ứng

Xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Phi Tuyến – Giám đốc Trung tâm Kiểm định thuộc Cục QLCL cho biết: 6 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động gồm Vinaphone, MobiFone, Viettel, EVNTelecom, S-Fone, HT Mobile phải kiểm định các trạm BTS của mình, khoảng 2.000 trạm, ở 3 thành phố lớn gồm Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng. Việc đo kiểm phải hoàn thành trước 31/12/2007.  

Nội dung kiểm định là các yêu cầu về An toàn chuyên ngành kỹ thuật viễn thông được quy định tại các tiêu chuẩn do Bộ BC&VT ban hành bắt buộc áp dụng bao gồm: an toàn tiếp đất bảo vệ, tiếp đất chống sét; an toàn chống sét; an toàn trong trường bức xạ tần số radio.

Điều được người dân quan tâm nhất là chỉ số an toàn trong trường bức xạ tần số radio có đảm bảo không. Theo quy định, tổng bức xạ phát sinh trong tần số radio của mỗi trạm BTS ở khu vực dân cư không quá 2W/m2.

Đơn vị đo kiểm sẽ do Cục QLCL chỉ định. Kết quả đo kiểm sẽ được gửi về Cục để chúng tôi xem xét, cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn hay không.

Tại sao việc kiểm định chỉ được tiến hành tại 3 thành phố mà không phải cả nước, thưa ông?

Các trạm BTS lắp đặt trước 1/1/2007 sẽ đều phải được kiểm định. Tuy nhiên, với số lượng hiện có khoảng trên 8.000 trạm BTS, việc kiểm định không thể thực hiện trong năm nay.

Chúng tôi quyết định kiểm định chất lượng trạm BTS ở những khu vực trọng điểm, đông dân cư nhất. Số trạm còn lại sẽ được kiểm định hết trong vòng 1 - 2 năm.

Còn những trạm BTS lắp đặt sau 1/1/2207?

Theo quy định, sau 1/1/2007, những trạm BTS đều đã được kiểm định và cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn trước khi lắp đặt. Chúng tôi khẳng định sẽ kiểm định tất cả các trạm BTS ở những địa phương còn lại trên toàn quốc để đảm bảo an toàn cho dân cư và công trình.

Những trạm BTS đã kiểm định từ 1/1/2007 trở lại đây có tuyệt đối an toàn đối với môi trường sống?

Qua quá trình đo kiểm đối với những trạm BTS lắp đặt sau 1/1/2207, chúng tôi thấy bước sóng đã giảm đi ở khu vực dân cư, chưa trạm nào vượt quá mức 2W/m2.

Mức vượt quá chỉ số này chỉ xảy ra đối với những trạm BTS chiếu thẳng vào nhà dân. Với công suất phát này, chỉ những trạm ở gần nhà dân dưới 10 m có thể mới gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Nghĩa là trạm BTS không được đặt gần nhà dân dưới 10 m?

Không hẳn như vậy. Khoảng cách nhưng cũng cần tính đến hướng, góc anten… theo tiêu chuẩn số 255 của Bộ BC&VT.

Đơn vị đo kiểm sẽ đo từng trạm hay đo ngẫu nhiên một số trạm?

Họ phải có kết quả đo cho từng trạm. Mỗi trạm sẽ có một hồ sơ kết quả đo kiểm riêng biệt. Lần kiểm định này sẽ có trên 2.000 hồ sơ của từng đó số trạm để chúng tôi xem xét. Nếu trạm BTS nào không đạt chỉ số an toàn, chúng tôi sẽ không cấp giấy chứng nhận và trạm đó sẽ phải ngừng hoạt động.

Báo Tiền phong đã có loạt bài nêu ý kiến của một số nhà khoa học khẳng định các trạm BTS có ảnh hưởng đến môi trường sống. Cục QLCL có kế hoạch phối hợp với một đơn vị nghiên cứu nào đó tiến hành một nghiên cứu dài hơi về vấn đề khiến nhiều người lo ngại này?

Chúng tôi chỉ áp dụng những tiêu chuẩn bức xạ 3718 mà Bộ BC&VT đã ban hành. Tiêu chuẩn này không phải do chúng ta nghĩ ra mà là do Tổ chức Thế giới về an toàn bức xạ ban hành.

Nhưng các nhà khoa học khuyến cáo chúng ta nên có một nghiên cứu độc lập và ban hành những tiêu chuẩn riêng vì những sự khác biệt giữa Việt Nam và các nước sản xuất công nghệ viễn thông di động, chẳng hạn thể trọng con người, khí hậu, môi trường…?

Chúng tôi là cơ quan quản lý nhà nước nên chỉ áp dụng những tiêu chuẩn có sẵn của Nhà nước.

Cảm ơn ông.

 

GS.TSKH Nguyễn Văn Trị - Viện Vật lý kỹ thuật (ĐH Bách khoa Hà Nội): Cần có nghiên cứu riêng về ảnh hưởng của sóng điện thoại di động với môi trường sống

Rõ ràng sức chịu đựng của một người nặng 50 – 60 kg ở Việt Nam khác hẳn với người nặng 80 – 90 kg như ở phương Tây. Khí hậu Việt Nam cũng khác hẳn với họ. Ngoài ra, đó còn là vấn đề điều kiện kỹ thuật và biện pháp phòng tránh. Cho nên chúng ta cần có nghiên cứu riêng về ảnh hưởng của sóng điện thoại di động đối với môi trường sống.

Riêng về nghiên cứu của mình, tôi sẽ đề nghị phối hợp giữa vật lý và y học. Các nhà khoa học tại Viện Quân y 103, 108 đang cộng tác thực hiện đề tài này với chúng tôi.

Nếu có thể, chúng tôi sẽ mời Bộ BC&VT tham gia và đặc biệt giúp chúng tôi về phương tiện, máy đo. Tuy nhiên, đề tài đang chờ Bộ KH&CN duyệt. Đề tài này phải mất vài năm chứ không thể đưa ra kết luận một sớm một chiều được.

 

(Theo Việt Quang - Tiền Phong)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,